Phan Châu Trinh là
khuôn mặt đáng chú ý nhất trong lịch sử văn hoá và chính trị Việt nam ở thế kỷ
XX (Nhà sử học Daniel
Héméry)
– Phan Châu Trinh sinh
năm 1872 tại huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ nay thuộc huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng
Nam. Thân sinh là một võ quan nhỏ, từng tham gia phong trào Cần Vương trong
tỉnh. Thân phụ ông mất năm ông mới 13 tuổi.
– Năm 1892, ông đi học
và nổi tiếng học giỏi. Bạn cùng học với ông là Huỳnh Thúc Kháng (kém ông 4
tuổi).
– Năm 1900, ông đỗ Cử
nhân.
– Năm 1901, ông đỗ Phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và Nguyễn Sinh Sắc.
– Năm 1901, ông đỗ Phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và Nguyễn Sinh Sắc.
– Năm
1902, ông vào học Trường Hậu bổ, sau ra làm Thừa biện Bộ Lễ. Ít lâu sau ông từ
quan, hoạt động cứu nước. Ông kết giao vơi nhiều sĩ phu yêu nước như Huỳnh Thúc
Kháng và Phan Bội Châu. Ông và Phan Bội Châu tâm đắc về nhiệt huyết cứu nước,
nhưng ông không tán thành đường lối của Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đấu tranh
vũ trang chống Pháp. Ông cùng các bạn đi khắp Việt Nam cổ vũ đấu tranh và liên
kết trí thức, văn sĩ yêu nước.
– Năm
1905, ông xuất dương sang Nhật Bản rồi sang Pháp chủ trương dựa vào Pháp để tiến
hành cải cách, thực hiện tự do dân chủ, lật đổ chế độ phong kiến, làm cho dân
giàu, nước mạnh, tiến lên giải phóng dân tộc.
ông đứng
ra lãnh đạo phong trào Duy tân, khuyến khích đồng bào mở trường dạy học, lập
các hội buôn như Ðông Kinh Nghĩa Thục, Hồng Hưng Tân, công ty Minh Tân, ông cảm
hóa được rất nhiều nhân sĩ. Phan Chu Trinh lại hô hào thanh niên vận Âu phục, cắt
tóc ngắn, ủng hộ các sản phẩm và hàng nội hóa để giúp cho nền kinh tế trong nước
được dồi dào. Ða số thanh niên trong toàn quốc đã nhiệt liệt hưởng ứng phong
trào Duy tân này.
Nhân
dịp có nghị định ngày 31/10/1908 của chính phủ Pháp về việc lập một nhóm giảng
dạy tiếng Hán tại Pháp, năm 1911, chính quyền Đông Dương cử một đoàn giáo dục
Đông Dương sang Pháp, có cả Phan Châu Trinh và con trai là Phan Châu Dật.
– Năm
1917, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành thành lập Hội người Việt
Nam yêu nước tại Pháp.
– Năm
1920, Phan Châu Trinh hội kiến với Bộ trưởng Bộ thuộc địa Anbe Sarô đòi hỏi cải
cách chính trị ở Đông Dương.
– Năm 1925, ông về Sài
Gòn tiếp tục hoạt động theo xu hướng cải lương, kêu gọi dân quyền, dân sinh,
dân khí. Ông diễn thuyết hai lần ở Sài Gòn: Đạo đức và luân lý
Đông Tây và Quân trị chủ
nghĩa và dân trị chủ nghĩa.
– Theo ông, nhiệm vụ
cấp bách đối với người dân Việt Nam là phải:
* Khai dân trí:
bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học
thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.
* Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế.
* Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa…
* Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế.
* Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa…
– Phan Châu Trinh yêu
cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành để có thể giúp
nhân dân Việt Nam từng bước tiến đến văn minh. Ông đề cao phương châm “Tự lực
khai hóa”, vận động những người cùng chí hướng thức tỉnh dân chúng, tuyên
truyền tư tưởng dân quyền.
– Ông viết Pháp-Việt
liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam, cho rằng không thể nhìn Việt Nam một cách cô
lập mà phải đặt trong mối quan hệ với thế giới, trước nhất là với các nước mạnh
và với nước Pháp, cũng như không thể chỉ nhìn hiện tại mà phải nhìn lại lịch sử
đã qua và phải tìm hiểu xu thế phát triển sắp tới, tạo nên cách nhìn cả thời
lẫn thế.
– Năm 1926, Phan Châu
Trinh trở bênh nặng. Ông mất ngày 24/3/1926 tại Sài Gòn. Lễ truy điệu để tang
ông là cuộc biểu dương tinh thần dân tộc – dân chủ của phong trào yêu nước lúc
bấy giờ, bất chấp sự ngăn cản của thực dân.
Đám tang Phan Châu Trinh
Phan
Châu Trinh xem vấn đề dân chủ còn cấp bách hơn độc lập và tin rằng có thể dùng
luật pháp, cách cai trị có quy củ theo kiểu Âu Mỹ để quét sạch những hủ bại của
phong kiến. Với tinh thần yêu nước nồng nhiệt, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất
nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khổ và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế
ngưỡng mộ. (Nhóm tác giả Đại cương lịch sử Việt Nam)
“Khuôn mặt vĩ đại của Phan Châu Trinh
theo tôi là khuôn mặt đáng chú ý nhất trong lịch sử văn hoá và chính trị Việt
nam ở thế kỷ XX, bởi chính ông đã xác định một cách rành mạch, sáng rõ nhất
những nan đề (les problématiques) đặt ra lâu dài mà các thế hệ người Việt Nam
sẽ phải- và mãi mãi còn phải- đảm nhận” (Nhà sử học Daniel Héméry)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét