Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Chuẩn chọn người thời xưa vẫn còn giá trị thực tiễn


Người xưa luôn luôn lấy tiêu chuẩn chọn người gồm nhiều mặt cả đức lẫn tài, và không hề coi đức với tài như nhau, mà là vô cùng coi trọng vị trí thống soái và tác dụng chủ đạo của Đức đối với tài, đặt Đức lên trên cùng.

Tư Mã Quang thời Bắc Tống căn cứ theo quan hệ giữa Đức với tài đã chia người ta ra làm 4 loại:

Đức tài toàn vẹn là Thánh nhân, 
Đức tài đều kém là người ngu,
Đức trên tài là quân tử,
Tài hơn đức là tiểu nhân.

Khi dùng người, tốt nhất là lựa chọn Thánh nhân, sau đó là quân tử, nếu như đều chẳng có, thì thà chọn người ngu còn hơn chọn tiểu nhân. Bởi vì có tài mà vô Đức là loại người nguy hiểm nhất, so với loại người không tài không Đức thì còn tồi tệ hơn.

Từ xưa đến nay, quan lại có Đức hạnh cao, phẩm cách tốt là cơ sở của một nền chính trị liêm khiết sáng sủa, bất kỳ trong hoàn cảnh nào họ cũng có thể đặt lợi ích của trăm họ lên hàng đầu, đó cũng là giá trị chân chính của việc chọn người tài đức.

Ngược lại, chỉ chọn dùng kẻ thân thích thì chỉ có thể làm cho đất nước và dân tộc suy yếu nguy vong. Bởi vì nó lấy lợi ích cá nhân làm căn bản, khiến cho lòng ích kỷ ham muốn cá nhân bành trướng, những kẻ kém cỏi hoành hành, vô cùng tai hại. Những loạn thần tặc tử xưa nay, phần nhiều không phải là vì kém tài mà là vì kém Đức. Vô Đức mới là mối họa lớn của trăm họ.



1 nhận xét:

  1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao khi trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội khoá XI rằng do thiếu người nên phải đôn cả bảo vệ, văn thư, đánh máy lên ngồi ghế... thẩm phán!

    Phạm Văn Chung Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
    Tạp chí Xây dựng Đảng
    Vấn đề tuyển chọn nhân tài hiện nay

    Trả lờiXóa