CHUYỆN LÀNG VĂN - NHÀ VĂN TÔ HOÀI “CỨU” NHÀ VĂN LÊ HOÀI NAM
Trong sáng tác của một số nhà văn, nhà thơ trước đây, do cái nhìn chủ quan nên đã xảy ra mấy trường hợp bị dư luận phê phán; cũng có tác phẩm bị cấp trên phê sai, hoặc một nhóm người lợi dụng điều đó để “đánh” tác giả…. xuất phát từ “thù ghét cá nhân”.
Lại
có người hiểu sai ý tưởng nội dung tác phẩm do suy diễn “bé xé ra to”, nâng
thành quan điểm lập trường.
Hiện tượng bị “đánh” oan các nhà văn như thế có đến gần chục trường hợp, như bài thơ “Người lính nói về thế hệ mình” của nhà thơ Thanh Thảo in trên Văn nghệ Giải phóng, thời miền Nam chưa giải phóng.
Vì bài thơ này, Thanh Thảo bị cấp trên của ông kiểm điểm, suýt bị kỷ luật, và khai trừ khỏi Đảng.
May
thay, bài thơ đó đã đăng cùng một chùm thơ của Thanh Thảo do Chế Lan Viên biên
tập đưa in. Từ cơ sở này, Chế Lan Viên đã bảo vệ cho Thanh Thảo “an toàn”. Sau
này nhà thơ Thanh Thảo rất biết ơn Chế Lan Viên, người thầy, người anh đã cứu
ông thoát tai nạn nghề nghiệp.
Đấy là chuyện nhà thơ cứu nhà thơ. Còn đây là chuyện cũng tương tự, nhưng ở dạng “nhà văn cứu nhà văn”.
Theo nhà văn Lê Hoài Nam kể, năm 1993, ông đương nhiệm Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Nam Hà kiêm Tổng biên tập Tạp chí Văn Nhân.
Một hôm tác giả Kim Sa Trung mang đến một bản thảo truyện ngắn mới viết, có tiêu đề “Con đường An Lạc”, nội dung mô tả người ta làm một con đường khá nhiều trở ngại phi lý. Truyện có phần gai góc theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Tuy
băn khoăn, nhưng nhà văn Lê Hoài Nam vẫn mạnh dạn ký duyệt cho in, không những
để động viên tác giả, mà muốn qua truyện này sẽ xới lên một vấn đề văn học ở
địa phương này vốn đang trì đọng, tù túng để trở nên sôi động, đánh thức tiềm
năng văn học một tỉnh có truyền thống văn hiến đầy tiềm lực đang ngủ vùi
Nào
ngờ, sau khi phát hành, số tạp chí Văn Nhân in truyện ngắn đó ngay tức khắc bị
một số nhóm người là Hội viên của Hội Văn nghệ Nam Hà, trong đó có cả cán bộ
quản lý bên sở Văn hóa, vốn đã không ưa Lê Hoài Nam, và muốn tranh một trong
hai chức vụ đương nhiệm của Lê Hoài Nam.
Đây là dịp để họ lật tẩy Lê Hoài Nam và “hạ bệ” ông nên một cán bộ bên Sở Văn hóa đứng ra tổ chức hội nghị để lên tiếng về cuốn sách, lập “hòm phiếu cơ động” để bỏ phiếu lên án truyện ngắn “Con đường An Lạc”! Đồng thời yêu cầu xử lý Tổng biên tập tạp chí Văn Nhân là Lê Hoài Nam và tác giả Kim Sa Trung.
May
thay, trước đó ít ngày, truyện ngắn “Con đường An Lạc” được đăng trên Báo Người
Hà Nội, do nhà văn Tô Hoài lúc đó là Tổng biên tập duyệt. Khi vị chủ tọa cuộc
họp để bỏ phiếu kỷ luật nhà văn Lê Hoài Nam xin đứng lên phát biểu xong, ông
liền rút từ trong cặp của mình giơ thẳng tờ báo Người Hà Nội lên, và đưa qua
mắt chủ tọa, và một số người cũng xô lên nhìn tên truyện ngắn đó.
Đến lúc này nhà văn Lê Hoài Nam phát biểu: “Kỷ luật tôi như thế nào là quyền các vị, nhưng trước khi bỏ phiếu quyết định, các vị nên có công văn lên Thành phố Hà Nội kỷ luật Tổng biên tập nhà văn Tô Hoài người duyệt cho đăng truyện ngắn này, thế mới công bằng”.
Sau
khi nghe nhà văn Lê Hoài Nam phát biểu, và một số người có mặt, cùng với chủ
tọa cuộc họp có vẻ… sốc. Một số người quay sang tranh luận. Về thể loại ở Văn
Nhân ghi “Con đường An Lạc” là “truyện ngắn”, Báo Người Hà Nội đăng nguyên văn
lại ghi là “truyện vui”.
Cuộc tranh luận thể loại không đâu vào đâu, thấy thế, ông chủ tọa đứng lên kết luận: “Qua đây các đồng chí Lê Hoài Nam và Kim Trung Sa rút kinh nghiệm. Hội nghị gay gắt chẳng qua là liều thuốc đắng làm cho đồng chí mình “dã tật”. Cũng vì thương đồng chí mình mà mới có cuộc họp này, còn sai thì sửa, nên đóng cửa bảo nhau, hôm nay, rút ra kinh nghiệm hữu ích….”.
Nói xong, ông chủ tọa giơ tay ra hiệu cho một vị lên cầm cái hòm phiếu cất đi. Cuộc họp kết thúc.
Vậy là việc vô tình in truyện ngắn “Con đường An Lạc” trên Báo Người Hà Nội, đã cứu hai nhà văn Lê Hoài Nam và Kim Trung Sa thoát hiểm. Công đầu thuộc về nhà văn Tô Hoài.
Giá
như…. nhà văn Tô Hoài không ký duyệt cho in truyện ngắn đó… thì hậu quả hai nhà
văn Lê Hoài Nam và Kim Trung Sa khó mà thoát khỏi án kỷ luật.
Lại như nếu nhà thơ Chế Lan Viên không duyệt cho in chùm thơ của nhà thơ Thanh Thảo, trong đó có bài thơ “Người lính nói về thế hệ mình” trên tạp chí Tác phẩm mới thì Thanh Thảo cũng khó thoát án kỷ luật.
Theo VNCA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét