Tình yêu, sự nghiệp, gia đình.
Trong cuộc sống
bất kể nam nữ, già trẻ, nghề nghiệp, trình độ học vấn ai cũng phải đối đầu với
những vấn đề Tình yêu, sự nghiệp,
gia đình. Người ta đã bàn rất
nhiều về nó nhưng cũng chưa đi tới ngã ngũ.
Đàn ông nhiều người vẫn coi sự nghiệp là
yếu tố quan trọng hàng đầu, họ cho rằng đàn ông mà để mất sự nghiệp là
thất bại, nhưng nay có người lại nghĩ khác mất sự nghiệp chỉ là kém may mắn. và
khi để mất tình yêu mất gia đình mới là sự thất bại trong cuộc đời.
Đối với phái
nữ trong một xã hội đang cổ vũ cho sự bình đẵng giới thì phụ nữ tham gia vào
các hoạt động xã hội hầu hết trong mọi lĩnh vực cả đến như các đội thám
hiểm trái đất, vũ trụ …họ cũng có mặt ngày càng nhiều, họ cũng có niềm đam mê
và khát vọng lớn, và họ cũng đã nói nhiều về tình yêu, sự nghiệp, gia đình và
nó cũng là bài toán khó như của đàn ông vậy.
Các ý kiến đã
đưa ra rất nhiều, nhưng chung quy lại có 3 loại :
- Sự nghiệp là quan trọng phải đặt trước hết,
có sự nghiệp là có tất cả.
- Tình yêu và gia đình phải là trên hết vì
không có tình yêu, gia đình thì cuộc sống trống rỗng cuộc đời trở nên bất hạnh,
sự nghiệp cũng khó thành mà có chăng nữa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì.
- Tình yêu, sự nghiệp, gia đình đối với cuộc
đời cái nào cũng quan trọng cả không thể thiếu được. Vậy thì phải dung hòa
thôi, không thể đặt cái nào trước cái nào được.
Quan niệm về
tình yêu, sự nghiệp, gia đình đối với mỗi xã hội, mỗi thời mỗi khác, ngay cách
hiểu sự nghiệp cũng khác, đâu cần gì tài năng xuất chúng, quyền cao chức trọng,
góp mặt với thương trường mà chỉ cần một nguồn lực đủ duy trì và phát triển cho
tình yêu và gia đình là đủ.
Ở phương Tây
người đàn ông đang có xu hướng từ bỏ vai trò trụ cột gia đình, họ không hy sinh
cá nhân và gia đình để chạy theo công việc như trước nữa, họ chăm sóc gia đình
và con cái nhiều hơn. Những gia đình có thu nhập kép (vợ chồng đều đi làm) ngày
càng tăng đó là những gia đình đầy tình thương yêu, cuộc sống ổn định hơn, ít
bị rủi ro trong tình hình kinh tế suy thoái.
Như vậy tình
yêu và gia đình là đích tới của cuộc đời của mỗi người, còn sự nghiệp chỉ là
cái phương tiện để cho người ta đi tới cái mục đích đó mà thôi, mà đã là phương
tiện thì trên nguyên tắc ta có thể sắp xếp điều chỉnh với những mức độ khác
nhau sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của tình yêu và gia đình, tuy nhiên
cũng có những trường hợp do yêu cầu bức bách của xây dựng sự nghiệp mà phải
điều chỉnh tình yêu và gia đình thì đó là giải pháp tình thế và tất nhiên chỉ
là rất tạm thời và không bao giờ để lệch hướng của đích tới.
Suy nghĩ như
vậy có quá nông cạn không? Sự nghiệp đâu chỉ là lo cho cá nhân, mà nó còn góp
mặt với đời chứ ? Đúng vậy, nhưng trước hết anh phải lo cho cái gia đình anh
đã, gia đình anh tốt, thuận vợ thuận chồng đầy tình yêu thương, nuôi dạy con
cái giỏi giang khỏe mạnh tiếp bước ông cha là đã đóng góp rất lớn cho xã hội
rồi. Ngược lại sự nghiệp anh đồ sộ nhưng gia đình bất ổn, con cái hư hỏng thì
liệu có ích gì cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên xã hội rất khuyến khích động
viên và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân có năng lực tiềm tàng phát huy
được hết khả năng của mình để đóng góp vào lợi ích chung.
Vậy vấn đề
đặt ra là cá nhân tự lo hay sao? và bắt đầu vào lúc nào? Căn cứ vào lý giải
trên thì cha mẹ phải trực tiếp lo từ khi mang thai đứa con cho tới lúc trưởng
thành, và xã hội cũng sẽ chăm sóc với các biện pháp xã hội, ytế, giáo
dục.
Xây dựng
hạnh phúc cho con người thật khó, nó đòi hỏi phải có tình thương yêu và các biện
pháp mang tính nhân bản và đồng bộ.
HDTC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét