Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Các bậc tổ sư có công sáng chế chữ Quốc ngữ:


Lần theo lịch sử và theo lời Alexandre De Rhodes, thì có thể xếp loại các bậc tổ sư có công sáng chế chữ Quốc ngữ: 

1) Thế hệ thứ nhất : Francisco De Pina - đến VN năm 1617 (giáo sĩ Bồ Đào Nha)
2) Thế hệ thứ hai : Alexandre De Rhodes - đến VN năm 1624 (giáo sĩ Pháp)
3) Thế hệ thứ ba : Gaspar D’Amaral - đến VN năm 1629 (giáo sĩ Bồ Đào Nha)
4) Thế hệ thứ tư : Antonio Barbosa - đến VN năm1636 (giáo sĩ Bồ Đào Nha)
5) Thế hệ thứ năm : Alexandre De Rhodes - xuất bản sách năm 1651

Francisco de Pina đã miệt mài học tiếng Việt và trở thành giáo sĩ đầu tiên giảng đạo cho tín đồ bản địa mà không cần phiên dịch và đã biên soạn tài liệu đầu tiên về Phương pháp Latinh hóa tiếng Việt và cuốn Ngữ pháp tiếng Việt trong thời gian hoạt động truyền giáo tại Hội An và Thị trấn Thanh Chiêm từ 1621 đến 1625,

Alexandre de Rhodes với tác phẩm “Bài giảng giáo lý Tám ngày cho kẻ muốn rửa tội vào ngày đạo đức chúa trời” đầu tiên bằng tiếng Việt và cuốn từ điển Việt - Bồ - Latinh đầu tiên xuất bản năm 1651 đã chính thức đánh dấu mốc ra đời của chữ Quốc ngữ.


Bìa cuốn từ điển Việt - Bồ - Latinh của Alexandre de Rhodes
Trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ này còn có sự cộng tác tích cực của nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục người Âu).

1918 Vua Khải Định ban dụ chấm dứt các cuộc thi kiểu cổ truyền ở Trung Kỳ, ba năm sau quyết định bãi bỏ ở Bắc Kỳ. đánh dấu sự chấm dứt của khoa bảng phong kiến Việt Nam, một chế độ thi cử có từ thế kỷ 11, đời nhà Lý.

1924 Chữ Quốc ngữ được đưa vào dạy tại cấp tiểu học Việt Nam.
1946 Bậc Đại học được dạy bằng tiếng Việt.
Chữ Quốc ngữ giúp cho Việt Nam xóa mù chữ sớm nhất so với các nước lạc hậu.



Ảnh : Ngày Sách Việt Nam 2014 tại Quốc Tử giám (Hà Nội)







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét