Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Số phận của bạn nằm trong tay bạn đã được chứng minh bằng khoa học.


Suy nghĩ hình thành nên hành động, hành động hình thành thói quen, thói quen hình thành tính cách, tính cách hình thành số phận. Câu châm ngôn này mặc nhiên đã được thừa nhận lâu nay vì trong đời sống thực tế nó đúng là như vậy.

Nay khoa học đã chứng minh chúng ta có thể thích nghi và thay đổi bằng cách bền bỉ luyện tập và hình thành các thói quen theo suy nghĩ của chúng ta.

Mỗi chúng ta đều có nhiều thói quen tốt và cũng vô số thói quen dở tệ. Nếu ta để những thói quen đó biến thành “tính cách” và tin rằng bản chất con người thật của ta là vậy thì bộ não, thay vì giúp chúng ta thay đổi, lại trở thành công cụ để ta ngày càng lao vào vòng xoáy bất tận của những lời tiên tri ta tự ứng nghiệm.

Bộ não cho chúng ta thấy thói quen và tính cách hoàn toàn có khả năng thay đổi. Nhưng thay đổi thế nào?

Trong cuốn sách của mình - The Path (Đạo), GS Puett và Gross-Loh có một lời khuyên dành cho độc giả, đó là “chủ định phá vỡ thói quen và ứng xử như thể mình là một con người khác”.

Ví dụ, bạn và bố vợ rất xung khắc nhau.
Từ trước tới nay, bạn thường phẩy tay và cho rằng tính cách của hai nguời không tương hỗ, khắc khẩu. Nếu bạn ứng dụng kiến thức của bộ não, bạn sẽ hiểu rằng bạn và bố vợ có thể vui vẻ với nhau, vì bản ngã của bạn không chỉ dừng lại ở một số tính cách tại thời điểm này, bố vợ bạn cũng vậy.

Có một con người khác trong bạn sẽ rất vui vẻ khi nói chuyện với một con người khác trong bản ngã của ông bố vợ. Sáng hôm sau, khi gặp ông, bạn chủ động mỉm cười, mời ông một bữa sáng, hỏi ông có cần bạn đưa đi thăm họ hàng không? Bạn sẽ cảm thấy khi nói và làm những điều này, bạn không sống “thật” với lòng mình.

Nhưng gượm đã, bạn có thể sẽ nhận ra rằng ông bố vợ ngạc nhiên, lời nói của bạn khiến ông suy nghĩ.
Trong đầu ông, những nơron thường xuyên nối “con rể” với “thằng tồi” bị đối chất. Nơron “con rể” bỗng cố gắng phóng luồng xung điện sang một nơron lạ hoắc tên là “hiếu thảo”, đại loại thế.
Con đường xung điện mới này còn mong manh, nó sẽ không thể thắng con đường xung điện cũ một sớm một chiều. Với bạn cũng vậy, bạn thấy mình khó khăn lắm mới thốt ra được những lời ngọt ngào.

Nhưng đừng quên bộ não nilông, xung điện nào cũng khó khăn ban đầu, nhưng sau nhiều lần phóng điện, các nơron sẽ kết nối, dịch chuyển, sản sinh, đến một ngày hiệu ứng nhanh nhất sẽ được kết nối giữa các nơron mà tần số phóng điện là dễ dàng nhất: “con rể” - “hiếu thảo”. Con người khác trong bạn đã trở thành một phần con nguời hiện tại. Ông bố vợ cũng vậy.

Vậy là số phận của bạn nằm trong tay bạn điều đó đã được chứng minh bằng khoa học.


Hai trạng nguyên, tiến sĩ nước Nam giỏi toán học

Các trạng nguyên, tiến sĩ nước ta nói chung đều giỏi văn chương, thơ phú, hầu như chỉ có hai người nổi tiếng về toán học. Đó là trạng nguyên Lương Thế Vinh và người thứ hai chính là Vũ Hữu. Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên, Vũ Hữu đỗ Hoàng giáp (Tiến sĩ đệ nhị giáp) cùng khoa thi năm Quý Mùi (1463) đời vua Lê Thánh Tông.

