Theo lời kể của ông Nguyễn Minh Nguyên, hậu duệ đồng thời là
trưởng tộc chi họ Nguyễn ở quê Trạng Hiền (làng Dương A, Nam Thắng, Nam Trực,
Nam Định), sau khi công bố kết quả thi, Trạng Hiền mới 13 tuổi được vào cung
yết kiến nhà vua.
Tại triều đình, thấy Trạng nguyên còn nhỏ quá, vua Trần Thái
Tông mới hỏi: “Trạng học ai?”. Trạng trả lời: “Tâu bệ hạ, thần sinh nhi tri
chi, hữu nghi tắc vấn tăng nhất nhị tự”. Tạm dịch nghĩa là: “Thần sinh ra đã
biết, có một đôi chữ không hiểu thì hỏi ông sư ở chùa làng”.
(theo lưu truyền của dân chúng ở đây thì nhà Trạng gần chùa. Cụ
sư trụ trì chùa có mở một lớp dạy học nhưng Trạng không theo học mà chỉ đứng
nghe lỏm và được sư ông cho mượn sách đọc”).
Nghe câu trả lời của Trạng, Trần Thái Tông cho là Trạng tự kiêu,
không biết lễ phép nên hạ chỉ: “Trạng còn nhỏ tuổi chưa biết lễ nên cho về quê
3 năm để học lễ rồi sẽ bổ dụng”. Vậy là Trạng Hiền lại phải lủi thủi về quê mặc
dù rõ ràng đã đỗ đầu.
Một lần sứ giả Mông Cổ mang thư của triều đình họ sang nước ta.
Trong thư chỉ có một bài thơ gồm 4 chữ là:
“Lưỡng nhật bình đầu nhật
Tứ sơn điên đảo sơn
Lưỡng vương tranh nhất quốc
Tứ khẩu tung hoành gian”
Tứ sơn điên đảo sơn
Lưỡng vương tranh nhất quốc
Tứ khẩu tung hoành gian”
Ngoài bài thơ, bức thư không viết thêm chữ nào nữa khiến triều đình
không hiểu được thông điệp. Trong lúc khó khăn, Trần Thái Tông nhớ đến Trạng
Hiền bèn cho người về quê tìm.
Khi sứ giả tìm được Trạng rồi liền truyền lệnh của vua Trần
triệu Trạng về triều đình. Rất ngạc nhiên, Trạng đáp: “Nhà Vua trách ta chưa
học lễ, nay thấy nhà vua cũng chưa giữ lễ, ta chưa thể về Triều”. Sứ giả về tâu
lại, Vua giật mình nghĩ ra bèn sai mang mũ áo, cùng xe ngựa rước Trạng lên
kinh.
Khi Trạng đã về kinh, nhà vua bèn mang thư của Mông Cổ cho Trạng
xem để dịch thông điệp.
Vừa lướt qua Trạng đã hiểu ngay nội dung. Toàn bộ 4 câu thơ của
bài thơ chỉ miêu tả một chữ Điền. Hai chữ Nhật đặt cạnh nhau thì thành chữ
Điền. Bốn chữ Sơn ở quay đầu vào nhau cũng thành chữ Điền. Hai chữ Vương đặt
ngang dọc và chồng lên nhau là chữ Điền. 4 chữ Khẩu xếp lại thành 2 hàng ngang
dọc cũng là chữ Điền. Trạng giải ra được nội dung khiến Triều đình giữ được
quốc thể còn sứ Mông Cổ thì rất khâm phục. Người Mông Cổ biết nước Nam có người
tài, chưa dễ gì đánh được.
Lại lần khác, sứ Mông Cổ mang sang bức thư chỉ có 2 chữ “Thanh
Thúy”. Trạng Hiền đọc xong liền phê ngay vào thư là “Thập nhị nguyệt xuất tốt”
và tâu vua Trần nên đưa quân ra biên giới phòng thủ vì tháng 12 giặc sẽ động
binh. Nguyên chữ “thanh” gồm chữ thập, chữ nhị ở trên và chữ nguyệt ở dưới, chữ
“thúy”gồm chữ xuất và chữ tốt ghép lại. Quân Mông Cổ đến đầu biên giới thấy ta
đã có chuẩn bị nên lại rút quân về. “Thế là Trạng Hiền hai lần đánh giặc bằng
bút.
-------
Trạng nguyên Nguyễn Hiền sinh năm 1235 tại làng Dương Miện, phủ Thượng Hiền, trấn Sơn Nam Hạ. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, cha mất sớm. Hai mẹ con Nguyễn Hiền ở trong một ngôi nhà nhỏ bên cạnh chùa làng. Sớm được tiếp xúc với môi trường học tập lại cộng với thiên tư tuyệt vời nên Nguyễn Hiền chỉ nghe lỏm mà cũng thông hiểu. Sư ông quý mến lại cho mượn sách vở nên chẳng bao lâu Nguyễn Hiền đã tiến bộ vượt bậc, giỏi hơn cả học sinh giỏi của trường và nổi tiếng thần đồng khắp vùng.
-------
Trạng nguyên Nguyễn Hiền sinh năm 1235 tại làng Dương Miện, phủ Thượng Hiền, trấn Sơn Nam Hạ. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, cha mất sớm. Hai mẹ con Nguyễn Hiền ở trong một ngôi nhà nhỏ bên cạnh chùa làng. Sớm được tiếp xúc với môi trường học tập lại cộng với thiên tư tuyệt vời nên Nguyễn Hiền chỉ nghe lỏm mà cũng thông hiểu. Sư ông quý mến lại cho mượn sách vở nên chẳng bao lâu Nguyễn Hiền đã tiến bộ vượt bậc, giỏi hơn cả học sinh giỏi của trường và nổi tiếng thần đồng khắp vùng.
Năm 1247, khi mới 13 tuổi Nguyễn Hiền được người lớn dẫn lên
kinh để thi và đã đỗ Trạng nguyên trong khoa thi đầu tiên đặt danh hiệu này,
trở thành Khai quốc Trạng nguyên của Đại Việt.
Ảnh : Bàn thờ trong đền ghi bài thơ của sứ Mông Cổ mà Trạng Hiền
giải mã được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét