Thứ Năm, 1 tháng 7, 2021

Mục lục Bài viết năm 3/2012 - 6/2021

 Mục lục Bài viết năm 3/2012 - 6/2021

Cách tìm bài : Bạn nhấn Ctrl+F để mở cửa sổ và gõ từ cần tìm vào, bài cần tìm sẽ được đánh dấu và bạn chỉ cần nhấp chuột vào đó là có ngay bài cần tìm
 
NĂM 2021  ba
 
 

 

 
 
NĂM 2020
▼  tháng mười hai (44)
▼  tháng mười một (43)    tháng mười (49)
 ▼  tháng chín (53)
▼  tháng tám (44)
▼  tháng bảy (55)  ▼  tháng sáu (42)
▼  tháng năm  (37)
 ▼  tháng tư  (51)
 ▼  tháng ba (35)





▼ tháng một (22)
 Năm 2019


 
·        ▼  tháng sáu (11)






           Năm 2018





·    Tự học







           Năm 2017













         Năm 2016
▼  tháng mười một
▼     tháng ba
▼     tháng hai 
▼     tháng một (0)
o   Năm 2015
o   tháng 12
o   tháng 11
§  tháng tư 
     Năm 2014
tháng ba (5)
   Năm 2013
tháng tám (1)
tháng ba (7)
    Năm 2012
tháng ba (1)
GS Ngô Bảo Châu phỏng vấn Nguyễn Trần Bạt về Giáo dục

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Câu chuyện nợ rượu độc nhất vô nhị

Nhà văn Phùng Quán và hai con
 CÂU CHUYỆN NỢ RƯỢU ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

Khoảng hơn 20 năm về trước, nhà văn Phùng Quán sống ở bên một cái chòi sát ngay mép nước Hồ Tây. Một buổi sớm tôi đến thăm anh, anh đang thả con cá chép vào bể cá mép cổng nhà. Theo anh tự nhận định về mình thì “Anh là người sát cá em ạ, cứ ngửi hơi nước anh biết là hôm nay cá mè hoa nổi, cá mè hoa thì phải xiên, chỉ có cá chép mới cắn câu thôi”.

Anh Quán bảo chỉ cần sớm ra ngửi hơi nước Hồ Tây thì cầm chiếc lao đi, lao được chú cá mè hoa, hoặc buông câu con trắm cỏ đủ luộc cho bạn uống rượu là hôm đó thắng lợi. Bạn anh rất đông nên nhà văn Phùng Quán hay nợ tiền rượu. Bà chủ quán lại có cách ghi nợ rượu của nhà văn Phùng Quán rất đặc biệt: Nếu mua 1 xị rượu tức là (1/4 chai) là dấu trừ (-); hai xị (tức nửa lít) là dấu cộng (+), nếu 1 lít thì ký hiệu là 2 dấu cộng; cứ thế tính tiền trả nợ.

Một lần anh Phùng Quán đi mua rượu, bà chủ quán nhắc đã nhiều dấu cộng rồi mà chưa thấy bác thanh toán tiền rượu. Anh Phùng Quán lại khất vì nhuận bút quá chậm, mà hàng ngày bạn đến chơi lại đông hơn, khổ thế. Bà chủ quán vẫn vui vẻ cho Phùng Quán nợ tiếp.

Không hiểu sao, có một lần đến chơi khác biệt là một người bạn lính bộ đội đặc công, ông ta nghe được chuyện ghi nợ rượu của nhà văn Phùng Quán, nghe xong ông ta lặng lẽ xin phép về sớm. Sáng hôm sau, bà chủ quán rượu khóc bù lu bù loa gọi bác Quán ra cửa than thở. Đứa nào đã bóc hết dấu cộng, trừ trên vỏ thân cây xà cừ rồi, giờ bà biết tính tiền rượu ra sao để đòi ông Phùng Quán đây?

Chả lẽ bác Quán xóa nợ kiểu này sao? Nghe xong anh Phùng Quán điềm tĩnh bảo: “Chị ơi, chị đừng lo, tôi sẽ trả hết số nợ rượu của chị, chị đừng khóc nữa. Tôi hứa. Chị tính bao nhiêu tôi cũng trả hết trả đủ”.

Hai hôm sau anh nhận được nhuận bút bài viết cho số Tết ở một tờ báo trong Sài Gòn, nhuận bút trả khá cao. Anh Phùng Quán đem nhuận bút trả hết tiền rượu mà bà chủ quán ước chừng. Xem ra số ước chừng đó còn nhiều hơn số rượu nợ thực mà Phùng Quán đã mua.

Rút kinh nghiệm từ đó, bà chủ quán rượu vẫn cho Phùng Quán ghi sổ nợ rượu kiểu đánh dấu nợ cộng trừ, nhưng ghi vào sổ sách đàng hoàng. Bà chả dại gì mà ghi sổ nợ trên vỏ thân cây xà cừ nữa.

Lại một cái tết nữa qua đi, đúng lúc nhà văn Phùng Quán đông bạn nhà thơ đến chơi, bà chủ quán đem cả lít rượu sang mừng tuổi bác Quán, mừng tuổi luôn cả hai dấu cộng của ký hiệu nợ rượu cũ. Đầu năm mới mà mừng tuổi rượu, nhà văn Phùng Quán vui lắm, coi như là hên.

Về sau người lính đặc công bạn ông còn đến thăm nhà văn Phùng Quán một lần nữa. Ông ta cũng không nghe thấy Phùng Quán trách cứ câu gì, không thấy nhắc lại chuyện cũ mà chỉ thấy ông ngồi rang thính, tính trời tối lại câu con cá thả vào bể chơi, bạn đến nhà lại luộc cá uống rượu. Anh chỉ kể những câu chuyện về cá và thường để phần kết câu chuyện bỏ ngỏ cho bạn đến chơi nhà muốn nghĩ gì thì nghĩ.

Đã có lần anh Quán khoe với tôi: “Số anh nếu anh chỉ cần ở nhà là rất hay có lộc văn chương, lộc ất ơ mà em. Hôm nọ anh đang ngồi ăn nhẹ, thấy có người hỏi thăm bác Quán có nhà không. Anh đáp: có tôi. Thấy anh ăn cơm nguội, ông khách trố mắt nhìn, không tin Phùng Quán lại vét cơm nguội ăn ngon lành thế. Rồi ông khách mang nhuận bút cho anh in ở chỗ nào chả rõ ở bên nước ngoài, bài thơ nhuận bút những 100 đô la. Trời ơi, bao nhiêu lít rượu em biết không?”.

Bà chủ quán rượu nghe tin anh có nhuận bút cả trăm đô la cười như được mùa. Chả là nếu có tiền thì việc đầu tiên Phùng Quán nghĩ đến là mua rượu thết bạn. Cá thì có sẵn ở hồ. Nhiều tay bảo vệ Hồ Tây cũng vẫn biết anh nghèo nên hay tảng lờ đi để cho anh kiếm cá đãi bạn. Hồ Tây chỉ nghe nước dềnh lên, nghe nước thở là Phùng Quán biết hôm nay có cá nổi. Hôm nào động trời, anh còn biết đi câu tôm, đi kéo vó tôm. Không ai giỏi hơn Phùng Quán việc câu cá, xiên cá, vớt tôm và làm món cá luộc thết đãi bạn.

Bạn văn mừng tuổi anh nhiều món quà, Phùng Quán không để tâm. Nhưng với anh, cái tết bà chủ quán mừng tuổi rượu thì anh gọi bà chủ quán là ân nhân. Ân nhân rượu.

Tôi cũng nghe nói khi anh mất, bà chủ quán rượu đến phúng nhà văn rượu, và khóc thương anh tài hoa mà sao số lại khổ thế.

Ôi nhớ sao những dấu cộng, dấu trừ và sổ nợ trên vỏ một thân cây xà cừ già ở một góc phố Hồ Tây, Hà Nội.

Cách đãi rượu của Phùng Quán cũng lạ, chỉ riêng với nhà thơ Tạ Vũ thì đến chơi với anh xong, lần nào anh cũng dúi cho Tạ Vũ mấy đồng bạc: “Để em đi xích lô hay về bằng xe ôm, kẻo em uống rượu say ngã vào đâu thì khổ thân”. Tình bạn văn chương mà anh cư xử với bạn bè cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ, ấm áp và ân tình. Nhớ đến nỗi khi viết đến những dòng chữ này thấy cay cay ở đuôi mắt, lòng lại ngập một nỗi da diết mênh mông.

ST

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Phồn hoa cuối cùng cũng hư không

PHỒN HOA CUỐI CÙNG CŨNG HƯ KHÔNG


Thế gian phồn hoa chỉ là hiện tượng bề ngoài, hết thảy đều sẽ đi vào tĩnh lặng và hư không.

Bình thản đối đãi với được mất, lặng nhìn hết thảy phồn hoa, đối diện với cõi hồng trần huyên náo bằng một tâm thái khoát đạt thoát tục, đó lẽ nào chẳng phải là lĩnh ngộ.

.

Trên đời không có việc khó chỉ sợ có tư tâm, làm người làm việc quan trọng nhất là ở cái tâm và ở hành động. Nếu ai ai cũng giữ nguyên tắc làm đến nơi đến chốn, chân thật làm người, trí tuệ làm việc thì thiên hạ sẽ không có việc khó, mọi sự đều có thể thành, xã hội cũng ngày một tốt đẹp hơn.

Tình yêu là điều tốt đẹp nhất trên đời

 

TÌNH YÊU LÀ ĐIỀU TỐT ĐẸP NHẤT TRÊN ĐỜI

Một số người tình yêu biến họ thành kẻ hiền hơn, rộng lượng hơn, giục họ “chạm vào” cảm xúc chân thành của họ nhiều hơn. Ở khá nhiều người, ta có cảm giác họ có thói quen “sống xa lánh với bản thân”, có khả năng tự chủ thái quá đến mức họ không thể nào hạnh phúc được, huống hồ là giúp cho kẻ khác hạnh phúc. Đối với kiểu người này thì tình yêu, vì nó đi đôi với việc từ bỏ không tự kiểm soát bản thân chặt chẽ nữa, có gì đẹp rất đặc biệt.

Có lẽ những người yêu đơn phương nhiều hơn những người có đối tượng đáp lại tình cảm - thường có một khả năng họ không chỉ thể hiện đối với đối tượng: họ biết làm cho cả thế giới, không chỉ người được tôn thờ, có chất thơ hơn. Còn những kẻ đang yêu "song phương" chắc chắn có khả năng “ăn ở" thời khắc hiện tại mà kẻ khác thường thiếu vì quá bận tâm chuyện khác: hiện giờ là công việc đều đặn để kiếm tiền, tương lai là giấc mơ vĩ đại thành đạt, còn nhiều điều trong quá khứ có thể ân hận hay bị ám ảnh lại biến mất ngay lập tức khi yêu và được yêu lại.

Công nhận khả năng của người đang yêu say đắm nhìn thế giới đúng là có giảm bớt (với con mắt của người đời, đối tượng của người đang yêu thắm thiết có phải thật sự là hiện thân của sự thiện, của cái đẹp?). Nhưng khá nhiều lần tình yêu có tác động mạnh đến cách cư xử của con người, không thể nào chỉ xem là ảo mộng. Một người đang yêu thật lòng muốn xứng đáng để đối tượng của mình đáp lại tình cảm và chuyện này không chỉ giúp họ hoà nhã, hào phóng với đối tượng đó mà còn đối tốt với mọi người nói chung.

Tình yêu có thể trang bị cho mỗi người một chiếc “la bàn đạo đức", có khi là lần đầu tiên trên đời. Từ khi phải lòng người kia, ta bắt đầu nhìn lại những hành vi xấu tính, hung dữ của mình trong quá khứ với con mắt nghiêm túc. Không chỉ thế mà ta nhìn xung quanh và đánh giá những hành vi sai của người khác theo chuẩn mực hơn: Không phải một mình tôi phải tốt hơn để xứng đáng với thế giới nơi người ấy của tôi ở đó. Người đang yêu thường ngầm nghĩ thế.

Không những nói về cách tình yêu giúp cuộc sống của con người tốt đẹp hơn mà bao gồm cả sức mạnh của tình yêu, đáng sợ là, để thay đổi thế giới. Trong văn chương, thế giới không có gì hùng hồn bằng sự thay đổi của con người dưới chất xúc tác của tình yêu. Theo Shakespeare, nó có thể biến nhà độc tài thành trẻ em mếu máo, nhà vua thành nô lệ, người bệnh thành kẻ đầy sức sống và người cao niên nhảy cỡn lên. Đó rõ ràng là những sự đối lập khác thường.

Cameron Shingleton

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Sống khoẻ và căn bệnh ung thư

SỐNG KHOẺ VÀ CĂN BỆNH UNG THƯ

Muốn sống khỏe mạnh, vui vẻ đến trăm tuổi, chỉ biết dựa vào các vị thuốc là không thể được, thuốc chỉ giúp chúng ta khoảng 8% đối với mục tiêu sức khỏe, 60% là bạn phải biết yêu quý bản thân mình, có cách sống khỏe. 8% của thuốc tốn kém của bạn rất nhiều tiền, nhưng 60% kia bạn chỉ cần sống bớt nóng nảy, chú ý một chút đến vấn đề ăn uống, mỗi ngày hãy chịu khó đi bộ tập thể dục là có được, việc này không cần phải có sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật cao, nhưng đối với sức khỏe, so với khoa học kỹ thuật cao còn quan trọng hơn nhiều.

Trong quyển sách "Ngừng Nuôi Ung thư (Stop Feeding your Cancer)" -  cuốn sách bán chạy nhất của tờ The New York Times với hơn 1 triệu bản của Tiến sĩ John Kelly năm 2014 có viết: “Bạn không thể xây dựng một ngôi nhà gạch mà không có gạch”. Vậy tế bào ung thư cần loại “gạch” nào? Các nghiên cứu trích dẫn kết luận món ăn ưa thích của tế bào ung thư là protein động vật. Dừng cung cấp protein động vật ung thư sẽ không có “gạch” để tiếp tục phát triển.

Tiến sĩ Kelly đã đề nghị bệnh nhân ung thư thực hiện một chế độ ăn không ăn đạm động vật (không ăn thịt và các sản phẩm chế biến từ sữa động vật).

Ông nói "chế độ dinh dưỡng ngừng ăn protein bỏ đói tế bào ung thư không can thiệp vào bất kỳ phác đồ ­điều trị nào mà bệnh nhân đang thực hiện; và họ cũng không có gì để mất ngoài việc không tiêu thụ đạm động vật". Ông cũng không ngăn cản hay khuyến khích bệnh nhân thực hiện phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị.

Kết quả thật bất ngờ! Tất cả bệnh nhân theo chế độ dinh dưỡng không đạm động vật đều chiến thắng căn bệnh ung thư hoặc khối u ác tính ngừng phát triển, giảm kích thước.

Nhờ cuốn sách này của ông, nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh và chia sẻ rộng rãi điều này. Tiến sĩ Kelly tiết lộ ông lĩnh hội điều đó nhờ cuốn sách “Nghiên cứu Trung Quốc” của giáo sư dinh dưỡng Colin Campbell.