Đèn kéo
quân
Sự
tích đèn kéo quân
Ngày xưa Lục Đức - chàng
nông dân nghèo hiếu thảo. Một hôm nằm mơ thấy Thái Thượng Lão Quân dạy cách làm
đèn. Tỉnh giấc, chàng cùng mẹ chọn thân trúc trắng cùng giấy màu để làm. Khi
xong đèn thì rằm tháng Tám cũng vừa đến, hai mẹ con đem dâng vua.
Nhà
vua xem, thấy chiếc đền vừa lạ, vừa nhiều màu sắc. Khi vua hỏi ý nghĩa của chiếc
đèn, Lục Đức tâu rằng: "Thưa bệ hạ, thân trúc ở giữa đèn là biểu hiện trục
khôn, cái chong chóng quay sáu mặt biểu tượng cho cá tính con người: thương, ghét, giận, buồn, vui, hờn. Chong
chóng quay luôn cũng nhờ ánh đèn soi sáng, cũng như con người tốt
lành cũng nhờ đạo đức. Sáu mặt của chiếc đèn làm bằng giấy tươi sáng biểu
hiện tính cách của con người".
Vua
truyền đem đèn cho dân chúng cùng xem. Đèn đốt lên hiện màu sắc rực rỡ chuyển động
với hình ảnh vua, quan, người, ngựa nối đuôi nhau. Vua ban thưởng cho mẹ con
Lục Đức rất hậu.
Từ
đó, mỗi khi đến Tết Trung thu, nhớ lại sự tích người con hiếu thảo Lục Đức, dân
chúng đua nhau bắt chước chàng làm những chiếc đèn màu rực rỡ gọi là đèn kéo
quân.
Đèn kéo quân luôn gắn liền với tuổi thơ. Trẻ em nào cũng từng được
ông bà, cha mẹ làm hoặc mua cho một cây đèn chơi vào lễ giông giăng. Các hình
rối có sức lôi cuốn trẻ thơ rất lớn, khiến các em nhỏ tò mò thích thú. Bên cây
đèn luôn có ánh mắt tròn xoe háo hức và tiếng cười đùa giòn tan.
Đêm Trung Thu, thiếu nhi sẽ rước đèn kéo
quân dưới ánh trăng thanh, xúng xính trong bộ áo quần mới. Tay trong tay, trong
tiếng trống tùng tùng, cùng hát khúc đồng dao Đèn kéo quân và bài hát Lồng đèn
kéo quân.
Ở các khu đô thị nhất là Hà Nội, từ xưa đã có khá nhiều nơi bán đèn
kéo quân như phố Hàng Mã, Hàng Gai, Hàng Trống, Lương Văn Can…Ở các làng quê thì
các nhà tự làm.
Thời nay mỗi dịp tết Trung Thu, các tụ điểm
vui chơi ở nước ta đều treo đèn kéo quân chào đón thiếu nhi.
Trung thu 2011 diễn ra từ ngày 9 đến 12-9, tại
Trung tâm triển lãm văn hoá nghệ thuật Việt Nam. Chiếc đèn có chiều cao 3,17m, chiều ngang 2,17m
được làm từ chất liệu mây tre, do các nghệ nhân làng Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ,
Hà Nội thực hiện. Chiếc đèn này trị giá khoảng 20 triệu đồng, nặng 8kg.
Chiếc
đèn kéo quân trưng bày tại triển lãm
Đặc biệt mấy năm gần đây có nhiều nơi làm
những cây đèn khổng lồ như :
Năm 2004 TP.Hồ Chí Minh
Cây đèn kéo quân lớn nhất tại lễ hội Vui trung
thu đặt tại khu công viên 30-4 (góc Pasteur-Lê Duẩn) có đường kính 5m, cao 6m, được thiết kế theo
nguyên lý của một đèn kéo quân truyền thống. Các hình ảnh được chuyển động liên
tục bằng hệ thống chiếu sáng mỹ thuật cao.
Cây đèn đặt tại khu công viên 30-4 TP. Hồ Chí Minh |
Năm 2006 cây đèn làm tại làng Đàn Viên, Thanh Oai, Hà Tây
Cây đèn cao tới 6,5m, đường kính 2,56m. Sử dụng tới 70m vải xa tanh, trọng lượng của đèn nặng 3.000kg. chỉ cần một cây nến lớn là đèn quay được vận tốc quay khoảng 15 - 20 vòng/ phút.
Cây đèn cao tới 6,5m, đường kính 2,56m. Sử dụng tới 70m vải xa tanh, trọng lượng của đèn nặng 3.000kg. chỉ cần một cây nến lớn là đèn quay được vận tốc quay khoảng 15 - 20 vòng/ phút.
Cây đèn này được đưa lên trưng bày ở Nhà văn
hóa tỉnh Hà Tây, tại Cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội và đã được ghi vào sách kỷ lục
Guiness Việt Nam.
Năm 2008 Đèn Kéo Quân TP Hồ Chí Minh
Năm 2011 cây đèn tại Bình Phước, khu vực Đồng Xoài.
Năm 2012 Chiếc
đèn kéo quân quảng cáo khổng lồ của Trung tâm thương mại Savico MegaMall ( Hà nội )
Cây đèn làm tại làng Đàn Viên, Thanh Oai, Hà Tây
Năm 2007 Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên
TPHCM với bộ đèn kéo quân Phước-Lộc-Thọ, trong đó cây đèn Lộc cao nhất tới
7,5m, đường kính 2,6m.
Cây đèn tại Khu du lịch Văn hóa Suối Tiên TPHCM
Năm 2008 Đèn Kéo Quân TP Hồ Chí Minh
Kích
thước đèn hình khối trụ, cao 7,5m đường kính 9,6m. Trọng lượng toàn phần đèn là
3 tấn, trong đó phần quay của đèn chiếm trọng lượng 1 tấn. Chất liệu bằng thép
và những tấm hiflex. Trưng bày tại Đường Hoa Nguyễn Huệ, từ ngày 05/02 - 10/02/2008
(29 tháng chạp đến mùng 4 Tết).
Cây đèn keo quân tại đường hoa Nguyễn Huệ TP.Hồ chí minh
2010 Đèn Kéo Quân Tết trung thu TP.Thanh Hoá
Chiếc đèn chiều cao chưa tính đế là 10,5m, đường kính đáy rộng 9,6m. Chiếc đèn kéo
quân này được làm từ khung thép, vải bạt, đảm bảo được hình dáng của chiếc đèn
kéo quân truyền thống,
Chiều ngày 22.9.2010
Trung tâm Guinness đã quyết định công nhận chiếc đèn kéo quân này đạt kỷ lục
Guinness Việt Nam (lớn hơn chiếc đèn kéo quân trước đó do TP.Hà Nội thực
hiện).
Đèn
kéo quân kỷ lục trong đêm hội trung thu 2010
tại Khu tưởng niệm Hồ Chủ Tịch
Thanh Hóa
2010 Cây đèn nhà thờ Giáo xứ Chính Tòa
Thanh Hoá.
Đèn do những giáo dân của Giáo xứ Chính
Toà Thanh Hoá tự thiết kế và lắp đặt tại khuôn viên nhà thờ Giáo xứ Chính Tòa
Thanh Hoá.từ 20/12/2010. Với chiều cao 13 m (chưa tính chân đế), đường kính
10,5m.
Cây đèn nhà thờ Giáo xứ Chính Tòa Thanh Hoá
Năm 2011 cây đèn tại Bình Phước, khu vực Đồng Xoài.
Ảnh cây đèn ban đêm tại khu vực Đồng Xoài.
Năm 2012 Chiếc
đèn kéo quân quảng cáo khổng lồ của Trung tâm thương mại Savico MegaMall ( Hà nội )
Đèn kéo quân ngày càng
khổng lồ hoành tráng làm cho người xem choáng ngợp, nhưng nhiều người vẫn nhớ đến cảnh nhà nhà đón tết Trung thu ấm cúng với cây đèn kéo quân nhỏ xưa thân thương đã khắc sâu vào ký ức của bao lớp
người của thế kỷ trước.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét