Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Giáo dục trẻ



 
 Giáo dục trẻ


Dạy trẻ học cách tự kiềm chế hành vi của mình

Với trẻ dưới 2 tuổi: trẻ thường nổi giận, quấy khóc vì có một khoảng cách lớn giữa điều trẻ muốn làm và điều mà trẻ có thể làm được. Bạn có thể ngăn trẻ nổi cáu bằng cách làm cho trẻ quên đi bằng những món đồ chơi hoặc các hoạt động khác. Với trẻ 2 tuổi, bạn có thể rời trẻ trong thời gian ngắn một hoặc hai phút để làm dịu cơn giận.

Trẻ từ 3-5 tuổi: bạn có thể tiếp tục biện pháp rời trẻ, nhưng tốt hơn là nên giới hạn trong một khoảng thời gian đặc biệt. Hãy sớm kết thúc thời gian rời trẻ khi trẻ không còn cáu giận nữa. Điều này có thể là một cách hiệu quả để khuyến khích trẻ cải thiện việc tự kiểm soát của mình. Nó cũng là một thái độ bày tỏ sự tán dương trẻ không nên mất kiểm soát trong những tình huống khó khăn hoặc dễ gây bực bội.

Trẻ 6-9 tuổi: khi trẻ bắt đầu đi học, trẻ có thể sẽ hiểu biết nhiều hơn và chọn lựa cho mình một cách cư xử tốt hay xấu. Bạn có thể khuyến khích trẻ tránh xa các tình huống dễ gây cáu bẳn trong vài phút để làm dịu cơn giận thay vì để nó bộc phát.

Trẻ từ 10-12 tuổi: trẻ lớn tuổi hơn thường hiểu tốt hơn cảm xúc của mình. Bạn nên khuyến khích trẻ nghĩ về những tình huống khiến trẻ mất kiểm soát và sau đó phân tích tình huống đó. Bạn có thể giải thích cho trẻ những điều tồi tệ có thể xảy ra nếu trẻ không kiềm chế, khuyến khích trẻ nghĩ kỹ trước khi có phản ứng với tình huống.

Trẻ từ 13-17 tuổi: ở tuổi này, trẻ có thể tự kiểm soát hầu hết các hành động của mình. Nhưng bạn cần nhắc nhở trẻ nghĩ về những kết quả lâu dài của các hành động của trẻ. Nên khuyến khích trẻ nói ra điều gì làm trẻ bực tức chứ không nên có những hành động mất tự chủ như đóng sầm cửa, la hét. Ở giai đoạn này, bạn rất cần rèn luyện cho trẻ tự chủ.
 T.VY (Theo KidsHealth)

 

Mệnh lệnh đối với trẻ

Trẻ con luôn hiếu động và nghịch ngợm, điều đó sẽ giúp cho sự phát triển cá tính vì trẻ mà không nghịch thì không còn là trẻ nữa. Tuy nhiên đôi lúc có những hoạt động quá mức của các ông trời con này  khiến các bậc cha mẹ  lắm lúc phát điên lên. Thực ra thì cũng không khó khăn lắm trong việc dạy cho con bạn trở nên ngoan ngoãn hơn đâu, miễn là bạn nắm vững và áp dụng tốt các “Chiêu” sau đây :
1- Giúp trẻ hiểu rõ mệnh lệnh: Điều này không chỉ cần cho trẻ em mà ngay cả đối với người lớn chúng ta, vì thế phải nói với trẻ những điều thật rõ ràng và đơn giản.
 2- Đừng trông chờ quá nhiều nơi trẻ: Trẻ con vẫn chỉ là một đứa trẻ ! thế nhưng nhiều bậc cha mẹ lại quên mất, nên trước khi đi làm hay đi chợ, đã ban bố một lô một lốc các mệnh lệnh, trẻ sẽ ngán và tìm cách chống lại hay đơn giản hơn là chúng không thể nào nhớ hết. Vì thế chỉ nên giao những việc vừa sức.
3Khen ngợi ngay những hành động tốt của trẻ: Có thể chỉ là một lời khen, một cái vỗ vai, xoa đầu hay hoan hô, nếu trẻ làm được nhiều điều tốt có thể thưởng cho chúng một món quà nhỏ. Nhưng không nên hứa trước khi trẻ làm, vì điều đó gần như là sự mua chuộc, và trẻ sẽ làm chỉ vì món quà chứ không phải vì sự vâng lời.
4Mềm dẻo trong các qui định : Thỉnh thoảng có thể linh động về giờ đi ngủ, đi chơi, vì sự mềm dẻo sẽ giúp trẻ thoải mái hơn trong việc thực hiện các mệnh lệnh một cách lâu dài.
5- Dùng những mệnh lệnh tích cực : Nên ra lệnh cho trẻ về những điều bạn muốn chúng làm hơn là cấm đoán  những  điều bạn không muốn . Hãy nói : Mẹ muốn con ngồi yên khi mẹ làm bếp …. hơn là nói : cấm con chạy lung tung khi mẹ đang bận nấu ăn ….Bạn nên nhớ, trẻ con và ngay cả chính chúng ta cũng rất hay vi phạm những điều cấm!
6- Luôn luôn kiên quyết : Mềm dẻo và kiên quyết có lẽ là hai yếu tố quan trọng, nhưng cũng khó thực hiện nhất đối với các phụ huynh , nhất là các bà mẹ thường hay mềm lòng trước những giọt nước mắt hay lời năn nỉ của con, nhưng nếu bạn chỉ cần nhân nhượng một vài lần thì bạn sẽ thấy ngay là những yêu cầu về sau của bạn sẽ chẳng còn kí lô giá trị nào đối với trẻ , và lúc đó thì lại là …roi !
Trên đây là một số điều dạy trẻ, nhưng có lẽ điều quan trọng hơn cả chính là ở chỗ chúng ta có đủ uy tín để ban bố những qui định đó hay không , và nhất là có kiên quyết thực hiện cho có hiệu quả không. Một thái độ giáo dục xuất phát từ những bậc cha mẹ nói nhiều hơn làm thì dù có là Siêu cẩm nang cũng vô ích ! Vì chúng ta nên hiểu là : Dạy trẻ con chính là giáo dục bản thân mình .
LÊ KHANH  – Tamlytreem.page.tl



Hai cách giáo dục trẻ

Đánh trẻ


- Làm cho trẻ cảm thấy phẫn uất, bực tức.
- Làm cho trẻ trở nên lì đòn, ngang ngạnh, cứng đầu, thách thức mọi người.
- Làm cho trẻ cảm thấy bị nhục nhã, gây tổn hại cho lòng tự tin.
- Có thể gây thương tích cho trẻ.
- Làm cho trẻ hình thành tính cách chỉ dùng bạo lực để đoạt được cái gì đó.

Bạo lực sẽ quay vòng, sẽ kéo theo bạo lực. Bạo lực cấp 1 rồi sẽ đòi hỏi bạo lực cấp 2. Hãy ghi nhớ ‘lạt mềm buộc chặt’.


Khen trẻ

Tình thương yêu, vẻ mặt, cử chỉ, ngôn từ của chúng ta giúp trẻ xây dựng một hình ảnh được yêu và đáng yêu về bản thân chúng. Khen ngợi sẽ khuyến khích trẻ đương đầu với những thách thức mới và bật lại mỗi khi sự việc không diễn ra như chúng muốn. Ai mà chả thích được khen. Nhưng khen thế nào để đạt hiệu quả?

Lời khen của chúng ta sẽ có tác dụng nếu chúng ta tiến lại gần đứa trẻ, thu hút sự chú ý‎ của nó bằng cách gọi tên nó và nhìn thẳng vào mắt nó rồi nói rõ ràng chính xác là chúng ta thích cái gì. Ví dụ, ‘Dũng, thế là con biết đánh răng rồi. Tốt/Khá lắm’. Hoặc ‘Lan, cảm ơn con đã giúp mẹ thu dọn đồ chơi. Con làm tốt lắm’.

Lời khen của chúng ta sẽ phản tác dụng nếu trẻ cảm thấy nó không chân thành, không tương xứng với vẻ mặt và giọng nói của chúng ta. Nên tránh chuyện vừa khen xong rồi lại đèo thêm một lời chỉ trích ngay sau đó vì điều này sẽ làm lời khen mất hết tác dụng.

Chẳng hạn, xin đừng nói, ‘Dũng, con dọn giường giỏi quá – thật đáng xấu hổ là nếu con không làm như thế hàng ngày!
Hay ‘Lan, con biết tự ăn rồi đấy , giỏi ghê – Nhưng thật đáng tiếc là hôm qua con lại đánh vào mặt bạn Phương!’

Khen đánh giá hay khen miêu tả? (evaluative or descriptive)
Ví dụ: - lời khen Đánh giá: Con mẹ vẽ đẹp quá!/Con mẹ khỏe quá!
           - Lời khen Miêu tả: Mẹ rất thích những chi tiết con dùng trong bức tranh này. Những màu con chọn cũng rất sống động.
Cái túi nặng quá! Cảm ơn con đã giúp mẹ!

Các nhà sư phạm/tâm lý khuyên các bậc cha mẹ nên sử dụng lời khen miêu tả thay cho lời khen đánh giá vì lí do sau. Lời khen đánh giá làm trẻ trở nên lệ thuộc vào sự đánh giá và phê chuẩn của người lớn. Chúng mong đợi chúng ta đánh giá thẩm định những việc làm hay hành vi của chúng là tốt hay xấu là được hay chưa được, do vậy chúng sẽ không phát triển được khả năng tự đánh giá và tính độc lập. Chúng dần mất đi khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân mình và luôn trông chờ sự đánh giá ‘chấm điểm’ của người lớn.

Khen miêu tả là tạo cơ hội để trẻ được tự đánh giá mình – nói theo cách nhiều người thường nói là để trẻ được âm ỉ thỏa mãn trong lòng. Nếu bạn muốn con mình tập trung chú ý vào hiệu quả của việc nó vừa làm với bạn Dũng, bạn có thể nói, ‘Con nhìn Dũng kìa! Bạn ấy trông thật là vui vì con đã cho bạn ấy mượn đồ chơi.’ Bằng cách này, chúng ta giúp trẻ nhận ra hành vi của chúng có tác động như thế nào lên người khác.

Một lời khen miêu tả thường có hai phần. Phần thứ nhất bạn nói những gì bạn nhìn thấy hay nghe thấy. Phần thứ hai nói bạn cảm thấy thế nào.
Ví dụ: Mẹ thấy phòng của con hôm nay rất gọn gàng. Mẹ cảm thấy không mệt nữa.’ hoặc ‘Con làm đúng như mẹ yêu cầu. Cảm ơn con’.

Kết luận: hãy hạn chế khen đánh giá và hãy tập và tăng cường khen miêu tả. Nhưng hãy ghi nhớ: đừng bao giờ dùng lời khen miêu tả khi bạn nóng giận vì khi đó nó sẽ có vẻ như mỉa mai nói móc. Và cũng không khen những gì đã trở thành thói quen tốt.

( INTERNET)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét