Con sông biên giới Bắc Luân, nơi nhiều cô gái Việt bị lừa bán sang Trung Quốc.
Nạn mua bán phụ nữ, nổi lo
của toàn xã hội.
Khi mua một cô gái chỉ mất
khoảng 30 triệu đồng nhưng có thể bóc lột được 3 tỉ đồng từ thân xác cô, thì
việc buôn bán phụ nữ đã trở thành ngành “công nghiệp đen tối” tàn bạo và siêu
lợi nhuận như mafia buôn ma túy.
Theo kết quả điều tra của
các cơ quan chức năng, hiện toàn quốc có hơn 22.000 phụ nữ, trẻ em vắng mặt lâu
ngày không rõ lý do, không có tin tức, nhiều người trong số này nghi bị mua
bán; hơn 80.000 phụ nữ xuất cảnh trái phép ra nước ngoài.
Nạn nhân của mua bán người
vẫn chủ yếu tập trung vào nhóm nữ giới, ở độ tuổi từ 18 - 25, đa số đều là
người các tỉnh, chiếm trên 70%, có trình độ văn hóa thấp và hoàn cảnh kinh tế
khó khăn, không có nghề nghiệp… một số khác là các cô gái mới lớn đua đòi, bỏ
nhà đi.
Tội phạm chủ yếu thực hiện
theo các tuyến đường bộ (Việt Nam có 26 tỉnh giáp ranh với Trung Quốc, Lào,
Campuchia, với 100 cửa khẩu lớn nhỏ và vô số đường mòn qua lại hai bên biên
giới ), có khoảng 70% là mua bán sang Trung Quốc, 12% mua bán sang Campuchia,
6% mua bán qua Lào số còn lại bị bán qua đường hàng không, đường biển để bán
sang một số nước khác như Thái Lan, Malayxia, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông,
Macao..
Chương trình của chính phủ
phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em từ năm 2004 đến nay tội phạm vẫn
tăng chưa thấy điểm dừng.
Hãng thông tấn Bernama của
Malaysia đưa tin. Theo cảnh sát sở tại, con số gần 1/3 phụ nữ bị bắt giữ là
người Việt Nam cho thấy các phụ nữ đến từ quốc gia này "đang chiếm lĩnh
ngành kinh doanh thân xác tại Malaysia", hãng tin Malaysia đưa tin hôm
16/7/2013
Kết luận này dựa trên con
số 3.456 người Việt Nam trong tổng số 12.434 phụ nữ nước ngoài hành nghề mại
dâm bị bắt giữ ở Malaysia vào năm ngoái.
Đơn vị Phòng chống buôn người thuộc Cảnh sát Hoàng gia Malaysia vừa giải cứu 108 phụ nữ Việt trong một cuộc truy quét trong 3 giờ tại hai cơ sở giải trí ở thị trấn Seri Man.
Nạn
mua bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em đang là một vấn nạn, diễn biến phức
tạp và có xu hướng gia tăng ở quy mô toàn cầu. Theo báo cáo của Cơ quan thường
trực phòng, chống tội phạm và ma túy của Liên hiệp quốc - UNODC, hàng năm trên
thế giới có khoảng 800.000 - 1.000.000 người bị buôn bán; khoảng 12 triệu người
bị cưỡng bức lao động và lao động tình dục. Ước tính, mỗi năm lợi nhuận thu
được từ hoạt động của tội phạm buôn bán người trên thế giới có giá trị từ 30 -
40 tỷ USD/năm.
Có những cô gái Việt buộc phải “hành nghề” trong những khu nhà tồi tàn như thế này ở Xám Cáo trên một đại lộ ở thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. khu Xám Cáo như một thế giới biệt lập với dãy nhà tồi tàn lọt thỏm giữa các tòa cao tầng.
Thị trấn Pò Chài (Trung Quốc), cách biên giới Việt Nam khoảng 200 m, có một khu phố mại dâm hoạt động rất nhộn nhịp. Gái là người Việt, khách là đàn ông Trung Quốc.
Luật pháp Trung Quốc cấm kinh doanh mại dâm, nhưng những khu kinh tế mậu biên như Pò Chài, chính phủ "mắt mở mắt nhắm" với điều kiện: gái mang quốc tịch Việt Nam. Khách chơi là đàn ông Trung Quốc, là đàn ông nước ngoài, trừ đàn ông Việt Nam.
Luật pháp Trung Quốc cấm kinh doanh mại dâm, nhưng những khu kinh tế mậu biên như Pò Chài, chính phủ "mắt mở mắt nhắm" với điều kiện: gái mang quốc tịch Việt Nam. Khách chơi là đàn ông Trung Quốc, là đàn ông nước ngoài, trừ đàn ông Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét