Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Học sinh 5 nước Đông Nam Á đấu tài tại Robotics 2012



Học sinh 5 nước Đông Nam Á đấu tài tại Robotics 2012

Hôm nay (27/10), học sinh các cấp tiểu học và THCS của 5 nước Đông Nam Á đã tham gia cuộc thi Robotics quốc tế dành cho trẻ em năm 2012 tại Hà Nội. Đây là năm đầu tiên Việt Nam được đăng cai cuộc thi Robotics với quy mô tầm cỡ quốc tế. 

Tham dự cuộc thi gồm gần 1000 học sinh và giáo viên, chia làm 46 đội đến từ 5 nước Đông Nam Á bao gồm: Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Phiippines, Singapore.

Chủ đề của cuộc thi năm nay là “Deep Blue” (Khám phá biển sâu) với hai chủ đề nhỏ là “Oceanus” cho các đội từ 7 đến 9 tuổi và “Triton” cho các đội từ 9 đến 13 tuổi.

Ở lần đầu tiên tham gia cuộc thi Robotics vào năm 2011 tại Indonesia, đại diện của Việt Nam đã đoạt giải tiềm năng (đạt 850/1.000 điểm) dù mới làm quen với bộ môn Robotics trong vòng vài tháng.

Chung cuộc Robotics năm nay : Đội Maylaysia giành giải nhất trong cả 2 phần thi Oceanus và Triton. Đội Việt Nam giành các giải phụ như đội của Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm giành giải cho đội tiềm năng nhất, đội của trường tiểu học Đoàn Thị Điểm giành giải xuất sắc dành cho đội sáng tạo nhất. Nước lần đầu tiên tham dự giải là Philippines cũng đã giành giải nỗ lực nhất.

Sau đây là một vài hinh ảnh cuộc thi Robotics 2012: 

Các đội chuẩn bị bước vào cuộc thi.
Khi vừa tuyên bố cuộc thi bắt đầu, các em đã rất tập trung suy nghĩ.
Học sinh đoàn trường tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm (Việt Nam) đang chăm chú vào cuộc thi, người lập trình, người lắp ráp.
Kiểm tra các robot trước khi vào cuộc thi.
Đội Malaysia - một trong những đội hoàn thành lắp ráp sớm nhất
đang cho máy chạy thử.
Đo chính xác vạch xuất phát.
Sản phẩm của các đội rất đa dạng về hình dáng, thể hiện cá tính của từng đội tham dự.
Không khí căng thẳng trong mỗi phần thi.
Thứ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển theo dõi các thí sinh tham dự.

Ngỡ ngàng khi robot đi chệch hướng.


Malaysia giành giải nhất phần thi Triton.
Đội trường Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam giành giải tiềm năng nhất.
Malaysia giành giải nhất phần thi Triton.
Đội giành giải nhất phần thi Oceanus.
Chùm ảnh: Thu Trang

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Những người luôn say sưa với… Kiều



Những người luôn say sưa với… Kiều


Trò chuyện cùng kỷ lục gia Phạm Đan Quế - người luôn 
say sưa với… Kiều 

Nhà nghiên cứu Kiều Phạm Đan Quế

Kỷ lục gia - Nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế năm nay đã 76 tuổi, ông nguyên là giáo viên dạy Toán nhưng lại có “tình sâu nghĩa nặng” với Truyện Kiều và đã có trên 45 năm tìm hiểu, sưu tầm, nghiên cứu cuốn truyện thơ kỳ diệu này. Với 15 tác phẩm nghiên cứu về Truyện Kiều, ông đã được vinh danh là Tác giả có nhiều sách viết về Truyện Kiều nhất. Đặc biệt, ông đã phát hiện ra Truyện Kiều có thể đạt được nhiều kỷ lục Việt Nam và đề xuất 5 kỷ lục thế giới cho kiệt tác này. Xin giới thiệu quá trình tìm kiếm, khám phá của ông với bạn đọc Cổng thông tin điện tử Kỷ lục Việt Nam.
Thưa ông, cơ duyên nào đã dẫn ông đến với lòng chuyên tâm đi sâu nghiên cứu Truyện Kiều?
- Niềm say mê của tôi đã có từ những năm 1946, lúc chỉ mới khoảng trên 10 tuổi nhưng tôi đã nhận ra sức thu hút "lạ lùng” của những câu thơ Kiều. Và càng lớn tôi càng nhận ra Truyện Kiều thật sâu sắc và tinh tế, nhất là khi tôi được học với những bậc uyên bác về Kiều như các giáo sư Vũ Hoàng Chương, Đoàn Phú Tứ, Lê Văn Hòe... Tôi đã say mê tìm học, nghiên cứu, sưu tầm Truyện Kiều và mỗi lần như vậy tôi lại như không thể nào dứt ra được nữa. Với tôi, Truyện Kiều bỗng trở thành nguồn vui không sao từ bỏ được và niềm đam mê đến hôm nay vẫn mãi vẹn nguyên.
Còn chuyện quyết tâm đi sâu nghiên cứu Truyện Kiều bắt đầu từ cách đây 45 năm, trong một đêm ru con trai đầu lòng đến câu: Rễ bèo chân sóng lạc loài, Nghĩ mình vinh hiển thương người lưu ly.

 
Tranh minh họa

 Là người đọc Kiều, tôi thấy trong Truyện Kiều có hàng chục lần Nguyễn Du dùng chữ bèo để ví với thân phận chìm nổi của nàng Kiều: chút thân bèo bọt dám phiền mai sau, bèo trôi sóng vỗ chốc mười lăm nămđể con bèo nổi mây chìm vì ai, hoa trôi bèo dạt đã đành, phận bèo bao quản nước sa… Nghĩ đến con sóng hình sin, thân phận Kiều như rễ bèolại không nằm trên ngọn sóng hay mặt nước mà ở chân sóng, rễ bèo chân sónglà điểm thấp nhất của cái thấp nhất thì mới thấy hết được bút lực của Nguyễn Du, qua mấy chữ ấy, ta cảm thấy như mỗi chữ đều được chọn lựa kỹ càng và có sức nặng riêng. Nhớ lại đoạn bình Kiều của Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân đã viết từ 192 năm trước (năm 1820) mà trong đêm đông lạnh giá tôi toát mồ hôi, không ngủ được: "...Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột.... Nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì không tài nào có cái bút lực ấy...”.
Từ đấy tôi càng quyết tâm học thêm chữ Hán, chữ Nôm để có thể đọc hiểu được và đi sâu vào việc nghiên cứu Truyện Kiều.

Thưa ông, Xin cho biết quá trình nghiên cứu để ông có thể hoàn thành được 15 tác phẩm viết về kiệt tác của Nguyễn Du và dẫn đến ý tưởng về những kỷ lục của Truyện Kiều?

 
- Tuy đi sâu vào nghiên cứu Truyện Kiều từ năm 1967 và phải hơn 20 năm sau (1991) mới được Nhà xuất bản Hà Nội cho ra mắt 2 quyển đầu tiên là Truyện Kiều đối chiếu và Bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều. Thật ra, cuốn sau là chuyên luận Trong nền văn hóa Kiều mà quyển tiếp theo là Tập Kiều - một thú chơi tao nhã (1994). Còn quyển nữa là Từ lẩy Kiều, đố Kiều… đến các giai thoại về Truyện Kiều do Nhà xuất bản Văn học in năm 2000 cùng với hai quyển Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện và Tìm hiểu điển tích Truyện Kiều.
Về Văn hóa Kiều, tôi còn khai thác thêm trong hai quyển nữa là Bói Kiều như một nét văn hóa và Đố Kiều, nét đẹp văn hóa (2004).
Về lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều, tôi sưu tập và nghiên cứu trong 4 quyển: Hai quyển theo cùng một hướng được xuất bản cách nhau đúng 10 năm là Truyện Kiều và các nhà nho thế kỷ XIX (1994) - Truyện Kiều trên báo chương thế kỷ XX (2004). Và hai quyển nói lên nét độc đáo của Truyện Kiều: Truyện Kiều đọc ngược và Lục bát hậu Truyện Kiều cùng do NXB Thanh Niên ấn hành năm 2002, hai quyển sách mà khi biên soạn chúng tôi đã nghĩ đến việc đề đạt hai kỷ lục thế giới với Truyện Kiều.
Những tác phẩm viết về truyện Kiều của ông Phạm Đan Quế

Tôi lại tiếp tục đi sâu vào nghệ thuật Truyện Kiều bằng 2 tác phẩm: Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều (NXB Giáo Dục 2002) và quyển Thế giới nhân vật Truyện Kiều (2005).
Đặc biệt, theo yêu cầu của Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam, năm 2005, quyểnTruyện Kiều và những kỷ lục ra đời cũng là một bước mới trong việc vinh danh thi hào Nguyễn Du trên trường quốc tế. Và như vậy trong 15 năm (1991-2005), tôi đã cho xuất bản được 15 tác phẩm viết về Truyện Kiều như ứng với 15 năm lưu lạc của nàng Kiều: Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình! Mười lăm năm mới bây giờ là đây!

Thưa ông, Trong quyển Truyện Kiều và những kỷ lục, ông đã dành 5 chương đầu để trình bày về 5 kỷ lục thế giới. Xin ông giới thiệu ít nhiều về những kỷ lục thế giới của Truyện Kiều?
- Truyện Kiều là quyển sách duy nhất trên thế giới có được hiện tượng chắp nhặt những câu thơ ở các chỗ khác nhau để thành nhiều bài thơ mới, gọi là hiện tượng Tập Kiều, đã thu hút thi sĩ văn nhân nhiều thế hệ tham gia từ thời vua Tự Đức (1847) đến Phan Mạnh Danh, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Hoàng Trung Thông…. với hàng trăm thi phẩm đủ loại từ lục bát, ngũ ngôn, tứ tự, thất ngôn, đến văn tế, hoặc Tập Kiều để dịch Hán thi… Như vậy, Truyện Kiều đã chuyển vào đời sống văn hóa một hình thái hoạt động văn chương mới (chưa có trước đó) và tồn tại (sau đó) qua hàng thế kỷ. Đó là hiện tượng cần ghi nhận đậm nét không chỉ trong lịch sử văn học nước ta, mà cả trên văn đàn thế giới. Cơ sở để minh chứng điều này là quyển Tập Kiều - một thú chơi tao nhã(1994) đã được tái bản tới 5 lần và về sau với nhan đề Thú chơi tập Kiều


- Truyện Kiều là thi phẩm dài có nhiều bàn dịch nhất ra cùng một ngoại ngữ. Có tới 10 bản dịch khác nhau ra tiếng Pháp thành thơ tự do, thể Alexandrins (thơ 12 chân) hoặc văn xuôi, từ Abel des Michels (2 tập) in tại Paris 1884 - 1885 đến bản Thu Giang (Paris 1915), René Crayssac và Léon Masse (Hà Nội 1926), hoặc bản của Nguyễn Văn Vĩnh thực hiện trong 28 năm (Hà Nội 1942) và của Nguyễn Khắc Viện, Xuân Phúc – Xuân Việt, Lê Cao Phan, Lưu Hoài… Về kỷ lục này, tôi đã kiểm tra một số danh mục, song vẫn phải chờ đợi sự giúp sức của các nhà nghiên cứu và bạn đọc gần xa.
- Truyện Kiều là cuốn truyện thơ có nhiều người viết về phần tiếp theo nhất trên thế giới mà đặc điểm là tất cả đều viết bằng thơ, trong đó xưa nhất có Đào Hoa Mộng ký của Mộng Liên Đình với khoảng 3.000 câu lục bát mới phát hiện, Đào Hoa Mộng ký diễn ca của Hà Đạm Hiên với 1.190 câu lục bát (Hà Nội 1917),Đoạn trường vô thanh của Phạm Thiên Thư với 3.296 câu (Sài Gòn 1972)…. Để minh chứng xin xem quyển Lục bát hậu Truyện Kiều, giới thiệu khá kỹ cả 7 quyển Hậu Kiều này.
- Kỷ lục thứ tư: đây là cuốn sách duy nhất trên thế giới mà người ta có thể đọc ngược từ cuối lên đến đầu để câu chuyện về nàng Kiều (đúng như nội dung trong tác phẩm của Nguyễn Du) diễn ra theo chiều của thời gian ngược lại như ta được xem một cuốn phim "tua” ngược chiều. Tôi đã làm một việc khá kỳ công là gỡ ra và sắp xếp lại toàn bộ các câu thơ trong truyện mà "tập Kiều” với cả 3.254 câu Kiều để có cuốn Truyện Kiều đọc ngược và Truyện Kiều như được đọc ngược từ cuối lên đến đầu sao cho câu thơ lục bát của Nguyễn Du vẫn hợp vần mà người đọc vẫn thấy thú vị. 

- Kỷ lục thứ năm: Truyện Kiều là cuốn sách duy nhất trên thế giới tạo ra quanh nó cả một loạt những loại hình văn hóa - gọi là Văn hóa Kiều - với các hình thức thật phong phú như: bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, tập Kiều, đố Kiều, câu đối Kiều, hát nói tập Kiều, phú - văn tế Kiều, án Kim Vân Kiều, giai thoại quanh Truyện Kiều…

Thưa ông,  không phải bỗng dưng mà nhiều người đã gọi ông là "Kiều nhân”, vậy dưới góc độ của một nhà nghiên cứu, một "Kiều nhân” theo ông cần làm những gì để vinh danh Truyện Kiều và thi hào Nguyễn Du?
- Như tôi đã nói ở trên, từ công trình của các nhà nghiên cứu đi trước cũng như của tôi từ bấy đến nay, tôi nhận thấy dường như trong kho tàng văn chương thế giới không mấy cuốn sánh được về sự độc đáo cùng những điểm thú vị như ở Truyện Kiềuđến mức một cuốn truyện thơ được cả dân tộc dùng làm sách bói.Với kiệt tác nàyNguyễn Du đã làm cho tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ phong phú, giàu có, súc tích và uyển chuyển đủ để diễn tả mọi sắc thái tình cảm cũng như những cảnh huống của cuộc sống muôn màu. Năm 1965, Đại thi hào của chúng ta đã được Hội Đồng Hòa Bình thế giới vinh danh là Danh nhân văn hóa của nhân loại. 

Hàng loạt các tác phẩm về Truyện Kiều của nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế đã xuất bản

Những đóng góp của Nguyễn Du đối với văn chương Việt Nam rất lớn. Tuy từ lâu chúng ta đã tôn vinh ông cũng như tác phẩm bất hủ của ông, nhưng nay, cần mở rộng cổng thông tin để càng có nhiều người tham gia nghiên cứu và phát hiện cũng là để thế giới biết rõ và sâu hơn những nét độc đáo kỳ diệu vốn được giấu kín, để chỉ qua nghiền ngẫm và xem xét thấu đáo mới được phát lộ ra. Truyện Kiều đã cuốn hút biết bao lớp người, thế hệ, dù trẻ giả hay trai gái, bình dân hay quý tộc. Từ khi kiệt tác ra đời, hàng loạt những hoạt động văn hóa đặc sắc đã lôi cuốn tất cả mọi người từ những ông vua nổi tiếng khắt khe say mê Khổng giáo như Minh Mạng, Tự Đức đến các quan, các nhà nho, lớp tân học, các nhà cách mạng cũng đều lẩy Kiều, vịnh Kiều…

Vâng, xin cảm ơn ông đã dành những kiến giải sâu sắc về kiệt tác Truyện Kiều và Thi hào Nguyễn Du!
Hòa Vang - kyluc.vn 

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Bùi Xuân Phái với đề tài : Vui Tết Trung Thu



Bùi Xuân Phái với đề tài : 
Vui Tết Trung Thu


Thiên Kim một cô bạn trẻ Sài Gòn đã ghi vào sổ lưu niệm cảm nghĩ của mình về Bùi Xuân Phái :

-Bùi Xuân Phái để lại cho cuộc đời một di sản nghệ thuật đồ sộ,một phong thái điềm tĩnh trước thời cuộc,một trợ lực tinh thần cho những ai hiểu tận tâm can, rằng bảo vệ cái đẹp là điều gian nan. Còn gì đáng nói hơn ngoài nhân cách,giữa chốn bụi trần ? Nhân cách Bùi Xuân Phái. Với thông điệp chân thật nhất mà khó khăn nhất cho tâm hồn mỗi người và nhân loại- ” Không hiểu mình thì dễ nhầm lẫn cái đẹp cái xấu.

Người ta thường biết đến Bùi Xuân Phái với đề tài Phố đến mức ông được gọi với những danh xưng như “Vua phố cổ” hay ” Người vẽ chân dung thành phố” Và người ta cũng biết ngoài đề tài Phố ra, ông vẽ nhiều đề tài khác nữa cũng rất được mến mộ, như Chèo, Nông thôn, Chân dung, Biển, Khỏa thân…Nhưng có một đề tài ít được mọi người biết đến đó là : Trung Thu 

Ở mảng đề tài Trung thu, nghệ thuật Bùi Xuân Phái với tính nhân đạo, đầy ắp tình thương, trong trẻo, gột rửa những nhọc nhằn, nghèo khó, đem tình yêu tha thiết an ủi từ những con người bình dân nhỏ nhoi, đến những em nhỏ xa mẹ để đi sơ tán trong thời chiến (đề tài này được ông vẽ nhiều nhất vào năm 1965 đến 1970, giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất, khi mà tất cả các người con của ông đều đang ở tuổi thiếu nhi và phải xa gia đình, xa bố mẹ, xa Hà Nội, đi sơ tán về quê)
Nhân dịp Tết Trung Thu, Artistphuong giới thiệu bạn biết thêm một mảng đề tài đặc sắc của Bùi Xuân Phái :
Trung Thu