Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2021

Hai cách dạy trẻ bạn chọn cách nào?

HAI CÁCH DẠY TRẺ BẠN CHỌN CÁCH NÀO?

 

Những điểm nhấn của văn hóa giáo dục người Do Thái đó là trì hoãn thỏa mãn, trì hoãn sự hưởng thụ, có làm có hưởng để các em biết được thành quả là kết quả của sự nỗ lực không ngừng, từ đó luôn trau dồi và làm giàu ý chí, nghị lực. Mình muốn có thì mình phải nỗ lực, cố gắng, biết làm chủ cảm xúc trước những cám dỗ nhất thời để hướng đến đại cuộc, sự thành công trong tương lai.

.

Trái ngược lại với sự trì hoãn thỏa mãn, có làm có hưởng của người Do Thái thì các bố mẹ, đặc biệt bố mẹ Việt Nam và Trung Quốc luôn thỏa mãn con, cho con hưởng thụ ngay, chiều chuộng con quá mức, muốn gì được nấy. Bạn có bao giờ tự nhủ, những đứa trẻ sẽ phát triển ra sao trong một môi trường như thế chưa?

.

Lúc nào cũng dễ dàng nhận được thứ mà mình muốn trong khi lại chưa bao giờ học cách chia sẻ, nên chúng sẽ nghĩ rằng mọi sự cho đi của bố mẹ như một điều hiển nhiên, đó là trách nhiệm là bổn phận của “họ”. Chúng sẽ dần trở nên tham lam, ích kỷ, còn sự biết ơn chỉ là một khái niệm xa vời, hiển nhiên chúng cũng không hề biết trân trọng những gì mình được nhận và mau chóng trở nên nhàm chán với những thứ đó.

.

Những đứa trẻ như vậy “nhân sinh quan” sống của chúng là “đòi và được” mà không cần có chút nỗ lực hay sự cố gắng nào, nên chúng hay rơi vào lối sống buông thả, thích hưởng thụ, dẫn đến lối tư duy ngắn hạn làm chúng trở nên lười nhác lao động, thiếu nhẫn nại, ý chí, nghị lực. Một hệ quả khác nữa là, vì lúc nhỏ chúng đã có quá nhiều sự lựa chọn, mong muốn mà chẳng biết để làm gì.

Khi lớn, những đứa trẻ này thường không có khả năng chọn lựa những điều thực sự mình cần trong cuộc sống, chúng bị rối, khó đưa ra chọn lựa và nhận biết đâu thực sự là chọn lựa đúng cho bản thân.

Trong bối cảnh xã hội thay đổi không ngừng, đòi hỏi nhiều nỗ lực, cố gắng, đầy rẫy các tệ nạn cám dỗ, sự cạnh tranh, thất nghiệp luôn hiện hữu thì làm sao các em đó có thể trở thành những con người tự chủ và thành công trong cuộc sống được chứ.

.

Hai tình huống trên cho thấy hai cách yêu thương con khác nhau để cho các bố mẹ thấy được hai con đường hình thành nên hai đứa trẻ khác nhau. Vậy nên thỏa mãn một đứa trẻ như thế nào là hợp lý? Trong thời đại mà sự cám dỗ cận kề hiện diện mọi lúc mọi nơi như hiện nay, thì bất kì một đứa trẻ nào cũng dư thừa cơ hội để rơi vào những vùng xấu ấy trong khi chưa có chút bản lĩnh.

.

Giáo dục trẻ theo cách trì hoãn thỏa mãn, trì hoãn sự hưởng thụ, có làm có hưởng để các em biết được thành quả là kết quả của sự nỗ lực không ngừng, từ đó luôn trau dồi và làm giàu ý chí, nghị lực. Mình muốn có thì mình phải nỗ lực, cố gắng, biết làm chủ cảm xúc trước những cám dỗ. Những đứa trẻ đó lớn lên dù đứng trước những cám dỗ, những cạm bẫy, vẫn tỉnh táo để đối đầu vượt qua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét