Trần
Nhân Tông là một nhân vật thuộc hàng kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam, đã
tỏa sáng ra cả thế giới đương đại.
VIỆN
TRẦN NHÂN TÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HAVARD
Tran Nhan Tong Academy – Havard University: Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tran Nhan Tong Academy – Havard University: Phật hoàng Trần Nhân Tông
Viện
được thành lập vào năm 2012 do một nhóm nhà nghiên cứu tại Trường Đại học
Harvard, một trong những cái nôi của trí tuệ nước Mỹ và do Giáo sư Thomas
Patterson làm chủ tịch.( Giáo sư Thomas Patterson hiện là Giám đốc nghiên cứu
Trung tâm Shorenstein thuộc Đại học Harvard, được đánh giá là Trung tâm nghiên
cứu Báo chí, Chính trị và Chính sách công uy tín trên toàn cầu )
Viện
Trần Nhân Tông tự đặt cho mình sứ mạng tìm hiểu về cuộc đời và ảnh hưởng của
một nhân vật, được coi là thuộc hàng kiệt xuất nhất trong lịch sử Việt Nam, và
hy vọng mang lại các bài học, giải pháp để ngăn ngừa và hóa giải các xung đột
đương đại.
Mục
đích dài hạn mà Viện Trần Nhân Tông Academy đề ra gồm
1. Tổ
chức nghiên cứu về Trần Nhân Tông theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời xuất bản
các kết quả nghiên cứu, các ấn phẩm về Trần Nhân Tông bằng nhiều loại hình,
2. Thúc đẩy, ứng dụng những tư tưởng nhân ái, giàu trí tuệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông vào cuộc sống,
3. Quảng bá những giá trị tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Trần Nhân Tông trên toàn thế giới.
2. Thúc đẩy, ứng dụng những tư tưởng nhân ái, giàu trí tuệ của Phật hoàng Trần Nhân Tông vào cuộc sống,
3. Quảng bá những giá trị tư tưởng và sự nghiệp vĩ đại của Trần Nhân Tông trên toàn thế giới.
Giáo sư
Thomas Patterson cho biết nhiều bạn đồng nghiệp của ông ở Harvard cùng với một
số nhà báo lớn ở Mỹ rất trân trọng và sẵn sàng đồng hành cùng Viện Trần Nhân
Tông, bởi tư tưởng, minh triết và sự nghiệp của Trần Nhân Tông thực sự là một
giá trị rất quý không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của cả nhân loại.
Giải
thưởng Trần Nhân Tông: giải thưởng quốc tế mang tên « Trần Nhân Tông Hòa giải
và Yêu thương »
Ngày
19-6-2012, Viện Trần Nhân Tông chính thức công bố Giải thưởng quốc tế và Hội
nghị Trần Nhân Tông về hòa giải yêu thương tại trang web Trannhantongprize.org. Sự kiện này đã được tổ chức vào ngày
22-9-2012 tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ. Giáo sư Thomas Patterson làm Chủ tịch
giải thưởng này.
Giải
thưởng sẽ được xét chọn hằng năm cho những người bằng hành động, ảnh hưởng của
mình có những đóng góp nổi bật cho sự nghiệp hòa giải và yêu thương nhân loại,
xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo giải quyết các mối
xung đột, chấm dứt chiến tranh, những người đóng góp to lớn trong việc gìn giữ
và bảo vệ môi trường sinh thái trên thế giới.
Nói về
ý nghĩa của giải thưởng Trần Nhân Tông, Giáo sư Daniel Shapiro, của Trường Luật
Harvard so sánh: “Một năm thế giới mất đi 3.000 tỉ USD để giải quyết những vấn
đề như chiến tranh, bạo loạn, xung đột, thiên tai. Nếu thế giới ngăn chặn được
thì sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn để đầu tư vào kinh tế và giải quyết
được những vấn đề lâu dài của nhân loại”.
Nhạc
trưởng Charles Ansbacher của dàn nhạc giao hưởng Landmark Boston cũng đã nhiệt
tình tham gia vận động ủng hộ giải thưởng, mà cụ thể là tổ chức các buổi hòa nhạc
“Hòa giải và Yêu thương” và mời vị nhạc trưởng nổi tiếng ở châu Âu Daniel
Barenboim làm Đại sứ Giải thưởng Trần Nhân Tông.
Ảnh :
Huy chương giải thưởng Trần Nhân Tông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét