Tình yêu vĩ đại đem đến phép nhiệm màu, nhưng tình yêu nhiệm màu
cũng tồn tại sóng gió. Đó là câu chuyện của Stephen Hawking (1942 – 2018) được
coi là Einstein của thế kỷ 21
Bệnh tật ập tới vào thời điểm khi Hawking còn quá trẻ, còn quá
nhiều thứ để làm khiến ông rơi vào u uất. Nhưng ở thời khắc tăm tối đó, Jane
Wilde, cô nữ sinh cùng trường có tình yêu mãnh liệt với văn chương đã ở bên
Hawking, giúp ông từng bước có lại động lực để mạnh mẽ sống nốt những thời khắc
ít ỏi của mình. Để rồi cùng với phép màu của sự sống và tình yêu, chàng trai
được chẩn đoán không quá 25 tuổi sẽ phải ra đi đã sống thêm được hơn 50 năm
nữa, đem đến thêm những điều diệu kỳ cho khoa học thế kỷ 21.
Nói sơ qua về Jane kém Stephen Hawking 2 tuổi, Jane và Stephen học
chung với nhau tại trường Đại học Oxford.
Cảm phục trước tài năng và xót thương cho căn bệnh của Hawking, Jane đã hứa hẹn sẽ chăm sóc ông “vào ngày nắng cũng như ngày mưa, lúc mạnh khỏe cũng như khi bệnh tật”. Cuối cùng, hai người đính hôn vào một ngày tháng 10 năm 1964, hình thành bước đầu cuộc hôn nhân đẹp đẽ ở tuổi đôi mươi.
Cảm phục trước tài năng và xót thương cho căn bệnh của Hawking, Jane đã hứa hẹn sẽ chăm sóc ông “vào ngày nắng cũng như ngày mưa, lúc mạnh khỏe cũng như khi bệnh tật”. Cuối cùng, hai người đính hôn vào một ngày tháng 10 năm 1964, hình thành bước đầu cuộc hôn nhân đẹp đẽ ở tuổi đôi mươi.
“Jane Wilde và tình yêu thương vô điều kiện của nàng đã thay đổi
cuộc đời tôi. Nó đã cho tôi nguồn sức mạnh để tiếp tục sống.” – Stephen từng
nói vậy khi nhắc đến Jane Wilde.
Nhờ có Jane Wilde, Hawking đã dần vượt qua sự trầm cảm và tiếp tục
các công trình nghiên cứu của mình. Tới năm 1965, với nàng Jane Wilde sát cánh,
Hawking đã công bố luận án tiến sĩ của mình và được Cambridge vinh danh. Tác
phẩm của ông đã tạo ra một sự ngưỡng mộ thuần khiết với khoa học gia toàn thế
giới, nhất là những người làm việc và nghiên cứu trong ngành Vũ trụ học, đồng
thời đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp khoa học của Hawking.
Ngay sau khi nhận bằng tiến sĩ, Hawking gần như ngay lập tức đã
hoàn thành thêm hai việc trọng đại của cuộc đời một người đàn ông: có một công
việc tốt và một người vợ hiền. Hôn lễ giữa Jane Wilde và Stephen Hawking được
tổ chức năm 1965, với sự chúc tụng từ bạn bè và người thân, tạm đặt một dấu mốc
hạnh phúc trong câu chuyện tình yêu vĩ đại.
Trong những năm tiếp theo đó, Stephen Hawking và vợ tiếp tục cuộc
sống gia đình viên mãn và có với nhau tới 3 mặt con. Bệnh tật dường như đã được
đẩy lùi khi Stephen Hawking nhẹ nhàng bước qua sinh nhật lần thứ 25.
Tất nhiên không phải con đường nào cũng bằng phẳng, nhất là con
đường tình yêu. Đã có những lúc cuộc hôn nhân của hai người gặp phải những trục
trặc tưởng như không thể vãn hồi, bởi dù có là thiên tài Vật lý thì cũng có
những vấn đề như người đời thường, và một phụ nữ vĩ đại thì cũng có những lúc yếu
lòng.
Đó là khi Jane trót có những phút ngã lòng trước Jonathan Hellyer
Jones, một nhạc công nhà thờ, đồng thời cũng là một người bạn của gia đình
Hawking. Sự quan tâm gần gũi của người đàn ông này đã khiến Jane có những giây
phút trái tim chệch hướng.
Tuy nhiên thay vì tức giận, Stephen Hawking hiểu và tôn trọng những
gánh nặng mà người vợ của mình gặp phải khi phải gồng gánh trên vai những gì mà
ông không thể san sẻ dưới vai trò một người cha, người chồng. May mắn thay, ở
những phút cuối cùng, Jane vẫn là một người phụ nữ chung thủy, bà đã quyết định
chọn người chồng 20 năm gắn bó và tiếp tục duy trì một tình bạn trong sáng với
người bạn nhạc công Hellyer Jones. Không hơn, không kém.
Và cũng đã có những lúc bệnh tình của Stephen Hawking chuyển biến
xấu tới mức các bác sĩ từng đề nghị Jane ngưng các thiết bị trợ sinh để ông có
thể ra đi bớt đau đớn. Thế nhưng, với tình yêu mãnh liệt của một người vợ, Jane
Wilde đã kiên quyết yêu cầu các bác sĩ tiếp tục cứu chữa chồng mình dù chỉ còn
vài phần trăm hy vọng ít ỏi. Kết quả đã quá sự mong đợi, tình yêu vĩ đại đã đem
đến phép màu kì diệu. Sức khoẻ của Stephen Hawking bắt đầu có cải thiện, và dần
bình ổn trở lại.
Vậy mà thử thách tình yêu lại một lần nữa xảy ra khi chính bản thân
Stephen Hawking cũng nảy sinh tình cảm với một y tá thân cận tên Elaine Mason.
Hai người gặp nhau lần đầu vào năm 1985 khi Elaine được thuê để làm một trong
ba y tá chăm sóc Stephen suốt 24 tiếng đồng hồ.
Sự gần gũi, cách chăm sóc tận tình của Elaine Mason làm cho khoa
học gia lỗi lạc bỗng chốc xao xuyến. Mọi chuyện tiến triển quá nhanh, khiến ông
rời bỏ gia đình và vợ con dọn tới sống cùng Manson. Năm 1995, hai người tổ chức
đám cưới chỉ sau 1 năm Stephen quyết định rời khỏi câu chuyện tình yêu vĩ đại
với Jane Wilde.
Người ta nói rằng, những ai yêu nhau thật lòng rồi sẽ lại về với
nhau. Sau 11 năm chung sống với Elaine Mason, Stephen Hawking đã nhận ra mình
chẳng thể yêu ai nhiều hơn Jane Wilde.
Vào năm 2006, ông lại về với Jane Wilde và các con, chấm dứt cuộc
hôn nhân không mấy hạnh phúc với Elaine Manson. Từ đó, Stephen Hawking và Jane
Wilde lại càng yêu thương nhau nhiều hơn, để rồi ông được sống 12 năm cuối đời
trong vòng tay của người vợ yêu thương hết mực cùng ba người con nay đều đã
khôn lớn, trưởng thành, dù cho họ không còn thực sự là một gia đình trên mặt
giấy tờ pháp lý.
“Cuộc sống với Stephen nhiều lúc khiến tôi muốn tự sát, nhưng sau
cùng, tôi vẫn yêu ông”, Jane từng chia sẻ như vậy trong một buổi phỏng vấn.
Stephen Hawking qua đời vào ngày 14/3/2018, kết thúc một cuộc đời
dài đầy biến động, và tất cả những gì người ta sẽ mãi nhớ về Hawking có lẽ sẽ
là câu chuyện tình yêu với Jane Wilde, bên cạnh những công trình nghiên cứu
khoa học của ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét