Từ thời
xa xưa, ở Sài Gòn đã phổ biến câu nói “Ăn mày Tàu”. Đó là vì đi ăn xin ở đâu thì đi, nhưng không thể vào khu người Hoa ở Chợ Lớn để
xin được, vì người Hoa tuyệt đối không cho tiền người đi ăn xin, mà ngược lại
họ sẵn sàng đưa tay ra để giúp đỡ, tạo cơ hội công ăn việc làm cho người nghèo
khổ, sa cơ lỡ vận, để tự mưu sinh và sau đó có thể làm giàu.
Với
người Hoa, cái gì cần xài, không sợ tốn kém, cái gì lãng phí khó mà móc được
“hầu bao” của họ.
Đối với cộng đồng người Hoa sinh sống tại Việt Nam hay với quốc gia nào khác, họ đều mang theo tinh hoa của triết lý này để thi thố làm ăn nơi xứ lạ, quê người. Nhiều câu châm ngôn trong cuộc sống và kinh doanh mà người Hoa nào cũng thuộc lòng và nhắc nhở cho nhau như: “Buôn Ngô buôn Tàu, không giàu bằng buôn hà tiện”, hay “Biển rộng mặc biển, thuyền chèo có ngăn”…
Đối với cộng đồng người Hoa sinh sống tại Việt Nam hay với quốc gia nào khác, họ đều mang theo tinh hoa của triết lý này để thi thố làm ăn nơi xứ lạ, quê người. Nhiều câu châm ngôn trong cuộc sống và kinh doanh mà người Hoa nào cũng thuộc lòng và nhắc nhở cho nhau như: “Buôn Ngô buôn Tàu, không giàu bằng buôn hà tiện”, hay “Biển rộng mặc biển, thuyền chèo có ngăn”…
Tính cần
và kiệm của người Hoa. Hai chữ “cần, kiệm” không chỉ có ý nghĩa triết lý suông,
mà nó đã trở thành triết lý kinh doanh của người Hoa trong mọi thời đại. Vào
các thập niên đầu và giữa thế kỷ XX, có nhiều tấm gương làm giàu nay đã trở
thành giai thoại từ cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn.
Chuyện
kể rằng, Quách Đàm và chú Hỏa xuất thân từ nghèo khó, cuộc sống của họ chỉ dựa
vào gánh ve chai, nhưng do cần kiệm miệt mài làm việc mà họ trở thành đại phú
gia thời ấy. Hay giai thoại “công tử cọ thùng”, đối với các đại phú gia Hoa
kiều trước khi muốn con cái gìn giữ và phát triển sản nghiệp của gia đình, họ
gửi các chàng công tử này đến các cơ sở để rèn luyện tính kiên nhẫn ngay từ
nhỏ.
Để xin
được vào làm việc tại một cơ sở nào, họ cũng phải trải qua quá trình xét tuyển
như những người công nhân khác. Khi được tuyển vào, công việc trước tiên các
chàng công tử này là phải xuống bếp cọ thùng như những công nhân. Đây là một
cách đào luyện con cái họ khi trở thành doanh nhân có đủ kinh nghiệm và tính
kiên nhẫn trong vai trò người chủ trong tương lai.
Tính
cộng đồng của họ rất cao. Trong kinh doanh, họ lập ra nhiều bang hội, nhưng các
bang hội không phải là nơi tụ hội ăn chơi mà để nâng đỡ, tạo cơ hội cho mọi
người trong cộng đồng có thể gây dựng cơ nghiệp làm ăn.
Trước
khi có tín dụng ngân hàng cho vay dự án kinh doanh, các bang hội người Hoa đã
biết triển khai tín dụng, qua hình thức “hụi thảo”, một loại hình chung tay
giúp vốn cho những người muốn ra làm ăn nhưng thiếu vốn.
Nhưng sau khi giúp vốn, người Hoa còn tích cực hơn với “hậu tín dụng”, đó là chung tay giúp doanh nghiệp còn non trẻ. Nếu là mở hàng ăn thì họ kéo nhau đến ăn, nếu sản xuất giày dép thì họ tìm đến mua giày…
Nhưng sau khi giúp vốn, người Hoa còn tích cực hơn với “hậu tín dụng”, đó là chung tay giúp doanh nghiệp còn non trẻ. Nếu là mở hàng ăn thì họ kéo nhau đến ăn, nếu sản xuất giày dép thì họ tìm đến mua giày…
Nhưng
trước hết, chính những đối tác được giúp đỡ đó phải chứng tỏ sự tích cực về
tính kiệm cần cao độ. Một số đại gia có thương hiệu vang dội ngày nay là do
từng được giúp và áp dụng tinh thần kiệm cần, như thương hiệu giày dép Bình
Tiên, bánh ngọt Đức Phát… là những điển hình cụ thể.
Bắt đầu
là “tiểu phú do cần” sau trở thành “đại phú do trời”. Trời nói ở đây là thời cơ
khách quan đưa tới. Nhưng thời cơ chỉ đưa tới cho những ai có tâm thành, sẵn
sàng năng lực để tiếp nhận khai thác.
Đến đây
thì triết lý kinh doanh phương Đông của người Hoa đã gặp triết lý kinh doanh
của phương Tây, “Hãy tự giúp mình trước, rồi trời sẽ giúp anh sau”.
Người
Hoa rất coi trọng chữ tín, trong làm ăn họ luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Trong
nhiều lần tiếp xúc với giới truyền thông, ông Lê Phụng Hào, Phó Tổng giám đốc
Công ty CP Kinh Đô, cho biết:
“Người
Hoa có tầm nhìn kinh doanh rộng và dài. Họ luôn nhạy bén, có khát vọng đột phá,
đi đầu và làm ăn lớn, chữ “tín” cũng xuất phát từ chỗ này”.
Công ty
bánh Kinh Đô (trước 1975 có tên gọi là Công ty Đô Thành), ban đầu chỉ là cơ
ngơi nhỏ tại quận 6, Sài Gòn nhưng bây giờ cơ ngơi của Kinh Đô có tới 9 công
ty, có mặt từ Nam chí Bắc. Trên thương trường, Kinh Đô có thể xem là một trong
những đại gia đáng gờm trong ngành sản xuất mặt hàng bánh kẹo…
Nguồn:
Blog Alan Phạm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét