Tượng
Phật hoàng Trần Nhân Tông tại Yên Tử được tạo hình ở tư thế ngồi tĩnh tại, đặt
trang trọng tại khu vực tượng đá An Kỳ Sinh, dưới đỉnh chùa Đồng, trên độ cao
hơn 1000m so với mực nước biển. Tượng có trọng lượng 138 tấn, chiều cao tính từ
bệ 9,9m, được đúc liền khối bằng chất liệu đồng.
Trong lá thư đề gửi Chư vị Hòa thượng, Thượng tọa, tăng ni và các nhà nghiên
cứu tham dự Hội thảo nhân dịp
kỷ niệm 700 năm ngày nhập niết bàn của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đức vua Phật
của dân tộc Việt (16.11.1308 -16.11.2008)
Đại
tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam, hòa
nhập với nền văn hóa dân tộc góp phần to lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ
nước. Đến thời đại nhà Trần, vua Trần Nhân Tông đã hai lần trực tiếp lãnh đạo
quân và dân Đại Việt đánh thắng quân Nguyên Mông và mở mang đất nước".
"Trong
thời đại nhà Trần, lần đầu tiên xuất hiện một vị vua - vua Trần Nhân Tông đã
rời bỏ ngai vàng đi vào nhân dân, xuất gia tu hành đạo Phật, sáng tạo nên
một trường phái Phật giáo mới - Phật giáo Việt Nam.
Trần
Nhân Tông đúng là một vị vua văn võ song toàn, một vị Phật hoàng có công lao to
lớn đối với dân tộc".
Theo Ban Trị sự- Giáo hội phật giáo tỉnh Quang Ninh, việc hoàn
thiện tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại núi Yên Tử được đánh giá là một công
trình kỷ lục,
Khẳng
định cuộc hội thảo này "có ý nghĩa quan trọng", Đại tướng bày tỏ mong
muốn hội thảo "đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ hơn nữa công lao, sự nghiệp
của Phật hoàng Trần Nhân Tông". Điều này, theo ông, sẽ "góp phần
làm cho đạo Phật ngày càng gắn bó với dân tộc, thực hiện đại đoàn kết dân tộc,
đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam thân yêu".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét