Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Vui Tết Trung Thu


Vui Tết Trung Thu




Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến treo trong nhà và để các con rước đèn.

Ngày nay cuộc sống người dân quá bận rộn nên chủ yếu là mua đồ chơi và bánh trung thu để con trẻ vui tết trung thu.


Mua sắm đồ chơi cho trẻ


Hai mẹ con đang lựa chọn đồ chơi, ai vui hơn?


Dẫn bé đi mua đồ chơi 


Không những trẻ nhỏ tìm mua đồ chơi Trung thu mà cả các teen cũng đến phố hàng mã chơi và sắm các món ngộ nghĩnh

 

Cái này mới đẹp nè !

Không biết chọn cái nào đây?

Tranh thủ tạo dáng chụp hình cũng vui


Cái này còn đẹp hơn

Đã chọn được như ý rồi đây

Mặt nạ kiểu này không thể biến thành nhân vật khác

Mặt nạ nào vui nhộn hơn


Đi phố hàng mã


Đi quanh chợ cũng vui
Bé thích món nào đây ?


Các bé trường mầm non Hoa Thủy Tiên đi chợ mua sắm đồ trung thu”


 

Ồ!!! Bao nhiêu đồ chơi đẹp này!


Chúng ta sẽ mua bánh trung thu loại nào nhỉ?


Mua bánh hay mua đồ chơi bây giờ???


Ngắm trăng
Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng.
Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.


Các trò chơi :

Rước đèn

Tại một số vùng, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn giử được, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu.
Chuẩn bị đi rước đèn các em ơi
Rước đèn ở Phan Thiết
Trường mầm non Minh Hải đi rước đèn


Chuẩn bị đi rước đèn các em ơi


Mọi người đổ về khu phố cổ
Múa lân
Múa lân (ở miền Bắc thường gọi là múa sư tử ) được tổ chức vào trước tết Trung Thu, nhưng nhộn nhịp nhất là hai đêm 14 và 15.

Múa lân ngày 14,15 tháng 8




Cộng đồng người Việt tại thành phố Edmonton, bang Alberta, Canada
tổ chức Tết Trung thu 2012
Múa lân ở Huế


Các em nhỏ thì vô cùng háo hức với múa lân

Hát trống quân

Tết ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ hát đối đáp với nhau. Những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm.
Nam nữ giao duyên hát trống quân 
Đám trẻ con thì quây thành từng nhóm xung quanh 
háo hức xem các anh các chị mình trổ tài
Thiếu nhi TP Bắc Giang tập hoạt cảnh "Chú Cuội chơi trăng".
Bày cỗ

Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó, làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến.
Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu.

Các em nhỏ ở Hà Nội đang bày cỗ trông trăng

Ông cháu ta phá cổ

Hơn 600 em khó khăn, khuyết tật, mồ côi tại Huế đã có 
một đêm Trung thu Tân mão đầy ý nghĩa

Trẻ con tham gia phá cỗ trăng rằm cùng với bạn bè 

Bé thích quá đi


Bây giờ nhiều người mỗi lần nhớ lại những Trung thu ngày bé đều không khỏi bồi hồi, xúc động. Trong kí ức của họ, Tết Trung thu là khoảng thời gian lưu giữ kỉ niệm đẹp tuổi thơ.

So với ngày xưa, trẻ em bây giờ cuộc sống tiện nghi, ăn uống no đủ nhưng lại thiếu những thú vui dân gian. Lũ trẻ đứa nào cũng say sưa chuẩn bị bao nhiêu là thứ, nào là nhặt hạt bưởi xâu lại thành chuỗi như tràng pháo, phơi khô để dành đốt trong đêm trông trăng, nào là chẻ tre, mua giấy màu làm lồng đèn ông sao, đèn cá chép ... Mọi thú vui, chơi đùa đều như đắm mình vào thiên nhiên.
Giờ đây mọi thứ đã khác quá.

Hết

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Đèn kéo quân


Đèn kéo quân


 Sự tích đèn kéo quân
  
Ngày xưa Lục Đức - chàng nông dân nghèo hiếu thảo. Một hôm nằm mơ thấy Thái Thượng Lão Quân dạy cách làm đèn. Tỉnh giấc, chàng cùng mẹ chọn thân trúc trắng cùng giấy màu để làm. Khi xong đèn thì rằm tháng Tám cũng vừa đến, hai mẹ con đem dâng vua.

Nhà vua xem, thấy chiếc đền vừa lạ, vừa nhiều màu sắc. Khi vua hỏi ý nghĩa của chiếc đèn, Lục Đức tâu rằng: "Thưa bệ hạ, thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho cá tính con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Chong chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu hiện tính cách của con người".

Vua truyền đem đèn cho dân chúng cùng xem. Đèn đốt lên hiện màu sắc rực rỡ chuyển động với hình ảnh vua, quan, người, ngựa nối đuôi nhau. Vua ban thưởng cho mẹ con Lục Đức rất hậu.

Từ đó, mỗi khi đến Tết Trung thu, nhớ lại sự tích người con hiếu thảo Lục Đức, dân chúng đua nhau bắt chước chàng làm những chiếc đèn màu rực rỡ gọi là đèn kéo quân.


Đèn kéo quân luôn gắn liền với tuổi thơ. Trẻ em nào cũng từng được ông bà, cha mẹ làm hoặc mua cho một cây đèn chơi vào lễ giông giăng. Các hình rối có sức lôi cuốn trẻ thơ rất lớn, khiến các em nhỏ tò mò thích thú. Bên cây đèn luôn có ánh mắt tròn xoe háo hức và tiếng cười đùa giòn tan.


Đêm Trung Thu, thiếu nhi sẽ rước đèn kéo quân dưới ánh trăng thanh, xúng xính trong bộ áo quần mới. Tay trong tay, trong tiếng trống tùng tùng, cùng hát khúc đồng dao Đèn kéo quân và bài hát Lồng đèn kéo quân.

Ở các khu đô thị nhất là Hà Nội, từ xưa đã có khá nhiều nơi bán đèn kéo quân như phố Hàng Mã, Hàng Gai, Hàng Trống, Lương Văn Can…Ở các làng quê thì các nhà tự làm.


Thời nay mỗi dịp tết Trung Thu, các tụ điểm vui chơi ở nước ta đều treo đèn kéo quân chào đón thiếu nhi.

Trung thu 2011 diễn ra từ ngày 9 đến 12-9, tại Trung tâm triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam. Chiếc đèn có chiều cao 3,17m, chiều ngang 2,17m được làm từ chất liệu mây tre, do các nghệ nhân làng Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội thực hiện. Chiếc đèn này trị giá khoảng 20 triệu đồng, nặng 8kg.

Chiếc đèn kéo quân trưng bày tại triển lãm

Đặc biệt mấy năm gần đây có nhiều nơi làm những cây đèn khổng lồ như :

Năm 2004 TP.Hồ Chí Minh      

Cây đèn kéo quân lớn nhất tại lễ hội Vui trung thu đặt tại khu công viên 30-4 (góc Pasteur-Lê Duẩn)  có đường kính 5m, cao 6m, được thiết kế theo nguyên lý của một đèn kéo quân truyền thống. Các hình ảnh được chuyển động liên tục bằng hệ thống chiếu sáng mỹ thuật cao. 

Cây đèn đặt tại khu công viên 30-4 TP. Hồ Chí Minh 
Năm 2006 cây đèn làm tại làng Đàn Viên, Thanh Oai, Hà Tây  

Cây đèn cao tới 6,5m, đường kính 2,56mSử dụng tới 70m vải xa tanh, trọng lượng của đèn nặng 3.000kg. chỉ cần một cây nến lớn là đèn quay được vận tốc quay khoảng 15 - 20 vòng/ phút.
Cây đèn này được đưa lên trưng bày ở Nhà văn hóa tỉnh Hà Tây, tại Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội và đã được ghi vào sách kỷ lục Guiness Việt Nam.



Cây đèn làm tại làng Đàn Viên, Thanh Oai, Hà Tây

Năm 2007 Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên TPHCM với bộ đèn kéo quân Phước-Lộc-Thọ, trong đó cây đèn Lộc cao nhất tới 7,5m, đường kính 2,6m.



Cây đèn tại Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên TPHCM



Năm 2008 Đèn Kéo Quân TP Hồ Chí Minh

Kích thước đèn hình khối trụ, cao 7,5m đường kính 9,6m. Trọng lượng toàn phần đèn là 3 tấn, trong đó phần quay của đèn chiếm trọng lượng 1 tấn. Chất liệu bằng thép và những tấm hiflex. Trưng bày tại Đường Hoa Nguyễn Huệ, từ ngày 05/02 - 10/02/2008 (29 tháng chạp đến mùng 4 Tết). 



Cây đèn keo quân tại đường hoa Nguyễn Huệ TP.Hồ chí minh
2010 Đèn Kéo Quân Tết trung thu TP.Thanh Hoá 
Chiếc đèn chiều cao chưa tính đế là 10,5m, đường kính đáy rộng 9,6m. Chiếc đèn kéo quân này được làm từ khung thép, vải bạt, đảm bảo được hình dáng của chiếc đèn kéo quân truyền thống,
Chiều ngày 22.9.2010 Trung tâm Guinness đã quyết định công nhận chiếc đèn kéo quân này đạt kỷ lục Guinness Việt Nam (lớn hơn chiếc đèn kéo quân trước đó do TP.Hà Nội thực hiện). 

Đèn kéo quân kỷ lục trong đêm hội trung thu 2010 
tại Khu tưởng niệm Hồ Chủ Tịch Thanh Hóa

2010 Cây đèn nhà thờ Giáo xứ Chính Tòa Thanh Hoá. 
Đèn do những giáo dân của Giáo xứ Chính Toà Thanh Hoá tự thiết kế và lắp đặt tại khuôn viên nhà thờ Giáo xứ Chính Tòa Thanh Hoá.từ 20/12/2010. Với chiều cao 13 m (chưa tính chân đế), đường kính 10,5m.

Cây đèn nhà thờ Giáo xứ Chính Tòa Thanh Hoá

Năm 2011 cây đèn tại Bình Phước, khu vực Đồng Xoài.

Ảnh cây đèn ban đêm tại khu vực Đồng Xoài.

Năm 2012  Chiếc đèn kéo quân quảng cáo khổng lồ của Trung tâm thương mại Savico MegaMall  ( Hà nội )

Savico Megamall được trang hoàng rực rỡ với chiếc đèn kéo quân khổng lồ.

Đèn kéo quân ngày càng khổng lồ hoành tráng làm cho người xem choáng ngợp, nhưng nhiều người vẫn nhớ đến cảnh nhà nhà đón tết Trung thu ấm cúng với cây đèn kéo quân nhỏ xưa thân thương đã khắc sâu vào ký ức của bao lớp người của thế kỷ trước.
ST