Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

Thế hệ tiếp theo nên học gì để thành công?


Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp đầu tiên đã để lại cho chúng ta lý thuyết dây chuyền sản xuất của giáo dục. Ở giữa thị trấn là một tòa nhà bê tông lớn được chia thành nhiều phòng giống hệt nhau, mỗi phòng được trang bị với những dãy bàn ghế được kê hàng thẳng tắp. Khi trống đánh, bạn vào lớp cùng với 30 đứa trẻ khác sinh cùng năm với bạn.
Mỗi giờ lại có một người trưởng thành khác nhau bước vào và bắt đầu huyên thuyên giảng bài, những người được trả lương bởi chính phủ. Một trong số đó cho bạn biết về hình dạng của trái đất, một người khác kể cho bạn về quá khứ của con người và một người khác cho bạn biết về cơ thể con người…
Thật dễ để cười vào cái mô hình giáo dục này dẫu nó đã đạt được bất kỳ thành tựu sáng giá gì trong quá khứ. Phần lớn bây giờ (thế kỷ 21) mọi người đều đồng ý là đã đến lúc nó phải phá sản, nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm được một hệ thống bền vững và tốt hơn để thay thế.
Vậy nên đây sẽ lời khuyên tốt nhất cho một đứa trẻ 15 tuổi đang bị mắc kẹt trong một hệ thống giáo dục cũ mèm đâu đó trên đất Mexico, Ấn Độ, hay Alabama ... là: đừng dựa dẫm quá nhiều vào người lớn. Mặc dù họ có ý tốt đấy, nhưng họ vẫn chưa hiểu về thế giới rõ như họ nghĩ đâu.
Trong quá khứ, việc trẻ con nghe lời người lớn là một cuộc đánh cược tương đối an toàn, vì họ biết khá rõ mọi thứ và thế giới chỉ chầm chậm thay đổi chút ít. Nhưng mọi thứ đã khác. Ở thế kỷ 21, do tốc độ thay đổi ngày càng tăng, một đứa trẻ sẽ không thể nào phân biệt được đâu là kinh nghiệm vô giá và đâu là thành kiến đã bị lỗi thời trong những lời người lớn nói.
Vậy đứa trẻ nên dựa vào cái gì? Công nghệ tân tiến chăng?
Đó là một canh bạc thậm chí còn rủi ro hơn. Công nghệ có thể rất hữu ích và giúp bạn đạt được nhiều mục đích khác nhau, nhưng nếu bạn để nó kiểm soát hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống thì chẳng khác nào bạn đang là nô lệ và mắc kẹt trong chính công cụ của mình.
Công nghệ không xấu, và nó sẽ trở thành một lợi thế lớn chỉ khi bạn biết rõ bạn muốn làm gì với cuộc đời mình. Nếu bạn vẫn chưa biết bản thân cần gì, công nghệ sẽ dễ dàng thiết lập định hướng tương lai và giành kiểm soát lấy cuộc đời bạn. Đặc biệt trong một thời đại nơi máy móc ngày càng hiểu con người hơn như bây giờ, một lúc nào đó bạn sẽ bất chợt nhận ra bản thân đang phục vụ cho công nghệ thay vì ngược lại như bạn vẫn luôn đinh ninh.
Bạn đã bao giờ thấy những con zombie đi ngoài đường chưa? Những cái con mà suốt ngày chỉ cắm mặt vào điện thoại ở mọi nơi ấy? Theo bạn thì ai đang điều khiển ai?
Những nhà triết học và tiên tri đã thôi thúc loài người việc hiểu bản thân từ hàng ngàn năm trước, nhưng lời khuyên này đã trở nên gấp rút hơn bao giờ hết trong một thế kỷ như 21. Không giống với thời Lão Tử hay Socrates, cuộc đua khốc liệt đã bắt đầu và bạn đang phải đối đầu với những đối thủ nặng ký như Coca-Cola, Amazon, Baidu, và chính phủ. Họ đang tập trung hết nguồn lực để có thể đột nhập vào tâm trí và khát khao sở hữu được chính con người bạn.
Không phải đột nhập vào điện thoại thông minh, máy tính và tài khoản ngân hàng của bạn, mà thay vì đó là làm sao để hack vào chính cơ chế điều hành của bạn. Có thể bạn đã nghe qua câu chuyện chúng ta đang sống ở thời đại của những chiếc máy tính bị đột nhập, nhưng điều đó còn chẳng đúng một nửa với mọi thứ đang xảy ra. Sự thật là, chúng ta đang chứng kiến thời đại của những cơ thể sống bị khai thác và tận dụng một cách triệt để nhất.
Nếu bạn thực sự muốn dành lấy quyền kiểm soát đối với sự tồn tại cá nhân và tương lai của cuộc sống, thì bạn chắc chắn phải học cách đua nhanh hơn cả thảy đám thuật toán, Amazon, hoặc chính phủ và hiểu chính mình trước khi họ làm điều đó. Bạn phải hiểu bản thân nhanh và rõ hơn bất cứ ai khác. Để chạy thật nhanh, hãy mang theo một ít hành lý gọn nhẹ bên người. Hãy bỏ lại tất cả những ảo tưởng sau lưng.
Vì chúng thật sự rất nặng.
Tôi dám cá rằng một vài khoảnh khắc nào đấy, bạn đã nằm trong số đó trong ảnh này.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét