Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Đòn bất ngờ của Liên Xô không kích ồ ạt Berlin phát xít Đức choáng váng


 Máy bay chiến đấu của Liên Xô thời Thế chiến 2. Ảnh: Sputnik
Năm 1941 quân đội phát xít Đức tràn ngập nhiều lãnh thổ của Liên Xô. Và chúng hoàn toàn bất ngờ khi không quân Liên Xô vẫn đủ sức không kích Berlin.
Vào ngày 7/8/1941, người Đức bất ngờ thấy máy bay đối phương xuất hiện trên bầu trời Berlin và họ tưởng đó là máy bay Anh. Tuy nhiên, họ sớm hiểu ra rằng thủ đô của Đệ tam Đế chế đang bị máy bay của Liên Xô oanh tạc. Điều này ban đầu Đức không thể nghĩ đến được vì lúc đó họ ngỡ rằng Liên Xô đã gần như cầm chắc thất bại trong Thế chiến 2. Quân đội Đức đã chiếm hầu hết vùng Baltic, Byelorussia (nay là Belarus), nửa Ukraine và tiến rất sát Leningrad (nay là Saint Petersburg) và thẳng tiến tới Moscow.
Trước đó hồi tháng 7/1941, Tư lệnh không quân Đức Hermann Goering bảo đảm với Hitler rằng Không quân Liên Xô đã bị xóa sổ hoàn toàn. Nhưng trên thực tế, lực lượng này vẫn hoạt động và đủ năng lực ném bom Berlin trong cả một tháng.
Ý tưởng về một cuộc không kích trả đũa nhằm vào Berlin đến với ban lãnh đạo Liên Xô sau khi quân Đức bắt đầu ném bom Moscow vào tháng 7/1941. Việc Đức oanh tạc thủ đô Moscow đã làm giảm niềm tin của người dân Liên Xô vào sức mạnh quân sự nước họ và khả năng kháng cự lại kẻ thù. Trong bối cảnh đó, giới lãnh đạo Liên Xô quyết định lấy lửa đáp lại lửa, bằng cách đánh thẳng vào trung tâm đầu não của phát xít Đức.
Tư lệnh hải quân Liên Xô, Đô đốc Nikolai Kuznetsov, nhớ lại: “Nếu thành công, một cuộc không kích vào Berlin sẽ có tầm quan trọng lớn. Rốt cuộc, Đức Quốc xã chỉ khoác lác với toàn thế giới về việc không quân Liên Xô đã bị tiêu diệt”.
Tuy nhiên đạt được mục tiêu này với không quân Liên Xô không phải là điều dễ dàng. Trong vài tháng đầu của cuộc chiến tranh vệ quốc, họ đã phải hứng chịu tổn thất khủng khiếp (vài ngàn máy bay), khiến Đức giành được thế thượng phong trên bầu trời. Đó là lý do vì sao, mỗi chiếc máy bay còn lại đối với ban lãnh đạo quân đội Liên Xô đều được quý như vàng và phải được sử dụng một cách hợp lý. Hơn nữa, Liên Xô không còn kiểm soát các sân bay mà từ đó máy bay có thể thực hiện liên tiếp các chuyến bay đi đi về về tới Berlin.
Một quyết định táo bạo được thông qua: Liên Xô sẽ sử dụng các sân bay tồi tàn trên bán đảo Moonsund ở phần phía tây của biển Baltic, nơi nằm sát kẻ thù nhất. Từ đây, máy bay ném bom DB-3 của Liên Xô có thể vượt qua chặng đường dài 900km (cả đi lẫn về) tới Berlin. Tuy nhiên quân Đức đóng rất sát Tallinn, căn cứ chính ở biển Baltic và đang trên đường tới vịnh Phần Lan. Ngoài ra còn có không quân Phần Lan hoạt động trong khu vực này.
Sân bay trên đảo Osel (ngày nay là Saaremaa), đảo lớn nhất trên bán đảo Moonsund, Sân bay này được tái trang bị khẩn cấp và sau đó oanh tạc cơ Liên Xô mau chóng được triển khai tới đây cùng với một chiến dịch hậu cần bảo đảm nhiên liệu, bom và đạn dược đầy nguy hiểm.
Nhằm tránh sự chú ý của quân Đức, máy bay Liên Xô được giấu tại nhiều chỗ khác nhau trên đảo, Người ta tiếp tục ngụy trang cho sân bay Osel vẻ ngoài bị bỏ hoang và không còn sử dụng.
Chiến dịch “Berlin”
Vào ngày 6/8/1941, 5 chiếc máy bay trinh sát của Liên Xô bay tới Berlin để làm nhiệm vụ. Hai ngày sau, 15 chiếc oanh tạc cơ DB-3 chở đầy bom mở màn chiến dịch “Berlin” vào giữa đêm. Hầu hết hành trình này vượt qua biển Baltic – chúng chuyển hướng tại Stettin (nay là Szczecin ở Ba Lan) và hướng tới thủ đô của Đức.
Cuộc không kích này khiến quân Đức hoàn toàn bất ngờ. Thoạt tiên chúng tưởng máy bay Liên Xô là của chúng.
Kuznetsov nhớ lại: “Người Đức không tưởng tượng nổi lại có điều táo bạo đến như vậy. Khi máy bay của chúng tôi tiến gần tới mục tiêu, chúng gửi tín hiệu từ mặt đất: “Máy bay nào thế? Đang bay đi đâu? Nghĩ rằng đây là các máy bay Đức bay lạc, chúng mời các máy bay này hạ cánh xuống sân bay gần nhất”.
Thành phố Berlin khi đó thắp sáng ánh đèn và có thể nhìn thấy rõ. Các cuộc không kích của Anh thường xuất phát từ phía tây và vào lúc đó vẫn đương hiếm. Phòng không Đức không nghĩ lại có thể có một cuộc không kích từ phía bắc và do vậy chúng đã phản ứng chậm.
Năm chiếc máy bay Liên Xô đã bay tới Berlin và trút bom xuống. Các máy bay khác ném bom vùng ngoại ô và Stettin. Sau chiến dịch này, tất các tổ bay đều trở về căn cứ mà không bị tổn thất nào.
Cùng ngày hôm đó, phát thanh Đức loan báo: “Vào sáng sớm ngày 8/8, một đội hình lớn của không quân Anh, bao gồm khoảng 150 phi cơ, đã nỗ lực ném bom thủ đô của chúng ta... Trong số 15 máy bay tới được thành phố, 9 chiếc đã bị bắn hạ”.
Đến khi mọi thứ tỏ tường về việc ai đã thực sự ném bom Berlin, phản ứng của phía Đức là sốc “toàn tập”, cả ở cấp độ dân thường và giới lãnh đạo Đức Quốc xã. Không ai ngờ rằng không quân Liên Xô vẫn sống và tác chiến tốt.
Thắng lợi tâm lý
Trong suốt thời gian một tháng, không quân Liên Xô đã thực hiện thêm 9 cuộc không kích nữa vào thủ đô Đức nhưng yếu tố bất ngờ suy giảm dần. Kẻ thù của họ giờ đã được chuẩn bị.
Trong các cuộc không kích kế tiếp, phía Liên Xô mất 18 máy bay. Vào đầu tháng 9/1941, sau khi chiếm được Tallinn, quân Đức đã xâm chiếm quần đảo Moonsund. Đến ngày 5/9/1941, chiến dịch “Berlin” dừng lại.
Các cuộc không kích táo bạo trên của Liên Xô đã được báo chí nước này và phương Tây phản ánh rộng rãi. Mặc dù không gây ra thiệt hại lớn về vật chất, việc ném bom Berlin đã có hiệu ứng tâm lý quan trọng: Nó chỉ ra cho thế giới thấy rằng không quân Liên Xô vẫn tồn tại và đủ khả năng giáng đòn đau đớn vào trái tim của Đức Quốc xã.
Trung tá Sergei Ostapenko nhớ lại: “Sau các vụ ném bom đầu tiên, người Nga bắt đầu suy nghĩ, nói và viết trên báo: Thực sự thì, nếu chúng ta tới được Berlin bằng đường hàng không thì chúng ta sẽ tới đó được bằng đường bộ”.
VOV.VN. Nguồn: RBTH

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Phòng chống dịch COVID-19


1. Tuân thủ nghiêm ngặt qui định của các địa phương về phòng chống dịch COVID-19

2. Sát khuẩn họng
- Chỉ định sử dụng dung dịch sát khuẩn họng Chlorhexidine và các loại khác có tác dụng tương tự được khuyến cáo giúp phòng tránh COVID-19.
- Người bệnh súc họng thường xuyên 4 lần/ngày. người khỏe mạnh bình thường nên sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày để phòng bệnh.
- Trong sinh hoạt hàng ngày nên mở các cửa sổ, cửa ra vào, tạo luồng khí tự nhiên thông thoáng, nhiệt độ tăng cao sẽ giúp giảm đời sống và sự phát tán của virus.

3. Các kiến thức cần biết về virus COVID-19

Coronavirus có thể không có dấu hiệu bị lây nhiễm trong nhiều ngày  
- Các triệu chứng của bệnh nhân mắc COVID-19 từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh, tùy theo sức đề kháng của mỗi người. COVID-19 gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi, suy hô hấp cấp tiến triển, thậm chí tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

- Chứng mất cảm giác mùi :
Hiệp hội chuyên khoa mũi Anh Claire Hopkins thông báo COVID-19 khi khởi phát bệnh nhân có triệu chứng mất cảm giác mùi vị. Khoảng 1/3 bệnh nhân COVID-19 tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Ý cho biết họ bị chứng mất cảm giác mùi.
Ví dụ giúp mọi người nhận biết tình trạng đột ngột mất cảm giác mùi hay vị, chẳng hạn như người mẹ không thấy tã của con có mùi, người không phân biệt được mùi vị khi nấu ăn hoặc không thấy mùi dầu gội khi gội đầu.

Không có triệu chứng :
- Hơn 20% số ca dương tính tại Hàn Quốc vẫn không xuất hiện triệu chứng, ngay cả đến khi họ được xuất viện. (Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cho biết).
- 47% số ca dương tính không có triệu chứng trên du thuyền Diamond Princess ở Nhật Bản, (sau khi toàn bộ hành khách và thủy thủ đoàn được xét nghiệm, có 712 người dương tính với virus) trong đó 334 người không có triệu chứng.

4. Các biện pháp phòng tránh COVID-19 khác theo khuyến cáo từ Bộ Y tế
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch đúng cách. Không nên chạm tay vào mắt, mũi, miệng, nhất là khi đang ở ngoài. Hạn chế tiếp xúc với những người bị ho, sốt.
– Che kín miệng và sử dụng khăn giấy hoặc tay áo khi ho, hắt hơi. Bỏ khăn giấy vào thùng rác ngay sau khi sử dụng, rồi rửa tay.
– Cần thông báo ngay cho các nhân viên hàng không, ô tô, đường sắt nếu xuất hiện dấu hiệu ốm khi di chuyển, du lịch. Sau đó, hãy đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
– Dùng các loại thực phẩm được đun nấu chín kỹ.
– Ở nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi. Không nên tiếp xúc gần với động vật nuôi hoặc hoang dã.
– Cần đeo khẩu trang khi tới nơi đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh. Sử dụng khẩu trang đúng cách, khẩu trang phải che kín miệng, mũi khi đang sử dụng.
– Đối với các loại khẩu trang dùng 1 lần cần vứt bỏ ngay vào thùng rác sau khi dùng và sau khi bỏ khẩu trang cần rửa tay sạch.

5, Tăng cường tính miễn nhiểm
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy quá trình bài tiết mồ hôi, giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. tác dụng chống cảm lạnh và đau họng.

Ngủ đủ giấc: Khi ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh ra chất meletonin, có tác dụng ức chế hàm lượng estrogen, làm giảm khả năng mắc bệnh, một giấc ngủ sâu sẽ đem lại cảm giác thoải mái, tỉnh táo và vui vẻ.

Bổ sung Vitamin C:  giúp chống lại bệnh cúm một cách hiệu quả, có thể rút ngắn thời gian cơ thể nhiễm lạnh và ngăn ngừa bệnh tật. góp phần tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Vệ sinh cá nhân thường xuyên,  giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

- Bồi dưỡng tình thương yêu, gạt bỏ thù hận. 

6. Các biện dân gian hỗ trợ phòng bệnh

- Làm việc nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc
- Phải ăn uống nóng và nhai kỹ. Nên ăn gạo lứt có nhiều kháng thể. Quá đơn giản nếu người kiểm soát được ăn uống thì không có gì để lo.

- Không uống nước đá, không uống rượu bia. Hút thuốc lá, Không ăn thức ăn độc hại không rõ xuất xứ, thức ăn có tẩm hóa chất và thức ăn nhanh.

- Ngậm chanh muối hoặc mơ muối lâu năm khi có triệu chứng lạ xuất hiện nơi cổ họng.
                                                                                                   
- Khi cơ thể có dấu hiệu sốt uống bột sắn dây tinh khiết khuấy chín, uống nóng và trùm mền cho ra mồ hôi, ở chỗ kín gió. 

- Quan trọng hơn hết là không sợ hãi về bệnh này. Không sợ hãi thì sẽ không chiêu cảm về bệnh tật. Đồng thời nên biết cách phòng ngừa như đã nói trên.

- Cách phòng dịch bằng món thức uống dân gian từ nguyên liệu dân dã, ít tiền. Thứ nước uống này được cho là phòng và chữa được nhiều thứ bệnh về phổi.

Cho một nắm lá sả vào nồi nấu lấy nước. Chanh quả cho vào tủ lạnh cấp đông, mang ra bào cả quả, chỉ bỏ hạt, vài quả. Cho chanh đã bào này vào nước lá sả còn nóng, cho thêm một ít mật ong rừng, nếu không có mật ong rừng thì mật ong nuôi tự nhiên cũng tạm được (miễn là ong nuôi không cho ăn đường), nhưng mật ong rừng sẽ hiệu quả hơn. Khuấy đều và uống nóng.

Sở dĩ nên cho quả chanh vào cấp đông là vì làm như vậy khi bào tinh dầu chanh sẽ giải phóng cao nhất. Nên dùng loại chanh truyền thống có hạt, chanh lai không hạt, hoặc chanh giấy mỏng vỏ tác dụng ít hơn.

Tất nhiên không có căn cứ nào để nói thứ nước này có thể phòng trị được bệnh viêm phổi Vũ Hán, nhưng trong khi bệnh này chưa có thuốc chữa và cũng không có thuốc nào phòng ngừa, thì thứ nước này sẽ góp phần bảo vệ sự bình an cho lá phổi và đường hô hấp, coi như bổ sung thêm vào các phương cách phòng dịch. Uống nó hàng ngày như nước uống bình thường, nếu không phòng ngừa được bệnh viêm phổi Vũ Hán cũng hoàn toàn không có hại gì cho sức khỏe”.

Cách dùng: Sáng ngủ dậy 100ml, trưa 100ml trước hoặc sau bữa ăn 30’, tối trước khi đi ngủ 100ml.