Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Đi đâu cũng thấy người Trung Quốc

 

Ngẫm nghĩ cái khó ló cái khôn của bề dày văn hoá Trung Hoa

Nửa thế kỷ trước, những người Trung Quốc xa xứ vẫn giữ quan niệm “lạc diệp quy căn” (lá rụng về cội). Rồi họ dịch chuyển dần sang “lạc diệp duy căn” (lá rơi xuống gốc) và cuối cùng, ngày nay đã là “lạc diệp vi căn” (nơi nào lá rơi, nơi đó là gốc). Nghĩa là, nơi nào họ từng sống và chết, nơi đó sẽ là đất gốc của họ. Khi mà trên trái đất này đâu đâu cũng thấy người Trung Quốc mua đất làm nhà, lấy vợ sinh con, họ đi đến đâu giá đất tăng lên tới đó.

1. Từ Sơn Bắc Ninh. Sau Nha Trang, Đà Nẵng, khu phố Tàu lại xuất hiện ở "sát vách" thủ đô Hà Nội

 

Cách Hà Nội 20 km, các làng nghề mộc Đồng Kỵ, Phù Khê (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) xuất hiện chi chít những bảng hiệu ghi bằng tiếng Trung Quốc.

2. Bangkok, Thái Lan

 

Hình thành từ những năm 1750, phố Tàu Bangkok. Các bảng hiệu tiếng Hoa trải dài từ khu mua sắm River City đến chợ Paruhat.


3. Chợ lớn

 

Khu phố người Hoa hay còn gọi là Chợ Lớn nằm chủ yếu tại Quận 5, Quận 11 và một phần Quận 6 của Thành phố sài gòn. người Hoa mà chủ yếu là người Triều Châu, Phúc Kiến


4. London, Anh

 


Vào những năm 1950, cộng đồng người Hoa tại London bắt đầu phát triển mạnh.

Khu phố Tàu ở London, đỉnh của các trụ điện thoại được thiết kế giống với đỉnh của các ngôi chùa châu Á.

Vào cuối tuần, những hội chợ Trung Hoa rất đông khách đến mua sắm.


5. Manila, Philippines

 

 

Người Trung Quốc gọi khu vực này là "Chi Lai", nghĩa là "thành phố nội thành".

Đến với khu phố Tàu tại Manila,


6. Melbourne, Australia 

 


Thế kỉ thứ 19, người Trung Quốc bắt đầu di dân sang đây để lập nghiệp.Ngày nay, khu phố Tàu tại Melbourne phát triển rất sầm uất. Khu sinh sống của cộng đồng người Hoa trải dài trên các con phố Swanston và Springs.

7. New York, Mỹ


Khu phố Tàu tại New York được xây dựng và trang trí như một Trung Quốc thu nhỏ.
Đường phố luôn trong tình trạng tấp nập từ sáng đến tối với các nhà hàng, dịch vụ luôn mở cửa 24/7.

8. Vancouver, Canada

 


Khu phố Tàu tại Vancouver được xây dựng từ những năm 1885 với diện tích rộng lớn. Mọi mặt hàng của Trung Quốc từ thảo dược, gia vị, sản phẩm gia truyền đều có thể tìm thấy tại đây.

Bertrand Rusell bàn về hạnh phúc

 

BERTRAND RUSELL BÀN VỀ HẠNH PHÚC

BERTRAND RUSSELL trả lời phỏng vấn Woodrow Wyatt)   (trích)

.

Thưa Huân tước Russell, cụ có vẻ là một người sung sướng. Cụ vẫn sung sướng từ hồi nào tới giờ chứ?

BERTRAND RUSSELL: Tôi có những hồi sung sướng, những hồi khổ sở. May mắn cho tôi là càng về già các hồi sung sướng của tôi càng kéo dài thêm.

.

Cụ nghĩ sao về tất cả những thuật sống lâu và sung sướng mà người ta gởi cho một người đó?

B.R: Sống lâu là vấn đề y khoa; tôi biết gì đâu mà dám bàn tới. Tôi nhận được một đống giấy lộn cao ngất của các vị sáng tác ra các phương pháp đó. Theo họ thì tôi chỉ việc uống thuốc của họ là tóc tôi sẽ đen lại. Nhưng này, tôi tự hỏi tôi, tóc đen lại thì tôi có thích không: là vì tóc tôi càng bạc bao nhiêu thì thiên hạ lại càng tin lời tôi nói bấy nhiêu.

------

BERTRAND RUSSELL (1872 – 1970) sinh trong một gia đình quý tộc. Ông là nhà triết học, lôgíc học, toán học, xã hội học và chính luận kiệt xuất của thế kỷ XX, người đoạt giải thưởng Nobel về văn chương (1954). Ông là một nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, những tư tưởng triết học của ông vẫn luôn là đề tài được nhiều học giả trên thế giới tiếp tục nghiên cứu.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2020

Tác động của truyền thông mạng xã hội đến bộ não của thanh thiếu niên.

 

Tác động của truyền thông mạng xã hội đến bộ não của thanh thiếu niên.

.

Những phát hiện từ một nghiên cứu ở Trường Đại học California, Los Angeles (UCLA) đã làm sáng tỏ tác động của truyền thông mạng xã hội đến bộ não của thanh thiếu niên.

Một nghiên cứu đã cho thấy các mạch não vốn được kích hoạt bằng cách ăn sô-cô-la và giành tiền thưởng, nay cũng được kích hoạt khi họ nhận được số lượng “like” khủng cho ảnh của mình trên mạng xã hội.

.

“Khi những thiếu niên này nhìn thấy bức ảnh của mình nhận được lượng “like” lớn, chúng tôi quan sát được mức độ hoạt động rộng khắp trên nhiều vùng của não bộ” – Lauren Sherman, người chủ trì thí nghiệm, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm não đồ và Trung tâm truyền thông số trẻ em thuộc UCLA nói. Mạch tưởng thưởng này được cho là đặc biệt nhạy cảm trong thời kỳ thanh thiếu niên.

.

Vì vậy, khi những người tham gia nhìn thấy lượng “like” lớn trên các bức ảnh của mình, cùng lúc đó các nhà nghiên cứu cũng quan sát được sự kích hoạt các vùng não liên quan đến xã hội và sự chú ý thị giác.

Khi quyết định xem có nên “like” một bức ảnh hay không, những người tham gia bị ảnh hưởng mạnh bởi số lượng “like” mà bức ảnh đang có.

Kết quả là khi họ nhìn thấy bức ảnh có nhiều “like”, họ có xu hướng rõ ràng yêu thích bức ảnh đó hơn khi nó ít “like”.

Các bạn trẻ phản ứng khác đi với thông tin khi họ tin rằng nó đã được xác nhận bởi những người đi trước, dù đó chỉ là những người xa lạ.

.

Nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí Psychological Science.

.

Mirella Dapretto, giáo sư ngành tâm thần học và nghiên cứu hành vi sinh học tại Học viện thần kinh học và hành vi con người Semel thuộc UCLA cho biết, trong đời sống thực của các bạn trẻ, ảnh hưởng từ bạn bè thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. “Trong nghiên cứu, đây chỉ là nhóm người xa lạ với họ, nhưng họ vẫn thuận theo sự ảnh hưởng bên ngoài. Sự dễ dàng tuân phục đã biểu thị rõ ràng ở cả diễn biến trong não lẫn việc họ chọn click nút like. Chúng ta có thể đoán chắc được rằng hiệu ứng này sẽ còn rõ ràng hơn nữa ngoài đời thật, khi mà các bạn trẻ nhìn vào lượng “like” từ những người quan trọng với họ.”

.

Các bậc phụ huynh có nên lo ngại truyền thông mạng xã hội? Các nhà nghiên cứu cho rằng, cũng như các dạng truyền thông khác, truyền thông mạng xã hội có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.

.

“Nhiều thanh thiếu niên kết bạn với những người mà họ chưa hiểu rõ trên mạng, các bậc phụ huynh cần để tâm đến trường hợp này”, Dapretto nói. “Điều đó mở ra khả năng đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi những người lạ với nhiều nguy cơ khác nhau.”

.

“Cha mẹ thường biết những người bạn thân nhất của con cái, nhưng khi chúng có đến hàng trăm bạn bè, cha mẹ không thể biết được những người đó cụ thể là những ai”. Đó là nhận định của Patricia Greenfield, người đồng nghiên cứu và cũng là Giám đốc Trung tâm truyền thông số trẻ em của UCLA.

Tuy nhiên, Sherman cũng chỉ ra những lợi ích khả dĩ của mạng xã hội: “Nếu những người bạn có biểu hiện và hành vi tốt đẹp, trẻ cũng sẽ ghi nhận và được ảnh hưởng theo hướng tích cực.

.

Điều quan trọng là các phụ huynh phải luôn biết rõ trẻ tương tác với ai qua mạng, hay bạn của trẻ đang đăng tải và yêu thích thông tin gì. Thêm nữa, các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng cá tính riêng của trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm của người khác. Dữ kiện chúng ta có hiện nay hoàn toàn củng cố nhận định này.”

.

Ảnh hưởng giữa những người cùng tuổi để hòa nhập với nhau đã tồn tại từ lâu, nhưng những ái “like” trên mạng lại hoàn toàn là câu chuyện khác. Sherman giải thích: “Trước đây, các bạn trẻ tự có đánh giá của mình về cách phản ứng của những người xung quanh, nhưng giờ đây, chỉ nút like là đủ.”

.

Các bạn trẻ tham gia thí nghiệm được xem những bức ảnh “an toàn” – gồm những bức ảnh về đồ ăn, hoặc những người bạn – và cả những bức ảnh “nguy hiểm” – gồm thuốc lá, rượu và cả người mặc đồ khiêu khích.

So với khi nhìn những bức ảnh “an toàn”, khi nhìn các bức ảnh “nguy hiểm”, vùng não liên kết với khả năng “kiểm soát nhận thức” và “kiềm chế đáp ứng” các bạn trẻ, bao gồm vỏ não phía trước, các võ não trước trán song song và vỏ não bên, trở nên ít hoạt động hơn hẳn.

.

“Các vùng não này chịu trách nhiệm cho việc đưa ra quyết định, ngăn cản chúng ta tham gia vào một hoạt động cụ thể, hoặc quyết định cho phép chúng ta bắt tay hành động” Dapretto cho biết. “Những bức ảnh “nguy hiểm” có vẻ như đã làm giảm hoạt động của khu vực kiềm chế, làm giảm cơ chế phòng vệ của trẻ”.

Dịch: Minh Hùng