Giáo sư Trần Ngọc Thêm: Người
Việt đang có quá nhiều “căn bệnh”, nhiều tính xấu phổ biến ngay trong môi
trường giáo dục - nơi mang trọng trách giáo dục nhân cách cho con người.
Ông phân tích, bệnh ưa thành tích
và bệnh giả dối trong giáo dục rất nặng. Người Việt có câu “Ra đường hỏi già,
về nhà hỏi trẻ” nhưng ở trường thầy cô dạy phải biết khôn để giành phần thắng,
đóng kịch trong những tiết dự giờ, những lúc có tranh tra... Tình trạng
học sinh học yếu kém cỡ nào thì cũng lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp cao ngất ngưởng…
Sự dối trá phổ
biến đến nỗi người lớn quên rằng mình đang nói dối. Giả dối trong suy nghĩ thì
tự an ủi mình, giả dối trong lời nói được khen là khéo léo, giả dối trong hành
động được xem là khôn ngoan.
Trong trường học từ phổ thông lên
ĐH có bệnh “đồng phục” từ ăn mặc đến tư duy. Mặc cũng đồng phục, học cũng đồng
phục, tư duy cũng đồng phục giết chết tư duy sáng tạo của học sinh. "Giáo
dục chạy theo mục tiêu con ngoan, trò giỏi làm sản phẩm giáo dục bị triệt tiêu
khả năng cá nhân. Trò giỏi là thuộc bài, làm đúng theo bài giảng của cô giáo,
còn làm sáng tạo là… sai, là kém.
Đặc biệt, ông nói rằng có những
điểm lâu nay chúng ta cho đó là những giá trị tốt đẹp của người Việt nhưng đó
chỉ là huyền thoại. “Tôi gọi chúng ta có huyền thoại về tính cần cù ”. Bởi vì
chúng ta nghỉ ngơi, ăn chơi liên miên: Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai
cờ bạc tháng ba rượu chè. Không chỉ tính cần cù, về điều mà người Việt luôn tự
hào là tinh thần hiếu học tôi cũng gọi là huyền thoại.
Ông nói về mục tiêu học tập của
người Việt: Ngày xưa thì học để làm quan, ngày nay thì để lấy bằng. Học vì sĩ
diện, giấu dốt, sợ người ta nói đến điểm yếu của mình.
Ngoài ra, ông chỉ ra hạn chế của
người Việt là thiếu khiêm tốn, khi đẩy vào thế bắt buộc mới tỏ ra khiêm tốn.
Còn ai cũng cho mình là “ông trời con” rất khó hợp tác. Rồi thói vô kỷ luật,
không chấp hành các quy định mà còn làm ngược, ở đâu cấm cái gì thì xuất hiện
cái đấy. Chỗ nào cấm họp chợ thì nhộn nhịp mua bán, không giẫm lên cỏ thì rủ
nhau ngồi la liệt, cấm đổ rác thì nơi đó rác chất đống…
GS Trần Ngọc Thêm đề xuất chúng
ta cần xây dựng hệ giá trị bản sắc Việt Nam mang tính đối chiếu để loại bỏ
những thói hư tật xấu, có như vậy mới có hệ giá trị định hướng. Trong đó, ông
nhấn mạnh đến giá trị nhân ái, trung thực, bản lĩnh, tình yêu nước trong thời
bình… ở mỗi cá nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét