Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Niềm tự hào của người Việt



Niềm tự hào của người Việt

Đó là nữ khoa học gia Vật lý thiên văn nổi tiếng nhất Việt Nam và thế giới, có tên Việt đầy đủ là Lưu Lệ Hằng, viết trong hồ sơ ở ngoại quốc là Jane X. Luu. 



Sinh năm 1963, mang dòng máu cả cha và mẹ xứ Bắc, lớn lên và học tiểu học ở miền Nam, năm 1975 sang Mỹ và hoàn thành học vấn ở các trường nổi tiếng: 1984 nhận bằng Cử nhân Vật lý thủ khoa tại Đại học Stanford, bằng Thạc sĩ Cao học tại Viện Berkeley thuộc Đại học California và cuối cùng, năm 1990 bằng Tiến sĩ Vật lý Thiên thể ở Viện Công nghệ Massachussetts MIT.

Nhà bác học nữ họ Lưu không những nắm vững nhanh chóng kiến thức phong phú thu thập được trong nhiều thế kỷ qua về Thái Dương Hệ mà chính chị đã đóng góp vào kho tàng đó bằng những phát minh đặc sắc làm thay đổi nhận thức của con người về không gian vũ trụ bao la mình đang sống. Sự hiểu biết của nhân loại về Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) đã thay đổi rất nhiều mang tính cách mạng trong vài chục năm qua.





Cấu trúc của Hệ Mặt Trời vẫn còn được hình dung đơn giản như khoảng mươi năm trước

Năm 2012 quả là năm của nhà Vật lý Thiên văn ưu tú này khi cái tên Lưu Lệ Hằng được xướng danh ở cả hai giải thưởng thiên văn học danh giá nhất thế giới trong cùng một năm.

Tháng 3 năm 2012, tại thủ đô Oslo của Na Uy, Quỹ Kavli đã công bố Giải Kavli Thiên văn học năm 2012 với số tiền thưởng 1 triệu USD. Giải này được xem là Giải “Nobel Thiên văn thế giới” và chủ nhân là ba nhà thiên văn đã khám phá ra nhiều vật thể lớn trong vành đai Kuiper, đó là David Jewitt, Jane X. Luu (tức Lưu Lệ Hằng), và Michael Brown. 



Tiếp theo, tháng 5 năm 2012, tại Hồng Kông, Quỹ Shaw lại xướng danh các chủ nhân đạt Giải Shaw Thiên văn học 2012; còn gọi là “Giải Nobel Thiên văn Phương Đông” kèm 1 triệu USD tiền thưởng, đó là tân Tiến sĩ Jane X. Luu cùng với người thầy – đồng nghiệp của mình là Giáo sư David C. Jewitt, Giám đốc Viện nghiên cứu thiên thể (Institute for Planets and Exoplanets), Đại học California – Los Angeles, Hoa Kỳ về những đóng góp trong việc định danh “các vật thể ngoài Hải Vương tinh” (Trans-Neptunian Objects), viết tắt là TNOs.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét