Khi thiền sư Thích Nhất
Hạnh tới Canada vào năm 2011, nhà báo Andrea Miller đã có cuộc phỏng vấn riêng
với ông và bài viết đã gây nhiều tiếng vang ở đất nước này, cũng như tại nhiều
quốc gia phương Tây.
Cuộc phỏng vấn tại căn
phòng khách trong một khu ký túc xá của Đại học British Columbia., Thầy Thích
Nhất Hạnh đã mang tới những câu trả lời rất mới mẻ và chứa đầy sự thông tuệ.
- Andrea Miller : Khi những
người được chúng ta yêu quý gặp vấn đề lớn, như bị tâm thần, bị chấn thương tâm
lý hoặc nghiện ngập thứ gì đó, cảm giác sẽ vô cùng đau đớn. Đôi khi ta có thể
cảm thấy như vấn đề mà họ đang đối mặt quá lớn, tới mức không còn muốn giúp đỡ
họ nữa, thậm chí ta còn muốn chạy trốn khỏi họ cùng vấn đề họ đang đối mặt.
Nhưng cũng có lúc chúng ta cố giúp và rồi bị cuốn vào vấn đề của họ.
Vậy chúng ta có thể làm gì
để giúp những người ở trong hoàn cảnh khó khăn mà không bị choáng ngợp bởi vấn
đề của họ?
- Thầy Thích Nhất Hạnh :
Khi cảm thấy bị ngợp với vấn đề của người khác thì có lẽ bạn đã làm quá sức.
Thứ năng lượng đó không giúp đỡ người khác và hiển nhiên là không giúp ích gì
cho bạn. Bạn không nên quá vội vã giúp đỡ người khác. Có hai điều ở đây mà ta
cần lưu ý: Cuộc sống và hành động.
Đừng nghĩ quá nhiều về việc
phải làm ngay điều gì đó cho người khác - cần phải đặt vấn đề cuộc sống của bản
thân mình lên trước. Cuộc sống của bạn phải an lành, phải vui vẻ, hạnh phúc.
Khi đó bạn mới có thể hành động để tạo ra niềm vui và hạnh phúc.
Bởi vậy, trước tiên bạn
phải tập trung vào việc rèn luyện cuộc sống của mình. Sống sao thật tươi vui,
thật an lành. Sống quan tâm tới người khác. Sống hào phóng và biết cảm thông.
Đây là các nguyên tắc cơ bản.
Chuyện cũng giống như khi
ta ngồi dưới gốc một cái cây vậy. Cái cây chẳng phải làm gì, trừ việc sống khỏe
mạnh và tươi tắn, nhưng vẫn khiến ta thấy dễ chịu. Khi bạn sống như cái cây đó
và lan tỏa làn sóng tươi mới, bạn đã giúp giảm bớt sự khổ đau của những người
khác rồi.
Cuộc sống của bạn phải đầy
sự hài lòng, phải an lành và bạn nên có mặt khi người khác cần tới mình. Chừng
đó đã là rất nhiều rồi. Khi trẻ con tới gần và ngồi bên bạn, đó không phải là
vì bạn có nhiều bánh kẹo để cho chúng, mà bởi ngồi gần bạn mang tới cảm giác dễ
chịu và tươi mới.
Vì thế, hãy ngồi cạnh một
người đang đau khổ và hãy cố hết sức để làm những điều bạn có thể làm tốt nhất:
Thể hiện sự dễ chịu, quan tâm, tươi mới.
- Andrea Miller : Nếu đang
có một cảm xúc khó khăn trong tâm hồn, như tức giận hoặc buồn bã sâu sắc và tôi
(xử lý chúng bằng cách) cố tập trung điều hòa nhịp thở của mình thì liệu đó có
phải là hành động né tránh cảm xúc của bản thân không?
- Thầy Thích Nhất Hạnh:
Thường thì mọi người dễ đánh mất bản thân mình trước những cảm xúc mạnh và bị
chúng choán hết tâm trí. Đó không phải là cách để ta chế ngự cảm xúc, bởi khi
chuyện xảy ra như thế, bạn sẽ là nạn nhân của cảm xúc.
Để tránh không trở thành
nạn nhân, hãy hít thở, tĩnh tâm và rồi bạn sẽ nhìn sâu vào bên trong con người
mình, thấy rằng cảm xúc cũng chỉ là cảm xúc mà thôi, không hơn. Việc nhìn sâu
vào trong tâm hồn mình là rất quan trọng, bởi bạn sẽ không còn sợ hãi nữa.
Bạn sẽ bình tĩnh và không
còn muốn chạy trốn nữa. Bạn sẽ xử lý tốt hơn các cảm xúc. Hãy xem hơi thở chính
là con người bạn. Bạn cần có sự liên kết với hơi thở để trở thành chính mình
một cách tốt hơn, để mạnh mẽ hơn.
Rồi bạn sẽ chế ngự cảm xúc
tốt hơn. Bạn không nên tìm cách quên đi cảm xúc của mình. Thay vì thế, hãy sống
thật với chính mình, dần dần bạn sẽ trở nên cứng rắn và mạnh mẽ để xử lý cảm
xúc của mình.
- Andrea Miller : Tôi thấy
có nhiều đứa trẻ xuất hiện ở chốn tu hành.
- Thầy Thích Nhất Hạnh :
Tôi cảm thấy thoải mái với trẻ con. Tôi chưa từng cắt đứt quan hệ của mình với
thế hệ trẻ. Tôi luôn giao tiếp với thế hệ trẻ, dù các em sống trong chốn tu
hành hay ngoài cuộc sống. Đó là một trong những yếu tố chủ chốt trong niềm hạnh
phúc của tôi.
Đôi khi các bà mẹ trẻ đưa
con của mình vào chùa nghe giảng pháp. Đó là hoạt động nuôi dưỡng tâm hồn rất
tốt với mọi người.
Những đứa trẻ có thể không
hiểu chuyện gì đang diễn ra, nhưng chúng cảm nhận được bầu không khí an lành.
Thứ năng lượng an lành đó rất hiếm hoi trong xã hội - càng hiếm hơn khi có tới
500 người ngồi xuống và cùng nhau tạo ra bầu không khí đầy sự an yên.
Nếu bạn cho con cái tiếp
xúc với sự an lành và tình yêu, dù rằng chúng rất nhỏ và chưa hiểu lời lẽ thì
điều đó không có nghĩa chúng không cảm nhận được gì. Hãy tưởng tượng một bà mẹ
trẻ đang cho con bú trong một buổi giảng pháp. Bà mẹ nghe và thấu hiểu những
lời lẽ của buổi giáng pháp.
Về phần mình, đứa trẻ sẽ
vừa bú sữa mẹ, vừa hấp thu phật pháp qua dòng sữa. Đó là một cảnh tượng rất
đẹp. Sau này, khi đứa trẻ vấp phải nhiều điều nghiệt ngã trong cuộc sống, chúng
sẽ nhớ rằng đã từng có thời gian được tiếp xúc với năng lượng tích cực.
Khi những người tu hành
cùng nhau hành lễ, họ luôn tạo ra một năng lượng tích cực mà người trẻ có thể
cảm nhận và năng lượng này giúp tạo ra các hạt giống cho tương lai.
Đạo Phật luôn cố gắng mang
năng lượng tích cực này tới nhiều nơi chốn khác nhau, từ các ngôi trường, các
bệnh viện cho tới các tòa thị chính.
- Andrea Miller : Liệu cuộc
sống tu hành có xung đột với việc thưởng thức truyền thông không? Liệu chúng ta
có thể vừa toàn tâm hướng tới Phật giáo, vừa vui vẻ tận hưởng Internet, TV, các
bộ phim và cuốn sách?
- Thầy Thích Nhất Hạnh : Có
những cuốn sách và phim hay mà bạn có thể thưởng thức. Điều này là bình thường
- thưởng thức chúng hoàn toàn tốt.
Đôi khi chất lượng của một
bộ phim hoặc cuốn sách lại không tốt. Tuy nhiên bạn không nên tắt đi hay ngừng
đọc sách vì nếu làm vậy, bạn có thể sẽ hồi tưởng và nhớ lại những khổ đau bên
trong tâm hồn mình.
Đó là điều mà rất nhiều
người trong xã hội chúng ta đang làm. Nhiều người không thể là chính mình. Họ
có nỗi đau, nỗi buồn hoặc lo lắng bên trong và họ đọc sách hoặc nghe nhạc chỉ
để che giấu chúng, để chạy trốn khỏi bản thân mình.
Thưởng thức truyền thông theo cách thức như vậy chỉ là hành động
trốn chạy và nó không có tác động lâu dài. Bạn có thể tạm quên đi nỗi khổ đau
nhưng cuối cùng sẽ phải trở lại chính mình. Phật dạy rằng chúng ta không nên
chạy trốn bản thân mình, thay vì thế phải chăm sóc bản thân và biến đổi nỗi
đau.
Phụ nữ được trời phú cho tư duy trực giác nhạy bén hơn phái nam, họ cảm nhận được sự việc đúng và nhanh hơn nam giới, có đầu óc thực tế, tính thẩm mỹ và sáng tạo cao hơn, chỉ có tư duy logic của họ là kém hơn. Nhưng trong thời đại của CM công nghiệp 4.0, Robot đang làm công việc tư duy logic thay cho con người thì phái nữ đang đổi ngôi đấy.
Trả lờiXóaThuyết tiến hóa của Darwin lại cho rằng bộ não của phụ nữ nhỏ hơn nam giới là do tiến hóa kém hơn, đó là điển hình sai lầm của tư duy logic nghèo trực giác của ông tổ tiến hóa Darwin đã và đang gây nên thảm họa nặng nề cho nhân loại.