CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA LỊCH SỬ
Chiến
thắng Đống Đa ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 của vua Quang Trung Nguyễn Huệ là một
trong những chiến thắng vẻ vang nhất của lịch sử Việt Nam chống Trung Quốc.
Diễn
biến của chiến thắng Đống Đa
Tháng 7 năm 1788, Lê Chiêu Thống bị quân Tây Sơn đánh phải bỏ thành Thăng Long chạy về xứ Kinh Bắc, Chiêu Thống sai người sang Trung Quốc xin nhà Thanh cầu viện.
Tháng 7 năm 1788, Lê Chiêu Thống bị quân Tây Sơn đánh phải bỏ thành Thăng Long chạy về xứ Kinh Bắc, Chiêu Thống sai người sang Trung Quốc xin nhà Thanh cầu viện.
Càn
Long nhân cơ hội mưu chiếm Đại Việt bèn sai Tôn Sĩ Nghị mang hơn 20 vạn quân
tiến đánh quân Tây Sơn, quân Tây Sơn ít và yếu thế bại trận, phải rút lui,
thành Thăng Long bỏ ngõ.
Ngày 21
tháng 11 năm Mậu Thân (1788), quân của Tôn Sĩ Nghị vào chiếm đóng thành Thăng
Long.
Ngày
22, Sĩ Nghị làm lễ sách phong cho vua Lê Chiêu Thống.
Quân Thanh đồng thời cũng tụ tập thêm được các Hoa kiều sống ở phía Bắc Đại Việt được chừng một vạn người đóng thành một trại.
Quân Thanh đồng thời cũng tụ tập thêm được các Hoa kiều sống ở phía Bắc Đại Việt được chừng một vạn người đóng thành một trại.
Ngày 25
tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tại
Phú Xuân, lấy niên hiệu Quang Trung và ra lệnh xuất quân.
Ngày 29
tháng 11, quân Tây Sơn đến Nghệ An, đóng lại hơn 10 ngày để tuyển thêm quân.
Theo sách Lê triều dã sử, sở dĩ
quân Tây Sơn hành quân nhanh chóng vì Nguyễn Huệ đã bố trí 3 người 1 tốp thay
nhau 2 người cáng 1 người đi suốt ngày đêm.
Ngày 30
tháng chạp, Quang Trung cho quân ăn tết trước rồi hạ lệnh tiến quân. Ông hẹn
với ba quân mồng 7 tháng Giêng âm lịch sẽ vào ăn tết ở Thăng Long.
Đêm 30
Tết, quân Tây Sơn xuất phát. Đạo quân Tây Sơn hành quân nhanh và các đám quân
do thám bị bắt, quân Thanh từ Hà Hồi tới Thăng Long không biết gì về cử động
của quân Tây Sơn.
Ngày 3
tháng Giêng, quân Tây Sơn tiến đến Hà Hồi cách Thăng Long khoảng 20 km. Quang
Trung cho quân vây chặt đồn rồi sai bắc loa kêu gọi quân Thanh đầu hàng. Quân
Thanh bị bất ngờ trước sự áp sát quá nhanh của quân Tây Sơn, không kịp kháng
cự, đều ra hàng.
Ngày 4
tháng Giêng, một cánh quân Tây Sơn nửa đêm bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng
của Sầm Nghi Đống.
Quân
Thanh bị đánh bất ngờ trong đêm tối, chết rất nhiều, tan vỡ bỏ chạy. Sầm Nghi
Đống thấy không thể giữ được đồn bèn tự sát trên đài chỉ huy ở Loa Sơn (Khu vực
phố chùa Bộc – Hà Nội hiện nay)
Khu vực
Khương Thượng và xung quanh, do xác quân Thanh chết quá nhiều, chất thành 12 gò
cao, có đa mọc um tùm gọi là Gò Đống Đa. Trận diệt đồn Khương Thượng cũng còn
gọi là trận Đống Đa.
Khi Tôn
Sĩ Nghị nhận được tin báo việc đồn Khương Thượng thất thủ thì bản doanh của
Nghị ở Thăng Long cũng bị quân Tây Sơn tiến đánh, Tôn Sĩ Nghị "ngựa không
kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, dẫn bọn lính kỵ mã của mình chuồn trước
qua cầu phao, rồi nhắm hướng bắc mà chạy.
Đại Nam chính biên liệt truyện viết:
"Tôn Sĩ Nghị đóng trên bãi cát, được tin bại trận vội vàng cưỡi ngựa một mình chạy về bắc. Tướng sĩ thấy vậy tranh nhau qua cầu mà chạy, cầu đứt, lăn cả xuống sông, chết đến vài vạn người, làm cho nước sông không chảy được."
"Tôn Sĩ Nghị đóng trên bãi cát, được tin bại trận vội vàng cưỡi ngựa một mình chạy về bắc. Tướng sĩ thấy vậy tranh nhau qua cầu mà chạy, cầu đứt, lăn cả xuống sông, chết đến vài vạn người, làm cho nước sông không chảy được."
Theo Thánh vũ ký của Nguỵ Nguyên nhà Thanh:
"Sĩ Nghị chạy trốn qua được bờ bắc sông Phú Lương (Tức sông Hồng) liền cắt đứt cầu phao khiến các đạo quân của Hứa Thế Hanh và Trương Triều Long bị bỏ lại ở bờ nam. Do đó hơn 1 vạn người vừa tướng vừa quân xô nhau nhảy xuống sông để bơi sang bờ bắc và đều bị chết đuối cả".
"Sĩ Nghị chạy trốn qua được bờ bắc sông Phú Lương (Tức sông Hồng) liền cắt đứt cầu phao khiến các đạo quân của Hứa Thế Hanh và Trương Triều Long bị bỏ lại ở bờ nam. Do đó hơn 1 vạn người vừa tướng vừa quân xô nhau nhảy xuống sông để bơi sang bờ bắc và đều bị chết đuối cả".
Sáng
mồng 5 Tết, khi đô đốc Long tiến vàoThăng Long, Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, Quang
Trung hạ lệnh đánh đồn Ngọc Hồi.
Lê quý
kỷ sự và Việt sử Thông giám cương mục : mờ sáng mùng 5, 100 voi chiến Tây Sơn
tiến lên. Ngựa quân Thanh sợ voi lui lại, giẫm lên nhau, lùi về đồn. Quân Tây
Sơn tiến vào đồn hỗn chiến.
Đại Nam
chính biên liệt truyện mô tả : quân Thanh không chống nổi chạy tản ra tứ phía,
lại giẫm phải địa lôi chính mình đặt từ trước nên bị chết rất nhiều. Đồn Ngọc
Hồi bị quân Tây Sơn thiêu cháy.
Như vậy
toàn bộ hệ thống đồn do Tôn Sĩ Nghị thiết lập để phòng thủ ở nam Thăng Long đều
bị quân Tây Sơn tiêu diệt.
Thánh
vũ ký của Nguỵ Nguyên : các tướng nhà Thanh đều tử trận.
Chiều
mồng 5 tết (tức 30 tháng 1 năm 1979 ), Quang Trung tiến vào Thăng Long trong sự
chào đón của nhân dân.
Trên
đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn chặn đánh ở Hải Dương và
Phượng Nhãn, tơi tả chạy về, bỏ lại cả quân ấn, kỳ bài, sắc thư.
Trần
Nguyên Nhiếp là bí thư dưới quyền Sĩ Nghị sau này mô tả: Sĩ Nghị cùng Nguyên Nhiếp
đi lạc lối, quanh co nhiều chỗ, bị đói khát 7 ngày đêm mới tới ải Nam Quan.
Theo giáo sĩ De la Bissachere ở Việt Nam khi đó, số quân Thanh kịp theo Sĩ Nghị
qua bên kia biên giới chỉ có khoảng 50 người.
Quang
Trung đã hẹn với ba quân mồng 7 vào ăn tết ở Thăng Long nhưng chỉ đến mồng 5,
quân Tây Sơn đã khải hoàn ở kinh thành.
Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời, đã
ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt đó của Tây Sơn trong
một bài thơ (trích) :
…
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"
…
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh
Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
"Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta"
Nay ta
Sai thu nhặt xương cốt chôn vùi
Bảo lập đàn bên sông cúng tế
Lòng ta thương chẳng kể người phương Bắc
Xuất của kho mà đắp điếm đống xương khô
Hồn các ngươi không vơ vẩn ở trời nam, hãy lên đường mà quay về nơi hương chí
Nên kính ngưỡng ta đây là chủ, chan chứa lòng thành
Nhưng mong sao đáp lại đạo trời, dạt dào lẽ sống.
Sai thu nhặt xương cốt chôn vùi
Bảo lập đàn bên sông cúng tế
Lòng ta thương chẳng kể người phương Bắc
Xuất của kho mà đắp điếm đống xương khô
Hồn các ngươi không vơ vẩn ở trời nam, hãy lên đường mà quay về nơi hương chí
Nên kính ngưỡng ta đây là chủ, chan chứa lòng thành
Nhưng mong sao đáp lại đạo trời, dạt dào lẽ sống.
Chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu của vua Quang Trung sẽ mãi mãi là tấm gương sáng và ngày “Giỗ Trận Đống Đa” chính là ngày nói lên tinh thần đấu tranh giữ nước và nhân bản của dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóa