Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Lễ Tổng kết năm học 2017 – 2018 Trường tiểu học Lê Văn Việt Q9.


Lễ Tổng kết năm học 2017 – 2018 Trường tiểu học Lê Văn Việt Q9. 
Trong năm học qua nhà trường đã đạt nhiều kết quả trong giáo dục và các mặt hoạt đông khác.
99,6 % HS được lên lớp thẳng, 499 HS đạt thành tích xuất sắc, HS của Trường đạt khá nhiều giải từ cấp Quốc gia, Thành phố, Quận và Trường.
Trường đã được công nhận chuẩn Quốc gia cấp độ 2 chỉ trong 5 năm, rút ngắn được 5 năm so với kế hoạch là 10 năm.
Vài hình ảnh ghi lại buổi lễ trên :




















Người Việt trẻ thì "chọi nhau" già thì "chọi" con

Người Việt trẻ thì đọ xe đọ nhà, già thì đọ con, lấy bảng điểm, trường học của con làm thước đo thể diện.
Tâm lý "quan tâm" và so đo đời tư của nhau là một trong số những thói xấu của người Việt, gây áp lực nặng nề cho bản thân mình và cho cả con cái.
Thói xấu này khiến từ nhỏ đến lớn, cứ ra đường là chúng ta bị bủa vây bởi hàng chục câu hỏi.
Tốt nghiệp ĐH được ít năm thì bị hỏi làm ở công ty nào, lương bao nhiêu? Làm được vài năm lại bị hỏi có nhà chưa, mua ô tô chưa? Kết hôn rồi thì bị hỏi có con chưa, đẻ 1 hay 2 đứa, đẻ 2 đứa thì được 1 trai 1 gái hay "1 gái 1 trai"? Con đi học thì bị hỏi con học giỏi không, học trường chuyên không?
Con lớn rồi thì bị hỏi đỗ Đại học không, đỗ trường nào? Có đi du học không? Nếu du học thì du học tự túc hay có học bổng? Có học bổng thì được học bổng bán phần hay toàn phần?...
Và cứ thế, sau mỗi đợt tổng kết học kỳ, các bậc bố mẹ lại tấp nập khoe điểm thi của con ngập tràn Facebook…
Người Việt rất quan tâm tới đời tư của nhau. Tôi lên sân bay Nội Bài, thấy không ai quen ai mà ngồi một lúc họ đã khai hết đời tư".
"Họ khoe có 5 đứa con đi Hàn Quốc hết, các con đưa cả họ đi luôn. Rồi họ được mời sang bên nớ 3 lần rồi. Họ khoe cả việc con họ làm ở đâu, lương bao nhiêu. Tôi đâu biết con họ, không có nhu cầu biết, nhưng họ có nhu cầu khoe. Người Việt mình rất khổ", bà Hoa kể.
Ở nước ngoài, du học sinh ở cùng phòng cũng không ai hỏi chuyện đời tư một vợ mấy con, nhà ở đâu, có thân thiết lắm cũng chỉ biết sơ sơ.
"Ở Việt Nam, bố mẹ làm giáo sư nổi tiếng mà con đi lái xe tải, có lẽ cả làng phải kể đến 5 đời", bà Hoa hài hước.

Ảnh : Sáng 30/5/2018, 7.400 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

Chi tiêu cho giáo dục trong các hộ gia đình ở Việt Nam năm 2015


Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức chi tiêu cho giáo dục vào loại cao trên thế giới.

Nhìn từ phía Nhà nước, trong tổng chi phí, phần chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tăng từ 4,2% GDP năm 2000 (chiếm 16,9% tổng chi ngân sách nhà nước) và giai đoạn 2009-2014 giữ ở mức 5,5% GDP hàng năm, chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước.

Xét ở mức chi tiêu xã hội cho giáo dục, tỷ lệ chi từ ngân sách nhà nước chiếm 60% tổng mức chi tiêu và tỷ lệ chi từ dân và các nguồn khác chiếm 40%. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2006, tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục từ phía người dân và các hộ gia đình ở Việt Nam cao hơn cả các nước đang phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật Bản và các nước OECD*
.
Trong năm 2015 - 2016, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tiến hành một cuộc điều tra đối với các hộ gia đình đang có con cái theo học từ bậc giáo dục tiểu học đến hết đại học. kết quả điều tra cho thấy mức chi tiêu của các hộ gia đình Việt Nam cho giáo dục ở mức tương đối cao. Kết quả cho thấy:
  
Mức chi giáo dục bình quân của hộ gia đình là 2,53 triệu đồng/con/tháng, trong đó: mức chi giáo dục bình quân của khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn khoảng 2,7 lần (tương ứng 3,07 triệu đồng/con/tháng so với 1,15 triệu đồng/con/tháng).

Xét theo nhóm hộ chi cho giáo dục thì nhóm hộ nghèo có mức chi thấp nhất (0,69 triệu đồng/con/tháng) nhóm hộ giàu (4,85 triệu đồng/con/tháng).

Trong 6 tỉnh thành phố điều tra, TP. Hồ Chí Minh có mức chi giáo dục bình quân cao nhất (3,4 triệu đồng/con/tháng); Hà Nội có mức chi giáo dục bình quân thấp hơn TP. Hồ Chí Minh (2,37 triệu đồng/con/tháng, Phú Thọ có mức chi giáo dục bình quân thấp nhất (0,98 triệu đồng/con/tháng).

Thanh Hóa và Hà Tĩnh mặc dù là hai tỉnh gần nhau và cùng thuộc khu vực miền Trung - vùng được đánh giá là hiếu học (ở đây mọi người dân - đặc biệt là những người nghèo đều có ý thức đầu tư cho giáo dục để thoát nghèo), nhưng nhóm hộ nghèo của Thanh Hóa thì có mức chi giáo dục bình quân thấp nhất (14,1%), còn nhóm người nghèo của Hà Tĩnh lại có mức chi giáo dục bình quân cao nhất (18,2%) trong 6 tỉnh nghiên cứu.

Qua kết quả điều tra, có thể thấy, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam nói chung, thông qua mức độ quan tâm của hộ gia đình đối với giáo dục - đào tạo là rất cao. Tuy nhiên, với tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục chiếm tới hơn 30% tổng chi tiêu của hộ gia đình thì đây cũng là một gánh nặng tương đối lớn đối với phần đông các hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay. Nhìn từ góc độ chính sách, Nhà nước cần nâng cao hơn nữa việc thực thi các chính sách giáo dục và đào tạo để san sẻ gánh nặng với các hộ gia đình, tạo điều kiện để việc tiếp cận dịch vụ giáo dục và đào tạo có thể đến được với mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

* Tỷ lệ chi từ phía người dân và các nguồn khác ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục năm 2006 của Mỹ là 26%, Pháp là 7%, Nhật là 26%, Hàn Quốc là 41% và các nước OECD là 20%.

Nguồn: Trích kết quả thực hiện dự án điều tra cấp Bộ “Nghiên cứu, điều tra thực trạng đầu tư giáo dục cho con cái trong các hộ gia đình ở Việt Nam” do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia thực hiện trong năm 2015-2016



Thuyết tam giác tình yêu và những ứng dụng


Nhà tâm lý người Mỹ Robert Sternberg đã đưa ra một học thuyết “Tam giác tình yêu”, đã đóng góp rất nhiều thành tựu vào lĩnh vực khoa học tâm lý. Theo ông, tình yêu bao gồm ba thành phần chính:

1. Đam mê (passion): là sự lôi cuốn và hấp dẫn về ngoại hình, thể xác của nhau, là cảm giác thích thú khi được cùng nhau làm điều gì đó. Chúng kéo hai người xa lạ vượt qua sự ngăn cách ban đầu để đến lại gần với nhau.

2. Thân mật (intimacy): là cảm giác gần gũi và gắn kết với người kia. Sự thân mật thường hình thành dựa trên những đặc điểm có chung hay sự thân thuộc của hai người có với nhau.

3. Cam kết (commitment): nếu đam mê và thân mật thường diễn ra một cách tự nhiên thì cam kết là một quyết định đưa ra một cách có ý thức. Cam kết ở đây có 3 dạng là: cam kết làm hay cho người kia điều gì, cam kết chung thủy hay thái độ nỗ lực hết mình để hỗ trợ người kia.

Dựa trên đó, ông đưa ra 7 loại tình yêu được kết hợp bởi các thành phần trên, có thể là tình yêu chỉ có một thành phần, có thể là có cả hai hay tình yêu trọn vẹn nhất là có đủ cả 3 thành phần.

I. Tình yêu chỉ có một thành phần:

1. Tình yêu cuồng dại: đây là tình yêu chỉ có Đam mê, nó được hình thành dựa trên sự hấp dẫn ngoại hình hay thể xác của nhau. Đây là loại tình yêu thường diễn ra trong giai đoạn đầu của mối quan hệ. Người ta hay còn gọi nó là “yêu từ cái nhìn đầu tiên”. Nếu không phát triển hai thành phần còn lại thì tình yêu này thường như một cơn gió thoáng qua, nó đến nhanh và cũng đi vội vàng.

2. Thích: đây là tình yêu chỉ có Thân mật, tình yêu ở dạng này là không có cam kết gần gũi và tin tưởng lẫn nhau. Điển hình của loại tình yêu này là tình bạn, chúng thiếu đam mê và cam kết dài hạn với nhau.

3. Tình yêu trống rỗng: tình yêu này chỉ có mỗi Cam kết. Nó thường được hình thành trong các cuộc hôn nhân được sắp đặt sẵn hay trong các mối quan hệ lâu dài đã dần mất đi sự thân mật và đam mê.

II. Tình yêu có hai thành phần:

1. Tình yêu lãng mạn (Đam mê + Thân mật): đây là tình yêu có sự hiện diện của hấp dẫn về thể xác và cảm giác gần gũi, tin tưởng với nhau. Một cặp đôi có tình yêu dạng này thường bị cuốn hút bởi ngoại hình người kia, đồng thời cảm thấy như là một đôi bạn thân và thích dành thời gian cho nhau. Vì tình yêu lãng mạn thiếu Cam kết cho nên chúng thường phổ biến ở tuổi teen và những bạn trẻ mới lớn.

2. Tình bầu bạn (Thân mật + Cam kết): đây là tình yêu có sự cam kết và gần gũi giữa cả hai nhưng lại thiếu đi sự cuốn hút về thể xác. Tình yêu này thường thấy trong cái mối quan hệ lâu dài như những hôn nhân đã vài chục năm, lúc này Đam mê đã dần biến mất, nhưng cả hai vẫn có những cảm xúc sâu sắc và cam kết chung thủy với nhau. Tình bầu bạn thường kéo dài và có thể cho ta một mối quan hệ rất đáng giá.

3. Tình yêu dại khờ (Đam mê + Cam kết): tình yêu này dù rất cuồng nhiệt và có cam kết với nhau, nhưng lại thiếu đi sự thấu hiểu và thân mật với nhau. Tình yêu này thường có khi hai người bị hấp dẫn về nhau một cách nhanh chóng, và sau đó đưa ra cam kết với nhau dù cho chưa thật sự hiểu rõ về người kia. Các mối quan hệ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn rồi đi đến kết hôn ngay thường là loại tình yêu này.

III. Tình yêu có cả ba thành phần, hay còn gọi là tình yêu trọn vẹn:

Tình yêu trọn vẹn (Đam mê + Thân mật + Cam kết): tình yêu này có đầy đủ cả ba thành phần và thường tạo nên một mối quan hệ đẹp và toàn vẹn nhất. Không thật sự khó để đạt được loại tình yêu này mà cái khó là làm sao để giữ cho tình yêu của các cặp đôi luôn được trọn vẹn dù bao nhiêu năm đã qua.
Để có được ‘Tình yêu trọn vẹn’ trong thời gian ngắn không hẳn là việc quá khó khăn. Tuy nhiên, thông thường các cặp đôi sau khi đã có: Đam mê + Thân mật + Cam kết thì dễ rơi vào tình trạng sau đây:
- ‘Đam mê’ thường sẽ là thành phần dễ bị biến mất nhất, đặc biệt là sau khi quen nhau khoảng từ 6 tháng đến 2 năm. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian trên thì thường họ sẽ đột nhiên giảm hứng thú với người kia, bắt đầu cảm thấy chán và không còn hứng thú mấy với mối quan hệ nữa do các hooc-mon tình yêu (Oxytocin) đã dần ổn định trở lại. Và rơi vào tình trạng ta hay gọi là ‘hết tình còn nghĩa’ (chỉ còn Thân mật + Cam kết).
Nếu may mắn thì mối quan hệ lúc này vẫn sẽ được duy trì khi nghĩa của cả hai bên đủ lớn và lúc này cả hai chủ yếu ở bên nhau vì mong muốn thấu hiểu, nâng đỡ cuộc đời người kia. Còn nếu không thì sẽ dần dần mất đi sự gắn kết với nhau và có thể trở thành “đồng sang dị mộng”. Lúc này thì ‘Cam kết’ là điều duy nhất giữ cả hai ở lại với nhau, đặc biệt là với phụ nữ Á Đông như Việt Nam thì rất giỏi cam chịu để giữ gìn mái ấm gia đình.
Làm thế nào để luôn duy trì được cả 3 thành phần.

1. Đam mê:

Có thể nói đam mê là thành phần dễ mất nhất, vì vậy cần phải chú ý và dành nhiều công sức nhất để duy trì nó bắng cách chăm sóc vóc dáng, ăn mặc, thường xuyên ôn lại những kỹ niệm đẹp và cùng nhau để có những trải nghiệm mới.

2. Thân mật

Thân mật thường được hình thành dựa trên sự thấu hiểu lẫn nhau. Vì vậy việc sẵn lòng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống sẽ khiến cả hai hiểu và đồng cảm với nhau hơn. Người ta hay nói ‘có hiểu thì mới có thương’, một tình thương mà không có sự thấu hiểu chỉ là tình yêu mù quáng.
Tuy nhiên, chia sẻ trong mối quan hệ ‘Ta với mình tuy hai mà một’ nhưng đồng thời cũng ‘Ta với mình tuy một mà hai’.
‘Giao tiếp cảm xúc’ nghĩa là cả hai bên sẵn sàng chia sẻ cảm xúc mình đang có cho người kia. Cho dù chỉ là cảm xúc vu vơ thì cả hai cũng sẽ thấy tin tưởng người kia hơn.

3. Cam kết

Cam kết có thể nói là thành phần dễ nói nhưng khó làm nhất. Tuy nhiên, bạn không cần phải hứa hẹn sẽ yêu người kia trọn đời từ quá sớm, mà hãy học cách cam kết với nhau từ những bước nhỏ một. Để rồi mới dần dần đến cam kết ‘trọn đời bên nhau’.
Hãy nhớ lời cam kết nên được nói ra khi cảm xúc bạn đang ổn định, khi lý trí của bạn đang hoạt động tốt nhất, bởi vì cam kết khi cảm xúc dâng cao chỉ khiến chúng ta dễ nói nhưng lại không làm được. Đừng để xảy ra tình trạng lời hứa gió bay.
Tình yêu không thể tự nó duy trì vĩnh hằng, mà phải thường xuyên được vun đắp, bồi dưỡng bởi cả hai phía, bởi vì cái gì ‘không phát triển ắt sẽ lụi tàn’.


Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

Một giai thoại nhỏ, một bài học lớn


Văn phòng giám đốc Đại Học Harvard, một ngày cuối thế kỷ 19. Một cặp vợ chồng rụt rè xin gặp ông giám đốc.
Cô thư ký nhìn vẻ quê mùa của hai người khách, chiếc quần sờn gấu của ông và bộ quần áo bình dân của bà, trả lời: ông giám đốc rất bận, chỉ tiếp khách có hẹn. Đúng ra, ông chỉ quen tiếp những trí thức danh tiếng, những người gia thế, có vai vế trong xã hội.
Hai người khách nhất định xin được ở lại chờ, vì có chuyện muốn nói. Xế chiều, ông giám đốc Harvard mới hết khách, xách cặp ra về. Cặp vợ chồng xin được thưa chuyện vài phút.
Ông bà cho hay người con trai duy nhất của họ, sinh viên năm đầu của trường, vừa chết vì bệnh thương hàn, và muốn dựng một cái gì để tưởng nhớ đứa con.
Ông giám đốc thông cảm cái đau buồn của khách, nhưng trả lời:
Ông bà thử tưởng tượng, nếu mỗi gia đình có tang xây một mộ bia, bồn cỏ nhà trường sẽ thành một nghĩa trang.
Ông khách nói: Chúng tôi không muốn xây mộ bia. Chúng tôi muốn nhân danh con, xây tặng một giảng đường, hay một nhà nội trú.
Ông giám đốc nhìn bộ quần áo bình dân, vẻ quê mùa của khách, mỉm cười: Ông có biết xây một giảng đường tốn hàng trăm ngàn đô la?
Bà khách nhìn chồng, nhỏ nhẹ: Nếu chỉ có vậy, tại sao mình không dựng luôn một trường đại học?
Hai ông bà ra về. Ít lâu sau, trường Đại Học Stanford ra đời và trở thành một trong ba đại học uy tín nhất thế giới.
Ông giám đốc Harvard không biết mình vừa tiếp hai vợ chồng tỉ phú Stanford, vua xe lửa, sau này trở thành thống đốc California.


MỤC LỤC BÀI DĂNG 2018 - 2012

Cách tìm bài : Bạn nhấn Ctrl+F để mở cửa sổ và gõ từ cần tìm vào, bài cần tìm sẽ được đánh dấu và bạn chỉ cần nhấp chuột vào đó là có ngay bài cần đọc)






▼  tháng mười một 



▼  tháng tám 









      tháng hai 
           tháng sáu 
                      tháng ba (1)