Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Đội tuyển Việt Nam đạt thành tích cao trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO) 2013


Đội tuyển Việt Nam đạt thành tích cao 
trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO) 2013
Olympic Toán quốc tế (IMO) 2013 là cuộc thi toán học hàng đầu quốc tế cho học sinh trung học, năm nay được tổ chức tại Santa Marta, Colombia có 547 thí sinh đến từ 103 quốc gia thi thố trong một kỳ thi 2 ngày căng thẳng.

Đội tuyển Toán Việt Nam 6 HS dự thi đều đạt huy chương : 3 Huy chương Vàng và 3 Huy chương Bạc, năm nay xếp ở vị trí thứ 7 chung cuộc (tăng 2 bậc so với năm 2012).

3 em đoạt huy chương vàng là :

Võ Anh Đức (THPT chuyên Hà Tĩnh) 34 điểm
Phạm Tuấn Huy (lớp 11 Trường THPT Năng khiếu, ĐH Quốc gia TPHCM) 33 điểm
Cấn Trần Thành Trung (THPT Năng khiếu, ĐH Quốc gia TPHCM) 31 điểm quê  Thạch Thất (Hà Nội) 



3 em đoạt huy chương bạc là :
 Đinh Lê Công (THPT chuyên đại học Vinh, Nghệ An) 30 điểm
Trần Đăng Phúc (THPT chuyên đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội) 28 điểm
Hoàng Đỗ Kiên (THPT chuyên Vĩnh Phúc) 24 điểm.

Việt Nam đã tham gia IMO 37 lần (IMO 2013 là IMO thứ 54) đã có tới 26 lần đứng trong top 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có thành tích cao nhất”.

Đoàn Việt Nam đạt thành tích tốt nhất tại IMO 1999  2007 (đều đứng thứ 3 toàn đoàn với 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc).

Năm 2011 đoàn Việt Nam đạt thành tích thấp nhất trong lịch sử tham dự IMO của Việt Nam (chỉ giành được 6 huy chương đồng, xếp thứ 31 toàn đoàn.)



Đề thi IMO năm 2013 được đánh giá chung là một đề thi hay, xứng tầm đề thi toán quốc tế với nhiều ý tưởng hay và mới.

Bài 1 (do Nhật Bản đề nghị) là một bài toán số học rất đẹp mà lời giải không đòi hỏi những kiến thức cao, chỉ cần xem xét các trường hợp nhỏ là tìm ra quy luật chung để giải bài toán tổng quát.

Bài 2 (do Úc đề nghị) là một bài toán tổ hợp hay. Kết quả có thể đoán ra không khó khăn, nhưng để chứng minh chặt chẽ cận trên và cận dưới, thí sinh phải có một nền tảng khá vững vàng về cả kiến thức và lý luận.

Bài 3 (Nga đề nghị) là một kết quả hình học đẹp đẽ, một tính chất độc đáo của tam giác vuông (thật kỳ lạ là cho đến thế kỷ 21, người ta vẫn còn tìm thấy những tính chất hình học đẹp đẽ như vậy).

Bài 4 (Thái Lan đề nghị) là một bài toán hình học (đây là lần đầu tiên Thái Lan có bài toán được chọn), một bài toán rất phù hợp với vị trí bài đầu tiên của ngày hai. Bài toán này có thể giải được bằng kiến thức trung học cơ sở.

Bài 5 (Bulgaria đề nghị) là một bài toán phương trình hàm, một bài toán thuần tuý kỹ thuật, các học sinh có nền tảng vững về phương trình hàm đều có thể làm được.

Bài 6 (Nga đề nghị) là một bài toán tổ hợp tuyệt hay, phát biểu rất dễ hiểu, lời giải cũng rất sơ cấp nhưng rất khó. Một số chuyên gia bình luận rằng đây là bài tổ hợp hay nhất trong mười năm gần đây.

Olympic Toán quốc tế (IMO) là cuộc thi quan trọng nhất trên thế giới trong lĩnh vực Toán dành cho học sinh cấp trung học phổ thông. Việt Nam tham dự cuộc thi từ năm 1974. Nhiều học sinh Việt Nam giành huy chương ở IMO sau này đã trở thành những nhà toán học lừng danh, tiêu biểu như giáo sư Ngô Bảo Châu.





Bảng Xếp Hạng Kết Quả Cuộc Thi Toán Học Olympiad Quốc Tế Toàn Cầu 

Thế Giới Năm 2013


Hạng 1 . Trung Hoa


5 Huy Chương Vàng , 1 Huy Chương Bạc - thí sinh Yutao Liu đạt điểm tuyệt đối 100% 
Yutao Liu 
ThumbImage7576.jpg
2. Hàn Quốc 5 vàng 1 Bạc 
Eunsoo Lee 
ThumbImage7673.jpg
3. Mỹ 4 vàng 2 bạc
Người Mỹ gốc Trung Hoa
ThumbImage7496.jpg
4. Nga 4 vàng 2 bạc
ThumbImage7582.jpg
5. Triều Tiên 2 vàng 4 bạc 
ThumbImage7805.jpg
6. Singapore 1 vàng 5 bạc
ThumbImage7497.jpg
7. Việt Nam 3 vàng 3 bạc
ThumbImage7859.jpg
8. Đài Loan 2 vàng 4 bạc
ThumbImage7458.jpg
9. Anh 2 vàng 3 bạc
Người Anh gốc Trung Hoa
ThumbImage7650.jpg
10. IRAN Ba Tư 2 vàng 3 bạc
ThumbImage7550.jpg
11. Canada 
Người Canada gốc Trung Hoa
ThumbImage7698.jpg
12. Nhật Bản 
ThumbImage7418.jpg
13. Do Thái 
ThumbImage7531.jpg
...............................

Thứ tự các đoàn trong top 10 IMO 2012 tại  Argentina 

1. Hàn Quốc: 6 HCV

2. Trung Quốc: 5 HCV + 1 HCB

3. Mỹ : 5 HCV + 1 HCB

4. Nga: 4 HCV + 2 HCB

5. Thái Lan: 3 HCV + 3 HCB

6. Canada: 3 HCV + 1 HCB + 2 HCĐ

7. Singapore: 1 HCV + 3 HCB + 2 HCĐ

8. Iran: 3 HCV + 2 HCB + 1 HCĐ

9. Việt Nam: 1 HCV + 3 HCB + 2 HCĐ

10. Romania: 2 HCV + 3 HCB + 1 HCĐ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét