Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Mẹ ơi rữa bát cho con

 

Mẹ ơi rữa bát cho con

 

Khi còn học ĐH, một lần đi thực tập trở về, chúng tôi dẫn cả nhóm về nhà giáo sư liên hoan …

Sau khi buổi tối vui vẻ kết thúc, trên bàn mâm chén bày la liệt. Mấy bạn học muốn mang đi rửa, giáo sư vẻ mặt tươi cười ngăn lại nói: “Đừng vội, có người rửa đây này!”.

Giáo sư đem chén đũa bỏ vào bồn nước, trước tiên dội hết dầu mỡ, sau đó nhẹ nhàng đến bên người mẹ già 70 tuổi nói: “Mẹ, rửa chén cho con nhé…”

Học sinh chúng tôi bỗng dưng thấy quá đỗi bất ngờ…

Bình thường ông là một giáo sư thanh tao, nho nhã, sao lại có thể đối đãi với người mẹ đã cao tuổi như vậy?

Chỉ thấy bà cụ thay đổi hẳn nét ủ rũ nãy giờ trên bàn ăn…

Khuôn mặt rạng rỡ, bà đi đến bên cạnh bồn rửa chén, chậm rãi rửa chén, mất khoảng nửa giờ mới rửa xong.

Giáo sư vui vẻ nói với bà cụ: “Mẹ vất vả rồi, nghỉ ngơi một chút nhé!”

Ông cầm khăn mặt, lau tay cho mẹ.

Sau khi giáo sư đưa mẹ về phòng, lại quay vào bếp, đem chén ra rửa một lần nữa.

Giáo sư nhìn lũ học trò chúng tôi, khi ấy còn đang kinh ngạc không hiểu gì, nói: “Làm mẹ thì lúc nào cũng muốn làm chút gì đó cho con mình. Dù già rồi, nhưng trong mắt mẹ, con mãi mãi cần sự nâng đỡ của mẹ. Để bà rửa chén, bà sẽ cảm thấy con vẫn cần mẹ, một ngày trôi qua sẽ thấy rất phong phú và ý nghĩa. Hiếu kính cha mẹ, ngoại trừ việc giúp đỡ cha mẹ ra, còn phải cho cha mẹ một cơ hội để yêu thương chúng ta”.

Khiến cho người nào đó có cảm giác là người khác còn cần mình, thì họ sống mới có một mục tiêu, có mục tiêu rồi thì cuộc sống mới phong phú và ý nghĩa, lực sống vì thế mà có thể sinh động mạnh mẽ.

Trong mắt cha mẹ, con cái mãi là con cái, là một báu vật của cuộc đời cha mẹ, cho dù còn trẻ hay đã lập gia đình lớn tuổi, những người con vẫn là nỗi bận tâm mà cha mẹ không bao giờ buông bỏ được…

ST

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa; nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa

 

Louis Pasteur (Ảnh: biography.com)

 

 

Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng:

“Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?”

Cụ già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?”

 

Người thanh niên nghênh mặt trả lời:

“Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.”

Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên:

“Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không?”

 

Người sinh viên nhanh nhảu trả lời:

“Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.”

Cụ già từ từ rút ra trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi:

 

Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris.

 

Đọc xong câu chuyện trên, bạn cảm thấy thú vị hay băn khoăn nhiều hơn? Khoa học liệu có mâu thuẫn với tín ngưỡng vào Thần? Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, với những khám phá về vi trùng, tẩy trùng, về tiêm chủng, miễn dịch… Người đặt nền tảng cho ngành vi sinh vật học này từng phát biểu: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa; nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa”