Trong những năm gần
đây, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có mức chi tiêu cho giáo dục vào loại
cao trên thế giới.
Nhìn từ phía Nhà
nước, trong tổng chi phí, phần chi ngân sách nhà nước cho giáo dục tăng từ 4,2%
GDP năm 2000 (chiếm 16,9% tổng chi ngân sách nhà nước) và giai đoạn 2009-2014 giữ
ở mức 5,5% GDP hàng năm, chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước.
Xét ở mức chi tiêu
xã hội cho giáo dục, tỷ lệ chi từ ngân sách nhà nước chiếm 60% tổng mức chi
tiêu và tỷ lệ chi từ dân và các nguồn khác chiếm 40%. Theo đánh giá của Ngân
hàng Thế giới năm 2006, tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục từ phía người dân và các hộ
gia đình ở Việt Nam cao hơn cả các nước đang phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật Bản
và các nước OECD*
.
Trong năm 2015 -
2016, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư) đã tiến hành một cuộc điều tra đối với các hộ gia đình đang có con cái
theo học từ bậc giáo dục tiểu học đến hết đại học. kết quả điều tra cho thấy
mức chi tiêu của các hộ gia đình Việt Nam cho giáo dục ở mức tương đối cao. Kết
quả cho thấy:
Mức chi giáo dục
bình quân của hộ gia đình là 2,53 triệu đồng/con/tháng, trong đó: mức chi giáo
dục bình quân của khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn khoảng 2,7 lần
(tương ứng 3,07 triệu đồng/con/tháng so với 1,15 triệu đồng/con/tháng).
Xét theo nhóm hộ chi
cho giáo dục thì nhóm hộ nghèo có mức chi thấp nhất (0,69 triệu đồng/con/tháng)
nhóm hộ giàu (4,85 triệu đồng/con/tháng).
Trong 6 tỉnh thành phố điều tra, TP. Hồ Chí Minh có mức chi giáo
dục bình quân cao nhất (3,4 triệu đồng/con/tháng); Hà Nội có mức chi giáo dục
bình quân thấp hơn TP. Hồ Chí Minh (2,37 triệu đồng/con/tháng, Phú Thọ có mức
chi giáo dục bình quân thấp nhất (0,98 triệu đồng/con/tháng).
Thanh Hóa và Hà Tĩnh
mặc dù là hai tỉnh gần nhau và cùng thuộc khu vực miền Trung - vùng được đánh
giá là hiếu học (ở đây mọi người dân - đặc biệt là những người nghèo đều có ý
thức đầu tư cho giáo dục để thoát nghèo), nhưng nhóm hộ nghèo của Thanh Hóa thì
có mức chi giáo dục bình quân thấp nhất (14,1%), còn nhóm người nghèo của Hà
Tĩnh lại có mức chi giáo dục bình quân cao nhất (18,2%) trong 6 tỉnh nghiên
cứu.
Qua kết quả điều
tra, có thể thấy, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong chi tiêu
của hộ gia đình Việt Nam nói chung, thông qua mức độ quan tâm của hộ gia đình
đối với giáo dục - đào tạo là rất cao. Tuy nhiên, với tỷ lệ chi tiêu cho giáo
dục chiếm tới hơn 30% tổng chi tiêu của hộ gia đình thì đây cũng là một gánh nặng
tương đối lớn đối với phần đông các hộ gia đình ở Việt Nam hiện nay. Nhìn từ
góc độ chính sách, Nhà nước cần nâng cao hơn nữa việc thực thi các chính sách
giáo dục và đào tạo để san sẻ gánh nặng với các hộ gia đình, tạo điều kiện để
việc tiếp cận dịch vụ giáo dục và đào tạo có thể đến được với mọi tầng lớp nhân
dân trong xã hội.
* Tỷ lệ chi từ phía
người dân và các nguồn khác ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục năm 2006 của
Mỹ là 26%, Pháp là 7%, Nhật là 26%, Hàn Quốc là 41% và các nước OECD là 20%.
Nguồn: Trích kết quả thực hiện dự án điều tra cấp Bộ “Nghiên cứu,
điều tra thực trạng đầu tư giáo dục cho con cái trong các hộ gia đình ở Việt
Nam” do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia thực hiện trong
năm 2015-2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét