“Từ” nghĩa là chia sẻ, yêu thương. “Bi” là hi sinh. Nhưng chúng ta
đang sống vì lòng từ nhiều hơn lòng bi. Bởi hi sinh lợi ích của bản thân cho
người khác, chịu thiệt cho mình để người khác được an vui là điều rất khó.
Chúng ta chỉ đang
mới làm được một nửa của từ bi, hoàn thiện tâm từ, san sẻ cho người nghèo khổ
bằng của cải vật chất mà mình dư thừa.
Muốn hiểu sâu sắc về lòng từ bi trọn vẹn, ta hãy nhìn điều Đức Phật làm. Ngài đã bỏ hết được những cái của riêng mình vì mọi người, sẵn sàng từ bỏ danh lợi bậc tôn vị, địa vị và quyền lực để trở thành một người tu sĩ không nhà không cửa, sống trong rừng sâu. Đức Phật chịu đựng khổ hạnh để mong cầu tìm thấy con đường giải thoát cho chúng sinh bớt đi đau khổ.
Muốn hiểu sâu sắc về lòng từ bi trọn vẹn, ta hãy nhìn điều Đức Phật làm. Ngài đã bỏ hết được những cái của riêng mình vì mọi người, sẵn sàng từ bỏ danh lợi bậc tôn vị, địa vị và quyền lực để trở thành một người tu sĩ không nhà không cửa, sống trong rừng sâu. Đức Phật chịu đựng khổ hạnh để mong cầu tìm thấy con đường giải thoát cho chúng sinh bớt đi đau khổ.
***
Bước sang thời đại thông tin, sự bùng nổ của điện thoại thông minh và hệ thống mạng xã hội mang tới tiện ích giao tiếp trực tuyến tức thời nhưng cũng nhanh chóng xói mòn cảm giác gần gũi, hạnh phúc và lòng từ bi. Các chuyên gia nhận thấy việc cập nhật thông tin liên tục dễ làm người ta so sánh, cạnh tranh, dằn vặt, trầm cảm, tăng sự ích kỷ, không muốn tiếp xúc trực tiếp với các mối quan hệ ngoài xã hội.
Bước sang thời đại thông tin, sự bùng nổ của điện thoại thông minh và hệ thống mạng xã hội mang tới tiện ích giao tiếp trực tuyến tức thời nhưng cũng nhanh chóng xói mòn cảm giác gần gũi, hạnh phúc và lòng từ bi. Các chuyên gia nhận thấy việc cập nhật thông tin liên tục dễ làm người ta so sánh, cạnh tranh, dằn vặt, trầm cảm, tăng sự ích kỷ, không muốn tiếp xúc trực tiếp với các mối quan hệ ngoài xã hội.
Một số chuyên gia
tâm lý cho rằng hơn bao giờ hết xã hội lúc này cần phát triển tâm từ bi vì nó
bao hàm “đồng cam cộng khổ”, thông cảm quan tâm không chỉ với mọi người mà cả
với chính bản thân. Nghĩa là, người ta phải ngừng việc đánh giá, chê trách, dằn
vặt, mở lòng bao dung chấp nhận mỗi người. Việc nuôi dưỡng lòng từ bi làm cho
gia đình hạnh phúc, công việc hanh thông.
Có chuyên gia đã
liên hệ từ bi với chỉ số cảm xúc EQ. Với tâm thái từ bi hòa ái thì từ lời nói
tới cử chỉ trong ứng xử đều điềm tĩnh bất luận là phê bình hay tán thưởng.
Những người nỗ lực lấy từ bi làm kim chỉ nam cảm thấy hạnh phúc hơn, tự tin hơn
và cuộc sống hôn nhân cũng vững chắc hơn.
Đức Phật luôn có lòng từ bi đồng cảm với những thống khổ bất hạnh
của con người. Ảnh dẫn theo varananda.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét