Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

CHA MẸ LÀ GIÓ, CON CÁI LÀ THUYỀN









 

        Quan tâm và lo lắng không giống nhau.

  Quan tâm, khi chúng ta nói “quan” đó là một cảm giác liên quan, một loại quan hệ. Tôi chú ý đến bạn, suy nghĩ về bạn, nhưng không can thiệp bạn. Bởi vì tôi không với tới, bởi vì bạn nằm ngoài cánh tay của tôi, nhưng lại trong tầm mắt của tôi.

     Lo lắng , lại không giống như thế. Lo lắng âm Hán - Việt là “đảm tâm”, là một động từ, là dùng cánh tay, bờ vai, eo, hai chân, sức mạnh để gánh vác. Thực ra, một người không thể gánh vác được một người khác. Tất cả những bậc cha mẹ trong thiên hạ đều quan tâm nhiều đến con cái mình nhưng cần ít lo lắng cho họ.

      Cha mẹ nhất định là những người không thống nhất. Cho dù bọn họ đã từng là những người thống nhất với nhau, nhưng cuộc sống cũng sẽ giày vò họ thành những người không thống nhất. Đây không phải là một việc xấu. Không nên yêu cầu thống nhất. Thế giới này vốn không thống nhất, nếu khiến cho đứa trẻ cảm thấy mọi việc đều thống nhất thì thật không phải là một ý kiến hay. Có điều cha mẹ không nên khác nhau quá về nguyên tắc, làm như thế sẽ khiến cho con trẻ không biết đâu mà theo.

     Cha mẹ chỉ là gió, còn con cái là thuyền. chúng nắm tay lái và lựa chọn phương hướng để đi. Bạn có thể thổi, có thể ảnh hưởng đến cánh buồm, thế nhưng bạn không thể thay chúng lái.

     Ai là thuyền trưởng ? Đây là một vấn đề. Chúng ta đương nhiên biết rõ người đóng thuyền không phải là thuyền trưởng rồi. Cha mẹ nhất định phải làm rõ vấn đề này, nếu không thì ngay cả cơ hội làm gió cũng bị mất đi.

Tất Thục Mẫn (Mật mã tâm linh)


SV Việt nam tại ĐH California, Mỹ nhảy flash mob cầu hôn siêu lãng mạn






Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Những nốt 'đô la' của bài ca sư phạm Việt?



           
              Định dạy con cách sử dụng đồng tiền, ta chắc không kỳ vọng rồi chúng sẽ bắt đồng tiền làm nô lệ, như Rockefeller… cũng chẳng sợ, ngược lại, chúng rồi sẽ thành nô lệ cho đồng tiền. Nhưng rất có khả năng chính chúng ta sẽ thành nô lệ, hoặc ít nhất, thành con tin cho con mình vì chuyện này. Vì có thể chúng lại dùng đồng tiền  “thưởng” để chi phối lại chúng ta.
Con chúng ta đang hiểu “tiền” có nghĩa là gì? (Nhiều U60 từng được dạy thẳng tưng, là tiền có nghĩa là “xấu”, đến khi thế giới đại đồng, tiền sẽ bị triệt; lớn lên chút nữa, được răn dạy: tiền vẫn…tệ, cảnh báo đừng nên  “đồng chí không bằng đồng tiền”... Hôm nay, có trai trẻ và cả thiếu niên “dạy” tôi: tiền nghĩa là tất cả).

Con ta có hiểu những đồng tiền trong “ngân sách” gia đình, nói chung, là mồ hôi nước mắt của cha mẹ? Chúng đã đủ kiến thức tự bảo vệ  “người tiêu dùng” để mua những thứ đơn giản, như đồ ăn, quà vặt ngoài đường, hay đồ chơi (rất có thể, chứa chất độc hại) trong cửa hàng? Liệu cháu có thuộc loại có khả năng tự kiềm chế nguyện vọng, cân nhắc chi phí trên một thị trường lạm phát, dễ mất khả năng thanh toán “như chơi”.

Có cả đống câu hỏi, để rồi vẫn ít, khi những hệ lụy đau lòng xảy ra… Nhưng một câu hỏi cơ bản vẫn có thể là, rồi con em sẽ trung thực trong “báo cáo tài chính” với các “nhà đầu tư”, là phụ huynh, về các khoản đã chi tiêu?



Bé học cách dùng tiền


Các nhà tâm lý, kể cả nghiệp dư, cho rằng dạy con sử dụng tiền có thể kích thích chúng học môn toán. Rằng những đứa tính nhẩm giỏi sẽ có cơ trở thành những Rockefeller luôn dành được lợi thế cho mình trong mỗi hợp đồng (tỉ phú Rockefeller thực ra là kết quả của sự giáo dục trái nghịch về tiền: tính “lươn lẹo” của người cha – kết hợp trong mâu thuẫn, với sự chăm chỉ của bà mẹ, kiếm tiền theo kiểu nhặt từng đồng sạch sẽ của tín đồ thiên chúa giáo). Có học giả bô bô với tôi rằng trẻ Việt giỏi toán cỡ thế giới, nên chúng sẽ rất tinh vi trong dự toán chi tiêu…

Nhưng hôm nay, theo Giáo sư Lê Văn Cường Việt kiều Pháp thường xuyên về giảng dạy môn toán ở các trường đại học quốc nội, trẻ Việt hôm nay thực ra không giỏi toán. Hẳn vì người ta đang dạy toán ở Việt Nam chủ yếu qua khái niệm, không chứng minh, GS Cường thổ lộ, trong ngạc nhiên…

Kết quả là bọn trẻ Việt “bổ đề” nào cũng biết (lơ mơ), rồi mọi thứ dừng ở đó, vì giáo án mẫu đã hoàn thành thắng lợi, phụ huynh Việt tự hỏi (?)

Và còn câu nói từ ngàn xưa, rằng muốn làm hại ai thì cho người đó tiền, sẽ có nghĩa gì với bé nhà mình - công dân của thiên niên kỷ mới?

Phụ huynh Việt đã sẵn sàng để con sử dụng tiền?

Chúng ta đã chắc rằng mình hiểu rõ con mình đang mơ ước điều gì, quý báu cái gì? Quan hệ trong gia đình đã thực sự là tin cậy lẫn nhau? Để con không lên dự trù mua cái này, để thỏa mãn một ý nguyện hoàn toàn khác. Nhưng ngược lại, kiểm soát quá chặt chi tiêu của con có thể làm chúng trở nên quá “đuya” (rắn) trong mắt chúng bạn.

Nhìn cách một đứa trẻ tiêu tiền, ông bà ta từng xác định “nếp nhà” của chúng. Chẳng hạn, có đứa tiêu tiền như phá là do mẹ từng có khó khăn, nên nay muốn dát vàng lên con mình, tiếng Việt gọi là “nhà mới nổi”.

Xã hội Việt, vừa trải qua một thời ai cũng nghèo như nhau, nên hôm nay ai đó muốn làm tuổi thơ con mình “hạnh phúc” hơn, bằng cách mua E phone cho chúng để dễ gọi về ăn… hiệu, cũng khó phê phán nặng lời. Còn nhiều bậc cha mẹ ở quê đang cố chắt bóp từng đồng gửi ra cho con học đại học ở thành phố, cho bằng anh bằng em, cố không nghĩ tới những bi kịch chốn “phồn vinh giả tạo”.

Có vị khi ly dị để lại cho vợ con nhiều tiền, nhưng thất thần nghe con khóc trước tòa: con không cần tiền, con cần Bố Mẹ con cơ… Cũng có khi cách bố/mẹ cho tiền con gây mâu thuẫn trong gia đình vì người kia không bằng lòng với cách “làm hư con” như vậy.

“Dùng tiền để chi phối con hoàn thành nhiệm vụ” có thể đưa gia đình vào vòng luẩn quấn của một thứ quan hệ “tiền hàng” méo. Nếu con ta không còn biết lao động (kể cả học tập cũng là một hình thức lao động) một cách vô tư, “mình vì mọi người”, thì nhìn xa, các nghĩa vụ của chữ hiếu, chẳng hạn, sẽ là một thứ quả đắng cho con chúng ta, và cả chúng ta nữa. Ai đó trong chúng ta đã sẵn sàng vào những “trại” dành cho người già mới được hoạt động, nhưng còn khái niệm “nợ nước”, chẳng hạn, (ngoài “tình nhà”) đã từng giúp để có một Việt Nam hôm nay, sẽ hình thành ra sao, trong con yêu của chúng ta?

Trong mắt của các nhà quản lý lao động quốc tế, người Việt hôm nay vẫn là một tập hợp kỳ quặc: vừa tằn tiện vừa hoang phí - do tâm lý tiểu nông, thế độc canh, hổng kiến thức cơ bản…

Thoát thế tiến thoái lưỡng nan?

“Thưởng tiền” cho con vì thành tích học tập, nhiều phụ huynh chợt rơi vào một cuộc mặc cả khá bế tắc với con mình.

Nhiều đứa tinh quái đã nhanh chóng đặt vấn đề ngược lại, nâng giá “dịch vụ” vô tội vạ, nhất là vào những lúc ta bấn. Chưa kể, như muôn thuở, không ít phụ huynh thành thị nát lòng trước yêu cầu có phần nào “chính đáng”, kiểu: “phải có xe ‘địa hình’ như bạn A. (con đại gia), con mới đi học”…

Ngược lại nhiều phụ huynh doanh nghiệp ỷ mình luôn bận trong “bí zì nịt” (business), nghĩ rằng đồng tiền sẽ thay được sự hiện diện của mình trong con. Chắc là đúng chỗ nếu dẫn lại ý kiến của một phụ huynh trên diễn đàn này: “Thay vì dùng tiền làm ‘động lực’, sao chúng ta không đầu tư thời gian để cho bọn trẻ đi chơi hoặc tự tay mua những món đồ mà chúng thích để làm phần thưởng?”

Nhưng nếu chúng ta đầu tư thời gian và trí lực để con tiếp cận được tiền đúng cách, thì con ta sẽ có được một kỹ năng chịu trách nhiệm (về tài chính). Đây là quá trình học cách sử dụng hợp lý phương tiện được trao, ra quyết định chi trả, lập kế hoạch chi tiêu, chịu trách nhiệm về hành vi dùng tiền trước bố mẹ, và quan trọng hơn, biết “trao” đúng cách.

Tiền không thể được trao vì hoàn thành các chức trách như làm bài tập về nhà, cũng như do thực hiện các chức trách kiểu như dọn phòng, rửa bát, trông em... Tiền sẽ chỉ luôn là một phương tiện hỗ trợ quyền tự ra quyết định, tự thực hiện nguyện vọng chính đáng của cả người lớn lẫn trẻ em, trong khuôn khổ điều kiện kinh tế của mỗi nhà, của đất nước. Việc chi tiêu tiền của trẻ phải thể hiện được thái độ đối với lao động của cha mẹ và tài sản công của đất nước.

Lê Đỗ Huy

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Trường học là tấm gương phản ánh xã hội tương lai



Trường học là tấm gương phản ánh
xã hội tương lai
By NTZung, on April 11th, 2011
(Bài được sửa chữa bổ sung một vài chỗ vào 14/04/2011)

Trong bài viết này, tôi muốn trình bày một luận điểm về giáodục,đó là: trường học là tấm gương phản ánh xã hội tương lai. Ngôi trường là nơi hình thành tư cách con người. Những tính cách, thói quen, và cách suy nghĩ mà học sinh tiếp nhận được ở trường sẽ theo học sinh suốt đời. Bởi vậy, ngôi trường ra sao, thì xã hội về sau sẽ như vậy.

Luận điểm trên có lẽ không có gì mới, và tính đúng đắn của nó cũng đã được kiểm nghiệm qua thực tế. Ví dụ, tuy rằng chế độ thuộc địa của Pháp ở Việt Nam trước kia là một chế độ hà khắc, nhưng bản thân các trường học theo hệ thống Pháp ở Việt Nam thời đó lại được hưởng theo nền giáo dục của Pháp, là một nền giáo dục tự do, nhân bản, bác ái, bởi vậy đã đào tạo được cho Việt Nam một lực lượng trí thức tinh túy, và chính những trí thức đó đã tham gia làm cách mạng lật đổ chế độ thực dân.
Chúng ta muốn có một xã hội tương lai có các tính chất tốt đẹp như thế nào, thì hãy cố gắng làm sao cho con cái chúng ta được học trong các ngôi trường có được các tính chất tốt đó. Điều này vô cùng quan trọng trong chiến lược giáo dục. Chúng ta muốn có một xã hội tương lai lành mạnh, nhân bản, công bằng, ở đó mọi người biết thương yêu nhau, tôn trọng sự khác biệt, trung thực thẳng thắn, người ngay không sợ kẻ gian, v.v. Muốn được vậy thì bản thân trong trường học phải có được như vậy.
Tuy trong xã hội hiện tại có rất nhiều tiêu cực, nhưng nếu trường học ngăn chặn được các tiêu cực đó không để nó lọt vào trường, tạo được một môi trường lành mạnh trong khuôn khổ trường học, thì học sinh sẽ cảm nhận được sự ưu việt của môi trường lành mạnh đó, và sẽ cố gắng phấn đấu khi ra đời để đạt được một xã hội lành mạnh như là trong ký ức của họ thời đi học. Kiến thức khoa học mà các học sinh học được ở nhà trường về sau có thể bị quên đi nếu lâu không dùng đến. Nhưng sự ứng xử của nhà trường và thầy cô sẽ ngấm vào học sinh, không bao giờ quên, và nó sẽ thể hiện ra trong cách ứng xử của học sinh sau này. Nếu học sinh cảm thấy được các thầy cô là những con người thực sự có tư cách cao, đức độ, thương yêu học sinh, thì về sau họ cũng sẽ có lòng tốt do được thầy cô truyền cho, cũng cảm thấy được là cần phải sống sao cho có tư cách đàng hoàng. Ngược lại, nếu học sinh bị ngược đãi ở trường, hoặc thấy rằng có thể dùng tiền mua điểm, không còn kính trọng thầy cô, thì khi ra đời họ cũng sẽ trở thành những người vô trách nhiệm và không biết tôn trọng người khác.
Nếu chúng ta không muốn có một xã hội tương lai toàn bịp bợm giả dối, thì hãy ngăn chặn sự giả dối ở trường học,ngăn bệnh thành tích rởm. Đừng bắt học sinh phải giơ tay giả vờ xin phát biểu khi có người dự lớp, khai man tuổi khi đi thi vẽ, đừng để lộ đề bài cho học sinh, v.v. Những việc như thế có thể “có lợi” trước mắt cho việc “lập thành tích” nào đó, nhưng về cơ bản là làm hại học sinh và hại cho xã hội tương lai. Để tránh việc chạy theo thành tích rởm, thì bản thân ngành quản lý giáo dục phải có các biện pháp nhằm khuyến khích sự thật, và hạn chế sự phát triển của bệnh thành tích, chứ không thể đổ tội hết cho giáo viên. Ví dụ, có thể học một kinh nghiệm từ Pháp trong bậc tiểu học: họ không chấm điểm như kiểu theo thang điểm từ 1 điến 10. “Thang điểm” của họ đơn giản hơn nhiều, cho mỗi phần kiến thức chỉ gồm có 3 mức như: đã nắm vững, còn đang trong quá trình nắm bắt, và chưa nắm được. Thang điểm đó không nhằm thi thố với ai hết, mà để giúp học sinh và gia đình học sinh biết được thực chất khả năng của học sinh. Việc cho lên lớp, hay đúp lớp, hay nhảy cóc, là do gia đình và thầy cô giáo bàn với nhau dựa trên kết quả học và tâm lý của học sinh, để chọn giải pháp tốt nhất cho học sinh, chứ cũng không phải để “lập thành tích” với ai cả. Hệ thống như vậy giúp học sinh tiến bộ thực sự được tốt hơn, và có tinh thần thoải mái hơn, không phải lừa dối ai.
Từng chi tiết nhỏ trong trường học cũng có thể có ảnh hưởng lớn đến thế giới quan của học sinh. Ví dụ như vấn đề vệ sinh trong trường học. Nếu trường học được giữ sạch sẽ, và có khu nhà vệ sinh sạch sẽ, thì nó sẽ tạo được thói quen hay ít ra là ước muốn sống sạch sẽ cho học sinh, và như vậy xã hội tương lai cũng sẽ được sạch sẽ ngăn nắp. Ngược lại, nếu trường học để nhà vệ sinh bẩn thỉu, hay thậm chí không có nhà vệ sinh (như một số nơi mà báo chí đã phản ánh) thì sẽ khó tạo được nếp sống sạch sẽ trong xã hội tương lai.
Chúng ta muốn có một xã hội tương lai với nhiều sáng tạo, với những con người biết suy nghĩ độc lập. Muốn vậy thì phải bỏ lối học vẹt trong trường học đi. Tôi thấy cháu gái của tôi có những lần đọc ra rả như con vẹt để học thuộc lòng một đoạn bình luận về lịch sử. Không chỉ lịch sử mà nhiều môn khác cũng được học kiểu như vậy. Đến bình luận về lịch sử cũng phải học thuộc lòng để rồi khi làm kiểm tra viết hệt lại như bài mẫu (nếu không thì bị trừ điểm), chứ không được tự mình suy nghĩ phân tích dựa trên các sự kiện lịch sử được học, thì có nguy cơ trở thành những con người thụ động, lười suy nghĩ và chẳng có tư tưởng gì hết.
Chúng ta muốn con cái chúng ta về sau sống được bằng thu nhập chính thức do công việc chính đem lại, chứ không phải chủ yếu sống bằng nghề tay trái, hay chạy chọt, bổng lộc. Vậy thì chúng ta hãy tập trung việc học của học sinh ở lớp vào các giờ học chính thức, và chỉ học thêm / dạy thêm trong những trường hợp thật sự cần thiết, chứ đừng bắt tụi trẻ đi học thêm lu bù đến tận đêm khuya. Kiểu học thêm lu bù vừa kém hiệu quả, hại sức khỏe, vừa làm cho các giờ học chính thức bị sao nhãng giảm chất lượng, vừa tạo một tư duy xấu cho học sinh là “phần phụ lại quan trọng hơn phần chính”. Tôi hiểu là nhiều thầy cô giáo muốn dạy thêm để tăng thu nhập. Việc mưu cầu hạnh phúc không có gì xấu, và cũng có nhiều việc dạy thêm / học thêm là chính đáng và có ích. Nhưng nếu chỉ vì tiền, mà cả thầy lẫn trò đều phải miễn cưỡng dạy thêm và học thêm, thì là bi kịch. Bi kịch này có thể giải quyết được qua các sự thỏa thuận giữa gia đình học sinh và thầy cô giáo và nhà trường. Ví dụ, gia đình vẫn nộp tiền học phí, nhưng để bồi dưỡng thầy cô và tăng chất lượng giờ học chính thức thay vì cho việc học thêm quá mức.
Trên đây chỉ là một số ví dụ về những điều mà chúng ta có thể (và cần) làm để cho trường học tốt lên, nhằm có được một xã hội tương lai tươi đẹp lên. Còn nhiều điểm khác mà chúng ta có thể phân tích, dựa trên lý tưởng về một xã hội tương lai chúng ta muốn có được như thế nào, qua đó sẽ thấy cần xây dựng các ngôi trường hiện tại ra sao. Ví dụ, ở các nước tiên tiến, người ta bắt đầu chú ý lắp các tấm điện mặt trời trên mái nhà của các trường học. Việc này không những đem lại nguồn điện cho trường, mà còn làm cho học sinh quan tâm đến các nguồn năng lượng tái tạo được, sẽ là những nguồn năng lượng chủ yếu trong tương lai, và quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Các học sinh phổ thông ở các nước tiên tiến cũng được học tranh luận một cách thẳng thắn và cởi mở về các vấn đề xã hội hiện đại chứ không bị ép phải chấp nhận bất cứ giáo điều nào làm chân lý. Khi trưởng thành, họ sẽ trở thành những công dân thực sự làm chủ xã hội.



Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012


Ảnh đồi chè sông Bôi










http://petrotimes.vn/trang-nhat




Nuôi dạy con tuổi teen "trái tính trái nết"


Nuôi dạy con tuổi teen "trái tính trái nết"

 



Không ít bậc cha mẹ đau đầu về những hành vi "trái tính trái nết" của đứa con tuổi mới lớn. Nhiều người phải tạm nghỉ làm để "kết nối” trở lại với con, dành thời gian bên con những mong uốn nắn con.

Vậy bố mẹ và con nên giải quyết vấn đề này như thế nào?

Theo nhà tư vấn Suzie Hayman - tác giả cuốn sách mới ra mắt Parenting your teenager (tạm dịch Làm cha mẹ của đứa con tuổi teen), khi bước vào tuổi mới lớn, con bạn đang trở thành một "người lớn tập sự" và bắt đầu tự đứng trên đôi chân mình. Lúc này, bố mẹ phải học cách "thả lỏng" và nhận ra họ không còn là trung tâm vũ trụ của đứa con nữa.

Đây cũng là một loại khủng hoảng tuổi trung niên của bậc làm cha mẹ khi họ như thể bị mất đi lý do tồn tại của mình. Rất nhiều bậc cha mẹ thấy thật sự khó khăn khi không kiểm được con mình nữa. Nhưng cũng giống như việc đứa trẻ chập chững tập đi cần phải ngã để học cách đứng lên, các ông bố bà mẹ phải cho phép đứa con tuổi teen tự học từ những lỗi lầm của mình.