Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

MẶT TRỜI NHÂN TẠO


Ngày 08/10/2014 trên trên tập san Vật lý học hàng đầu thế giới và website của University of Washington đồng loạt đăng bài viết về Dynomak: UW: fusion reactor concept could be cheaper than coal - University of Washington: Lý thuyết lò phản ứng nhiệt hạch có thể rẻ hơn dùng than đá.

Đây là kết quả của nửa thế kỷ của một dự án tốn đến hơn 5 tỷ Euro do các nhà khoa học Đức đã đề xuất cho tình hình an ninh năng lượng toàn cầu từ năm 1964. với hy vọng tạo ra một mặt trời nhân tạo sản sinh ra nguồn năng lượng nhiệt hạch sạch với môi sinh.

Theo các nhà khoa học chỉ trong 2 thập niên tới, những gì trong phòng thí nghiệm hôm nay sẽ được áp dụng thực tế cuộc sống. Nó sẽ là nguồn năng lượng vô tận, không gây ảnh hưởng môi trường, có giá thành rẻ phục vụ cho con người. 

Các nhà nghiên cứu University of Washington làm một bài toán đơn giản là, một nhà máy điện nhiệt hạch sản xuất 1 gigawatt (1 tỷ watt) sẽ có chi phí 2.7 tỷ đô la, trong khi một nhà máy điện chạy bằng than có cùng một sản lượng có chi phí 2,8 tỷ USD, theo như mô hình của họ đang làm hiện nay. Nhưng nhà máy điện nhiệt hạch của họ lại không tiêu tốn gì khác ngoài chỉ một ít nước để tạo ra phản ứng nhiệt hạch!

Hết vắt đá ra dầu, nay các nhà khoa học Mỹ vắt nước ra điện để phục vụ nhân sinh.

Hy vọng nhân loại sẽ không còn lo lắng đển hủy hoại môi sinh, một thời đại mới không còn lo một ngày nào đó, than đá và dầu hỏa cạn kiệt đã có thể được gác lại. Và giá dầu thế giới tiếp tục rớt giá để các quốc gia không sáng tạo, mà chỉ biết ăn bám vào tài nguyên ông cha để lại ngày càng rớt lại phía sau trong cuộc ganh đua toàn cầu.


Ảnh : GS Thomas R. Jarboe với lò phản ứng nhiệt hạch Dynomak.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét