Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Hạnh phúc điều được ban phát, vận may ?

Krishnamurti và Osho có cái nhìn rất gần với Phật giáo về trạng thái hạnh phúc đích thực chính là khoảnh khắc thức tỉnh tâm linh. Phật giáo không đưa ra định nghĩa rõ ràng về hạnh phúc mà đúc rút lại trong lời dạy của Thích Ca: “Này các Tỳ kheo, trong tất cả pháp, dù là pháp hữu vi hay vô vi, pháp giải thoát ly tham (viràga,) là cao cả nhất. Ấy nghĩa là giải thoát khỏi kiêu mạn, diệt trừ tham, nhổ tận gốc sự chấp thủ, cắt đứt sự tiếp tục, dập tắt khát ái, giải thoát, chấm dứt, Niết-bàn”. Như vậy, hạnh phúc đích thực chính là trạng thái Niết-bàn mà trong trạng thái ấy mọi sự ràng buộc được xây dựng bởi các ảo tưởng đều tan biến. 

Hạnh phúc ở cấp độ khoái lạc mà Osho đề cập đến gần với sự kích thích Tham – Sân – Si, những thứ mà người tu hành phải bỏ lại trên đường đạo. Như vậy, để đạt tới trạng thái Niết-bàn hay hạnh phúc đích thực, người ta cần phải buông bỏ chứ không phải là chờ đợi sự ban phát.
Kinh điển Phật giáo cho rằng hạnh phúc đích thực chỉ đạt được khi buông bỏ nhưng khi Phật giáo được truyền vào các cộng đồng vẫn chịu ảnh hưởng của tư duy nguyên thủy thì các vị Phật và bồ tát dần dần được biến thành các vị thần ban phát hạnh phúc.
Một trường hợp tương tự cũng xảy ra với Đạo giáo khi các tư tưởng Đạo giáo vốn đề cao lẽ vô vi, đời sống tiêu diêu thoát tục, lại được tích hợp với thói quen tín ngưỡng thờ cúng các vị thần những mong các vị thần có thể giáng phúc và cứu rỗi con người khỏi tai họa.
Suy cho cùng, con người vẫn không tin tưởng vào trải nghiệm hạnh phúc đích thực mà chỉ đuổi theo hạnh phúc mang tính khoái lạc bởi khoái lạc có thể nhìn thấy được, dễ dàng đoạt lấy, dễ dàng nhận biết và cũng dễ khiến người khác ghen tị còn hạnh phúc đích thực lại khiến người ta mất đi quá nhiều. Do đó, họ vẫn chọn các ảo giác về hạnh phúc thay vì hạnh phúc đích thực.
Đi từ một vận may đến trạng thái thức tỉnh tâm linh hay tự do khỏi mọi ràng buộc, thái độ của các tôn giáo với hạnh phúc đã trải qua một bước tiến hóa về tâm thức. Dù rằng lực hút của cõi đời trần tục vẫn níu chân nhân loại, nhưng vẫn có những bậc đạt đạo đã vượt thoát khỏi lực hút ấy và để lại ý tưởng hướng tới tự do đích thực – hạnh phúc đích thực.
-------------
* J. Krishnamurti, (1895 – 1986) Huân chương Hòa Bình của Liên Hợp Quốc năm 1984, là một tác gia Ấn Độ và nhà diễn thuyết nổi tiếng về các vấn đề triết học và tinh thần. Các chủ đề: mục đích của thiền định, mối quan hệ giữa con người, và phương cách để tạo nên sự thay đổi xã hội tích cực trên phạm vi toàn cầu.
* Osho ( 1931 – 1990) tên thật là Chandra Mohan Jain là một nhà huyền môn, bậc thầy tâm linh người Ấn Độ, ông được xem như là một vị thầy huyền bí, có Trên 600 sách, vài nghìn băng âm thanh và vi deo về đề tài tâm linh.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét