Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Ngôn ngữ của con mắt

Nếu bạn dùng mắt chỉ để đạt tới cho sự thèm khát, thế thì mắt bạn sẽ dần dần trở thành đờ đẫn. Con mắt thèm khát bao giờ cũng đờ đẫn. Con mắt thèm khát bao giờ cũng xấu.
Nếu một người nhìn bạn với con mắt thèm khát, bạn bỗng nhiên cảm thấy bị xúc phạm - người đó đang xâm phạm. Mắt người đó giống như con dao đâm vào tim. Người đó không phải là người có văn hoá, người đó không lịch sự chút nào.
Khi bạn nhìn người đàn bà với đôi mắt thèm khát thì bạn không phải là quí ông lịch sự. Thực sự, bạn có chút ít vô nhân.
Khi đôi mắt nhạy cảm, không thèm khát, chúng có chiều sâu.
Khi mắt không nhạy cảm, mà chỉ thèm mãnh liệt cảm giác, chúng nông cạn. Và bạn sẽ thấy chúng đục ngầu: chúng sẽ không trong suốt.
Khi đôi mắt cực kì nhạy cảm, thế thì chúng có chiều sâu, chiều sâu trong suốt. Bạn có thể nhìn vào chúng và bạn có thể đạt tới chính trái tim của người đó. Người đó trở thành sẵn có qua đôi mắt của mình, và qua đôi mắt, bạn có thể thấy mình đang gặp kiểu người nào.
Mắt mang tính rất chỉ dẫn. Đó là lí do tại sao những kẻ phạm tội không bao giờ nhìn thẳng vào mắt bạn, họ sẽ tránh điều đó. Người phạm tội sẽ nhìn sang bên cạnh, họ sẽ không nhìn thẳng - bởi vì họ không hồn nhiên. Họ biết rằng mắt họ có thể tiết lộ, mắt họ có thể nói điều gì đó mà họ không muốn nói. Nếu bạn có thể quan sát mắt người, bạn có chính chiếc chìa khoá vào cá tính người đó.


Phân hạng phẩm chất con người

Con người ta sống trên đời có thể phân thành 3 hạng, thượng đẳng, trung đẳng và hạ đẳng. Chính cách suy nghĩ như thế nào sẽ quyết định tương lai bản thân trở thành người như thế ấy.
Bạn là loại người nào? Câu hỏi nghe có vẻ khó chịu, nhưng bạn đã bao giờ thử tự hỏi mình? Nếu vẫn chưa tìm ra câu trả lời thì xin mời đọc tiếp…
- Cống hiến, trao đổi và giành giật
Người thượng đẳng sẽ Cống hiến, dù cho gặp việc gì cũng muốn bỏ thêm tâm sức vào để hoàn thành cho tốt, tự mình thực hiện không nề hà.
Người trung đẳng sẽ trao đổi. Biết được điểm mạnh yếu của mình, họ sẽ đạt được điều mình mong muốn thông qua cách trao đổi, đôi bên cùng có lợi.
Người hạ đẳng sẽ giành giật. Không muốn Cống hiến, cũng không muốn trao đổi, người hạ đẳng luôn tìm mọi cách để lấy thứ của người khác biến thành thứ của mình.
- Năng lực và nóng nảy
Người thượng đẳng có năng lực, điềm đạm không nóng nảy;
Người trung đẳng nóng nảy, có năng lực;
Người hạ đẳng nóng nảy, không năng lực.
- Tầm ảnh hưởng
Người thượng đẳng sẽ được người người ca ngợi; 
Người trung đẳng không ai biết đến;
Người hạ đẳng sẽ bị người đời chế nhạo không ngừng.
- Tín niệm
Người thượng đẳng tín niệm kiên định;
Người trung đẳng tự tin vào mình;
Người hạ đẳng sợ sệt hoài nghi.
- Cống hiến
Người thượng đẳng làm việc cống hiến;
Người trung đẳng thường suy nghĩ đắn đo;
Người hạ đẳng làm việc theo cảm xúc buồn vui của chính mình.
- Ăn nói
Người thượng đẳng nói chuyện có lý lẽ, trí tuệ; 
Người trung đẳng nói đúng sự tình; 
Người hạ đẳng chỉ thường nói chuyện thị phi.
Mệnh do mình không do trời, hãy dùng trí huệ xuất thế để đối đãi với các sự tình trên thế gian. Câu thúc, ước chế bản thân, đừng để mình trở thành người hạ đẳng!
ST



Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Hạnh phúc để phát triển bền vững


Nụ cười hạnh phúc của các cô gái Đan Mạch. Ảnh Reuters

Bản Phúc trình Thế giới Hạnh phúc năm 2016, World Happiness Report 2016 Update, xếp hạng 157 quốc gia theo mức độ hạnh phúc của người dân, vừa được công bố hôm qua, 16/03/2016 tại Rome, chỉ trước ngày Hạnh phúc Thế giới, International Day Of Happiness 20/03 do Liên Hiệp Quốc đề xướng vài ngày.

Sau ba bản phúc trình trước đây, Phúc trình Thế giới Hạnh phúc ngày càng được nhiều người đón nhận hơn, phản ảnh sự quan tâm ngày càng gia tăng trên toàn cầu trong việc sử dụng hạnh phúc và chất lượng cuộc sống là chỉ dấu quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá sự phát triển của con người.

Thông tin được đăng trong bảng xếp hạng về chỉ số hạnh phúc do Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững và Viện Trái đất thuộc Đại học Columbia, Mỹ công bố ngày 16/3/2016.
Thứ bậc của một số các nhóm nước :
1. Đan Mạch,  2. Thụy Sỹ, 3.Iceland,
13. Mỹ, 16. Đức 23. Anh, 32. Pháp, 9. Úc,
53. Nhật, 56. Nga, 58, Hàn Quốc,
83. Trung Quốc, 35, Đài Loan, 75. Hồng Kong,
96. Việt Nam, 33. Thái Lan, 119. Lào
Các tiêu chí xếp hạng gồm :  GDP đầu người,  sự hỗ trợ từ xã hội,  số năm sống khỏe mạnh so với tuổi thọ trung bình, sự tự do cá nhân (lựa chọn các yếu tố trong cuộc sống),  sự rộng lượng (tỉ lệ đóng góp từ thiện so với GDP đầu người),  mức độ tham nhũng.
Nguồn http://www.sbs.com.au/yourlanguage/vietnamese/vi/article/2016/03/17/ban-co-dang-song-o-mot-dat-nuoc-hanh-phuc?language=vi

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

Bài học giữ vững tâm tính của người xưa



Ở một thị trấn nhỏ có một quầy bán dưa, chủ nhân là ông Vương. Ông Vương bán dưa có một biệt tài đặc biệt, bất cứ một trái dưa nào, chỉ cần ông cầm lên tay ước lượng một cái, liền có thể nói ra được trọng lượng của dưa, hơn nữa không hề sai dù chỉ một li.
Một hôm, phương trượng của ngôi chùa gần đó dẫn theo tiểu hòa thượng đến mua dưa. Với mấy quả dưa mà họ chọn ra, ông Vương cười nói: “Tổng cộng 2 cân 6 lạng”. Tiểu hòa thượng không tin, dùng cân cân thử, quả nhiên không sai một lạng.
Tiếp theo đó, phương trượng lại chọn ra một quả dưa rồi nói với ông Vương rằng, nếu như ông Vương có thể đoán chuẩn xác quả dưa đó lần nữa, ông sẽ đem một thỏi bạc tặng cho lão Vương. Thỏi bạc đó nặng đúng hai lạng.
Ông Vương khoái chí nhận lời. Ông cẩn thận nâng quả dưa lên, sau khi ước chừng thì im lặng không nói được gì; qua một lúc lâu, những người đứng xem ở bên cạnh liên tục hối thúc, ông Vương mới cắn răng nói là một cân ba lạng. Dùng cân cân thử, quả dưa đó rõ ràng là một cân năm lạng.
Một thỏi bạc, quả thật đã khuấy động tâm trí của ông Vương, từ đó khiến ông ấy khó phát huy được bản năng thực sự của mình.
Người xưa nhìn sâu trông rộng, đối với điều này mà đúc kết: Ngoại trọng giả nội chuyết (Một người càng xem trọng vật ngoài thân thì nội tâm càng thô thiển).
Lòng người như nước, chỉ cần một cơn gió nhẹ liền có thể khuấy động mặt nước bằng phẳng. Huống hồ nữa là, thế gian đèn đỏ rượu xanh này khắp nơi đều là mê hoặc, nhà cao cửa rộng, xe cộ đắt tiền, kim tiền mỹ nữ, danh lợi địa vị … sẽ như một cơn gió lốc quét ngang qua tâm hồn bạn. Nếu không chú ý, nội tâm của chúng ta sẽ sóng gió dâng trào, khó mà quay trở về với bản tính trong sáng, thuần tịnh, yên bình .
Một con người, chỉ có an tâm vào cuộc sống giản dị, chỉ có bằng lòng với cuộc sống tĩnh lặng, mới có thể kháng cự được những mê hoặc bất tận trong hồng trần cuồn cuộn này, mới có thể giữ vững được tâm hồn của mình.

ST

Cao nhân chân chính



Cao nhân chân chính, chính là có thể thắng nhưng không nhất định phải thắng, có thể đánh bại kẻ khác nhưng không nhất định phải đánh bại.
Có một lần, Tả Tông Đường cải trang trước khi xuất chinh đánh trận, trên đường bỗng nhìn thấy một ngôi nhà tranh, trên xà nhà có treo tấm biển “Thiên hạ đệ nhất kỳ thủ”. Tả Tông Đường vốn là một cao thủ, gần như không có ai là đối thủ của ông thấy thế thì trong lòng không phục, liền đi vào trong để cùng chủ nhân ngôi nhà đánh ba ván cờ.
Vị chủ nhà đánh ba ván đều thua, Tả Tông Đường cười nói: “Ông nên tháo tấm biển kia xuống đi!”
Nói xong, Tả Tông Đường tràn đầy tự tin, cao hứng bừng bừng mà rời đi.
Không lâu sau, Tả Tông Đường thắng trận trở về, lại đi ngang qua ngôi nhà ấy, thấy tấm biển “Thiên hạ đệ nhất kỳ thủ” vẫn chưa được gỡ xuống, Tả Tông Đường tức giận đi vào trong nhà để cùng vị chủ nhân tỷ thí ba ván cờ nữa.
Lần này, Tả Tông Đường thua cả ba ván.
Tả Tông Đường vô cùng kinh ngạc, liền hỏi vị chủ nhân tại sao lại như vậy.
Vị chủ nhân đáp: “Lần trước, ngài tuy mặc thường phục nhưng ta đã sớm biết ngài là Tả Công, ngài mang trên mình nhiệm vụ đánh giặc, ta không thể dập tắt nhuệ khí chiến đấu của ngài. Lần này, ngài đã chiến thắng trở về, ta đương nhiên toàn lực ứng phó, việc đáng làm thì ắt phải làm, không thể nhượng bộ!”
Cao nhân chân chính trên thế gian, chính là có thể thắng nhưng không nhất định phải thắng, có thể đánh bại kẻ khác nhưng không nhất định phải đánh bại, ấy là vì có tấm lòng khiêm nhượng, thiện tâm với người.

Cuộc sống chẳng phải là như vậy sao?
ST



Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Người Bắc Âu sống rất tự nhiên, đơn giản, hạnh phúc


Người Bắc Âu có thể nói là những người “biết sống” nhất trên thế giới này. Họ sống tự nhiên, đơn giản, hạnh phúc – chính là những điều mà con người hiện đại mong muốn hướng tới.

 (Ảnh: denmark.dk)Description: http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/BcKCN8.jpg
Nếu để ý một chút, chúng ta sẽ nhận thấy, các quốc gia ở Bắc Âu không có nhiều nhà cao tầng, người dân ăn mặc rất mộc mạc, đi những chiếc xe cũ kỹ và ăn những món ăn đơn giản.
Sau 7 giờ tối, gần như trên đường đều rất yên ắng, không có cuộc sống “xa hoa trụy lạc” vào ban đêm, cũng không có những dịch vụ cao cấp lãng phí kích thích thần kinh con người. Vậy, hạnh phúc của những người dân Bắc Âu đến từ đâu?
Người Bắc Âu thường nhắc đến cụm từ “Chất lượng cuộc sống”. Đất nước Thụy điển có câu châm ngôn: “Tiền là thứ có thể để dành được còn thời gian thì không để dành được. Bạn sử dụng thời gian như thế nào thì nó sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của bạn
Giữa 2 vế: cuộc sống đầy đủ nhà cao cửa rộng, tiền bạc và xe hơi sang trọng, so với cuộc sống có đầy đủ vợ chồng, con cái, sân vườn, người Bắc Âu lựa chọn cái vế thứ hai bởi vì thứ mà họ muốn là “phẩm chất” chứ không phải là “vật chất”.
“Nhanh một chút” rồi lại “nhanh một chút!”, sống như vậy, bạn có nghĩ rằng linh hồn của mình sẽ không theo kịp thể xác không? Người Bắc Âu lựa chọn cách sống “chậm một chút!” nhưng bạn có thể tìm được hạnh phúc thực sự từ đây.

Một ngôi làng tại Đan Mạch, đẹp như tranh vẽ (Ảnh: Google Image Travel)
Đơn giản – Giảm ham muốn vật chất, trở về với tâm linh yên bình, thư thái
Môi trường thiên nhiên hà khắc khiến cho thói quen tiết kiệm đã trở thành điều tất nhiên ở đây: Cơm không thể không ăn, nhưng không nhất thiết phải ăn quá ngon. Tiền không thể không có, nhưng không nhất thiết phải có quá nhiều.
Cuộc sống đơn giản của người Bắc Âu rất dễ để nhận ra, ví dụ trong cách ăn mặc, bất luận giá cả như thế nào cũng cần phải phù hợp. Những phụ nữ 70-80 tuổi thường mặc áo khoác vàng nhạt kết hợp chân váy, đi giày nữ tính, khăn trùm đầu phong cách nữ hoàng Anh. Nhìn họ vừa nữ tính vừa trang nghiêm nhưng cũng không mất đi vẻ cuốn hút.
Trang phục truyền thống Bắc Âu (Ảnh: Laila Durán)
Ngoài ra, nếu nhà ai đó mới sinh em bé thì những nhà hàng xóm hay bạn bè đều sẽ mang những bộ quần áo cũ đã được giặt rũ thơm tho đến cho em bé sử dụng. Điều này là rất bình thường ở đây, có vẻ như nó cũng trở thành một thói quen lâu đời.
Nếu một anh chàng thanh niên, một ông lão hay một cô gái đang đi trên đường mà bất chợt gặp bạn bè, thì quán cà phê ở đầu đường hay cuối ngõ sẽ là lựa chọn đầu tiên của họ. Một cốc cà phê Cappuccino nồng nàn trong không gian tĩnh lặng sẽ khiến họ ấm áp và thân thiết hơn.
Những con đường ở các quốc gia Bắc Âu thường hẹp hơn đường ở nước Đức, phần lớn nó không phải những con đường thẳng mà là những ngõ, hẻm.
Người dân nơi đây chủ yếu sử dụng những loại xe ô tô cá nhân cỡ nhỏ. Rất nhiều người họ đều là đạp xe đạp đi làm. Bảo vệ môi trường đối với họ không phải là một loại “mốt” mà là một sự “cao thượng”.

“Giờ cao điểm” ở thủ đô Copenhagen, Đan Mạch (Ảnh: Google Image Travel)
Hiệu suất cao – Làm việc để cuộc sống chất lượng hơn
Công việc của họ khá nhẹ nhàng, thời gian rảnh đủ để làm thêm một công việc khác. Nhưng họ lại không làm như thế mà là lựa chọn tới quán cà phê thưởng thức cùng bạn bè hoặc ngồi đọc sách.

Môt quán cà phê ở Copenhagen, Đan Mạch (Ảnh: Google Image Travel)
Nhưng mà bạn đừng nghĩ rằng, người Bắc Âu suốt ngày chỉ biết uống cà phê nhé! Điều kiện tiên quyết để họ được hưởng cuộc sống hạnh phúc là từ một thể chế phúc lợi do chính thái độ và hiệu suất làm việc của họ đem lại. “Đừng suy xét đến thu nhập, trước tiên hãy hỏi mình thích gì, công việc mình phải thích thì mới làm tốt được nó”, đây là quan niệm của người Bắc Âu, cho nên công việc đối với họ mà nói cũng không phải là một loại “đau khổ, giày vò”.
Vì đề cao hiệu suất, nên người Bắc Âu nghĩ mọi cách để sáng tạo, như vậy để họ có nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi và cho gia đình. Chỉ cần nhìn vào số lượng giải Nobel hay những giải thưởng danh giá khác trên thế giới bạn sẽ thấy rõ điều này thôi!
Người Bắc Âu nổi tiếng là những người yêu du lịch. Họ thường xuyên đi hưởng thụ, ngắm cảnh đẹp trong nước cũng như trên toàn thế giới.
Yêu gia đình – vui chơi cùng con cái
Trong cuộc sống của người Bắc Âu, chỉ cần vừa có kỳ nghỉ là họ sẽ cùng gia đình tận hưởng những ngày vui đùa bên nhau, cùng tắm biển, tắm nắng, trượt tuyết, cưỡi ngựa…
Người Bắc Âu rất đề cao giá trị gia đình, người chồng trong gia đình sẵn sàng hủy bỏ những buổi gặp gỡ ăn uống với bạn bè sau giờ làm để dành thời gian cho vợ con.

(Nguồn: investindk.com)Description: http://tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/BcKCN8.jpg
Điều đầu tiên sau khi tan ca trở về nhà chính là mọi người giành thời gian cho gia đình. Họ cùng nhau nấu ăn, vui đùa, kể chuyện, có rất ít người ở lại bên ngoài. Cho dù là có muốn làm thêm thì họ cũng phải chọn thời gian để tránh ảnh hưởng đến gia đình.
Ví dụ, người chồng sẽ chọn đi làm tăng ca vào lúc 3 giờ sáng bởi vì họ cho rằng buổi sáng ít nhất còn có người vợ ở nhà dùng bữa sáng cùng các con. Như vậy, người chồng sẽ chỉ bị mất đi khoảng 1 tiếng đồng hồ là thời gian gia đình gặp gỡ nhau ăn sáng. Làm thêm giờ vào buổi sáng sớm, nghe thì có vẻ khó tin, nhưng điều này lại cho các ông bố có thêm thời gian vào buổi tối để gia đình được ăn tối cùng nhau.
Một người đàn ông tên là Fredrik nói: “Nếu như một ngày, tôi không nhìn thấy những đứa con của tôi, không kể cho chúng một câu chuyện, không hôn lên đầu chúng thì tôi không thể làm được bất cứ điều gì!”
Họ cho rằng, khoảnh khắc hạnh phúc nhất chính là những đứa trẻ leo lên đầu gối và ôm lấy cổ bố chúng, hôn một cái trước khi đi ngủ. Họ cảm thấy đây chính là một loại thành tựu, một loại hạnh phúc.
Đối với người đàn ông Bắc Âu mà nói, gia đình và con cái không phải là nền tảng giúp người đàn ông tìm kiếm sự thành công, mà là một phần quan trọng nhất trong chất lượng cuộc sống của họ.
Theo daikynguyenvn.com