Với quan niệm "Thần cơ diệu toán vạn niên sư" (ai tính toán giỏi là người thầy muôn đời) Lương Thế Vinh để lại cho đời cuốn Đại thành toán pháp, còn Vũ Hữu là tác giả cuốn Lập thành toán pháp.
Đại thành toán pháp, một cuốn sách toán học cổ của Việt Nam, tác giả là Lương Thế Vinh biên soạn vào giữa Thế kỉ 15. bao gồm những kiến thức cơ bản về hình học và số học, hướng dẫn cách đo lường ruộng đất theo các đơn vị mẫu, sào của nước ta, tính toán các công trình xây dựng, kiến trúc, đào đắp kênh mương, đê điều...
Cuốn Đại thành Toán pháp được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam.
Lương Thế Vinh nhanh chóng nổi tiếng học giỏi khắp vùng Sơn Nam. Vì thế, người ta thường so sánh ông với Quách Đình Bảo, cũng là một người thông minh, đĩnh đạc trong vùng. Quách Đình Bảo cũng đi thi cùng khóa với Lương thế Vinh và đỗ thám hoa (tiến sĩ đệ nhất giáp)
Cùng dùi mài kinh sử nhưng hai ông có phương pháp học hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi Bảo ngày đêm vùi đầu khổ luyện, Vinh lại chơi nhiều hơn học.
Trạng Lường Lương Thế Vinh là một trong những vị trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử khoa cử nước ta.
Theo Danh nhân đất Việt, khi sứ thần nhà Minh sang thăm nước ta, vua cử Lương Thế Vinh ra tiếp đón. Dù đã biết tiếng vị trạng nguyên, sứ thần vẫn tìm cách làm khó.
Trong một buổi đi chơi thuyền, ông ta thách đố quan trạng cân thử con voi nặng bao nhiêu. Thế Vinh thản nhiên nhận lời rồi sai người dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức thuyền chìm trong nước. Xong xuôi, ông bảo dắt voi lên, chất đá xuống, nước ngập đến chỗ đánh dấu thì dừng. xong ông cho người chia nhỏ số đá, cân lên và tính tổng.
Sau khi tính được cân nặng của voi, sứ thần nhà Minh vẫn tỏ ra chưa phục nên muốn làm khó Lương Thế Vinh. Sứ thần xé ra 1 tờ giấy và nói:"Tính cân nặng voi ông còn làm được thì chắc đo độ dày tờ giấy này cũng chẳng khó khăn gì nhỉ?
Sứ thần đang đắc chí vì cho rằng lần này Lương Thế Vinh sẽ phải bó tay, thế nhưng một lần nữa vị Trạng Nguyên lại làm sứ thần cúi đầu bẽ mặt vì giải đố một cách rất nhanh chóng và đơn giản.
Lương Thế Vinh vẫn ung dung nghĩ ra cách. Ông mượn viên sứ quyển sách, dùng thước đo độ dày cả quyển rồi chia với số trang để tính độ dày tờ giấy. Sứ thần nhà Minh hết sức bội phục trí tuệ linh hoạt của vị quan đất Việt.
Lương Thế vinh vẫn được người đời quen gọi là Trạng Lường. Lí do là vì ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra rất giỏi trong việc đo lường.


Họp mặt các thầy cô giáo đã nghỉ hưu kỷ niệm ngày Nhà giáo tại P. TNP A


Vài hình ảnh buổi họp mặt kỷ niệm ngày nhà giáo 20/11 của các thầy cô giáo đã nghỉ hưu sáng 19/11 tại hội trường P.TNP A quận 9 Tp HCM.













*********************


Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Suy nghĩ về người thầy nhân Ngày 20/11



“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Nghề dạy học là nghề sáng tạo bậc nhất trong các nghề sáng tạo. Vì nó sáng tạo ra những người sáng tạo”. (Phạm Văn Đồng)

Chính sự đề cao người thầy mà đất nước có những người thầy mẫu mực như Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm… được lưu danh với hậu thế đến tận ngày nay.

Ngày 20/11 là ngày để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả.

CẢM NGHỈ CỦA THẦY GIÁO NGOẠI QUỐC VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

*Thầy Michial, giảng viên Khoa Quan hệ Quốc tế:
Ở Mỹ nghề giáo không phải là nghề “thời thượng”
Đến năm 2011, tôi mới trở thành giảng viên của Trường ĐH KHXH&NV. Thế là tôi đã có 10 năm làm việc tại đất nước này.
Tôi rất thích Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để học sinh, sinh viên bày tỏ sự tôn trọng và lòng biết ơn đến giáo viên của mình. Tôi có chia sẻ với một số đồng nghiệp của mình ở Mỹ và họ rất ghen tị bởi họ cũng có ngày Nhà giáo vào tháng 5, nhưng không ý nghĩa như Việt Nam. Chẳng có cựu học sinh nào đến thăm hỏi hay tặng hoa gì, sự khác biệt như thế làm cho Ngày Nhà giáo Việt Nam trong mắt tôi trở nên rất đặc biệt.

*Cô Hertiki, giảng viên ngành Indonesia, Khoa Đông Phương học:
Khác với Việt Nam, Indonesia không có ngày Nhà giáo riêng mà thống nhất chung với ngày Giáo dục 2/5 thường niên.
Ngày Nhà giáo thật sự rất ý nghĩa. Đó là dịp để nhớ ơn thầy cô vì đã dành nhiều công sức, thời gian để giảng dạy cho học sinh, sinh viên. Những món quà không cần phải đắt tiền nhưng nó vẫn thể hiện sự quan tâm của họ đối với những người làm giáo dục. Tôi rất vui khi được nhận những món quà dù đơn giản như vậy!

*Cô Sadha Saxena, giảng viên ngành Ấn Độ học, Khoa Đông Phương học:
Sinh viến Ấn thì không thân thiết và nhiệt tình với giảng viên như sinh viên Việt Nam. Sinh viên Việt Nam dành tình cảm và sự tôn trọng đặc biệt cho giảng viên của mình. Vào những dịp đặc biệt như Tết, sinh nhật cô hay Ngày Nhà giáo Việt Nam, các sinh viên cũ vẫn nhắn tin và chúc mừng chúng tôi. Ở Ấn Độ dù có Ngày nhà giáo là ngày 5/9 nhưng không có ý nghĩa như Ngày Nhà giáo Việt Nam. Người Ấn có quá nhiều dịp lễ trong một năm, nên ngày Nhà giáo không được tổ chức long trọng.

Tôi vẫn nhớ một lần, sinh viên Việt Nam tổ chức mừng ngày 20/11 cho tôi. Rất nhiều sinh viên tặng tôi hoa, những chậu cây để bàn và thiệp mà họ tự làm và tôi đã có rất nhiều món quà ý nghĩa như vậy. Nhưng điều đặc biệt hơn, hôm đó có một cậu sinh viên đã dịch bài hát Bụi phấn ra tiếng Hindi, rồi hát tặng tôi bài hát ấy trước lớp. Hành động của cậu khiến tôi rất xúc động. Đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ rõ lời và giai điệu của bài hát ấy.
Ngày Nhà giáo Việt Nam sắp tới, tôi mong sinh viên của mình nhanh chóng xác định mục tiêu trong cuộc sống và chú tâm vào nó hơn. Khác với những sinh viên ngành khác, hầu hết sinh viên Ấn Độ học đều không xác định rõ mình muốn gì sau khi tốt nghiệp. Điều đó khiến tôi rất lo lắng. Tôi hy vọng rằng, tôi cùng các đồng nghiệp của mình không chỉ là những người giảng dạy kiến thức cho sinh viên, mà còn là người hướng dẫn sinh viên tìm ra những mục tiêu trong cuộc đời của họ.

Trích từ Bản tin ĐHQG-HCM số 190

Buffet chay chùa Phước Tường Tp. HCM


Tối chủ nhật mới đây hai ông cháu tôi đến chùa Phước Tường dự buổi tiệc Buffet chay, có hàng trăm quầy phục vụ đủ các món ăn, món uống.
Người đến tham gia quá đông.nên bà con phải chờ đợi có hơi lâu, nhưng ai nấy đều tươi cười vui vẻ nhất là các bạn trẻ.
Khi yên vị ngồi vào bàn chuyện trò vài câu rồi nhiều bạn tranh thủ móc điện thoại ra chơi, tôi xin phép mấy bạn cùng bàn chụp vài tấm hình kỷ niệm một buổi hội ngộ đáng nhớ.