Lung linh sắc màu tuổi thơ Tây Bắc
Từ lúc lọt lòng, những đứa trẻ ở đây đã phải theo mẹ lên nương rẫy, lớn lên một chút phải ở nhà tự chơi một mình, trông ngóng người thân trở về; và thường lên 5 tuổi đã theo các anh chị lên rừng, nương rẫy, cuộc sống mưu sinh nơi đây rất vất vả.
Những hình ảnh sau đây khắc họa sinh động bức tranh cuộc sống trẻ em nơi vùng Tây Bắc.
Bức ảnh “mẹ cho con bú” giữa núi rừng Tây Bắc trên Facebook của Mai Thanh Hải đã làm xúc động nhiều người về tình mẫu tử. Trên ngọn núi cao không gian dường như nhạt nhòa, thu mình để làm nổi bật hình ảnh hai mẹ con.
Cảm động trước bức ảnh này, nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Dương đã sáng tác một bài thơ nói lên tình mẫu tử:
Mẹ cho con bú giữa núi rừng Tây Bắc,
Đồi cỏ trên cao không một bóng người,
Với gió ru lồng lộng giữa mây trời,
Giọt sữa mẹ sao ngọt ngào đến thế.
Đồi cỏ trên cao không một bóng người,
Với gió ru lồng lộng giữa mây trời,
Giọt sữa mẹ sao ngọt ngào đến thế.
(Trích khổ thơ đầu)
Ở Tây Bắc, đôi bàn chân của những đứa trẻ 5, 10 tuổi đã phải lên nương, lội suối, đạp qua những con đường dốc, vai gánh thóc, củi, rau hay thức ăn.
Nhiều đứa trẻ mới 2,3 tuổi phải ở nhà một mình, vì bố mẹ đi làm, anh chị phải lên nương, lượm cỏ về cho bò ăn, ở nhà tự chơi một mình, lủi thủi tự lo cái ăn, ly nước để uống. Mặt trời lặn thì ra ngồi một mình ngoài cửa đợi bố mẹ và anh chị về.
Con đường tìm đến cái chữ thật xa xôi
Đường đến trường của trẻ em nơi đây cũng chính là những cung bậc mùa vàng.
Những đứa trẻ đến trường với bao suy nghĩ trong đầu: Đi học rồi ở nhà ai lấy cỏ cho trâu ăn? Ai bế em cho mẹ lên rẫy. Bao nhiêu suy nghĩ ấy khiến bước chân đứa trẻ trở nên nặng hơn, chưa kể con đường trước mắt phải lội suối, vượt đèo mới đên được lớp học.
Vùi đùa bên nương rẫy
Trò chơi
Trẻ em nơi đây tranh thủ những lúc rảnh rỗi để vui đùa cùng nhau:
Ngọn Hải Đăng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét