Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

Cha mẹ vô tình khiến trẻ tự ti và làm mất vận may của trẻ.


TỰ TI là một loại chướng ngại về tâm lý mà chúng ta thường gặp ở trẻ. Bởi vì TỰ TI nên trẻ rất nhát gan, mẫn cảm, không TỰ TIN, có chỗ khiếm khuyết về tính cách. Tuy nhiên, các nhà tâm lý phát hiện ra rằng, trẻ TỰ TI thông thường là do cha mẹ tạo thành.
Ngôn ngữ là công cụ làm tổn thương trực tiếp nhất đối với trẻ. “Sao con ngu thế? Dạy bao nhiêu lần mà vẫn không nhớ là sao?” “Mẹ chưa từng gặp đứa trẻ nào không nghe lời người lớn như con!” “Con chỉ hay làm phiền người khác…
Nếu cha mẹ suy nghĩ một chút sẽ thấy, có phải là đã từng nói những lời như vậy với con của mình hay không? Có những lúc, chúng ta bất chấp hậu quả mà nói ra những lời cay nghiệt, bạo lực với trẻ nhưng có biết đâu rằng, lời vừa nói ra thì sự tổn thương nặng nề liền ập đến với trẻ.
Tâm hồn của trẻ còn non nớt, chưa có khả năng đối mặt với những giông tố của cuộc sống, những cay nghiệt của cuộc đời. Chúng không hề biết cha mẹ mỗi ngày phải làm việc mệt nhọc như thế nào, chúng chỉ biết cha mẹ nói mình ngu kèm theo một vẻ mặt giận dữ. Trẻ cũng không biết cha mẹ mỗi ngày bận rộn ra sao chỉ biết là mẹ nói mình làm phiền cùng với vẻ mặt buồn chán. Từ đó trở đi, trẻ sẽ cảm thấy mình thật sự rất ngu dốt, rất hay làm phiền người khác, bởi vì chính cha mẹ là người mà chúng tin tưởng nhất đã nói như vậy.
Khi trẻ nhận được những lời cay nghiệt, bạo lực thì chúng sẽ ngay lập tức hoài nghi năng lực và giá trị của bản thân mình, đồng thời không ngừng phủ định bản thân mình: “Cha mẹ nói mình ngu dốt, mình sao có thể giỏi được?”
Lời nói cay nghiệt của cha mẹ còn khiến trẻ bị tổn thương hơn nhiều lần so bạo lực thể xác.
Đối với trẻ em mà nói, tâm lý TỰ TI sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tinh thần và sức khỏe của trẻ, gây bất lợi cho sự trưởng thành và tương lai sau này của trẻ.
Mọi đứa trẻ đều vốn có một tuổi thơ hạnh phúc, lớn lên trong “vô lo vô sợ”, nhưng một khi bị tâm lý TỰ TI, trẻ sẽ vô duyên vô cớ khó chịu, uất ức, không dám giao tiếp cùng người khác thậm chí giao tiếp với bạn bè bình thường cũng có chút sợ hãi. Bởi vì trong tâm lý, trẻ nghĩ mình là người kém cỏi nên sẽ tìm một góc để trốn tránh, chỉ ngưỡng mộ người khác, ao ước được như người khác, còn bản thân mình thì lại nghĩ: “Mình là người tầm thường, chẳng có ai thích chơi với mình”.
Sau này khi trẻ lớn lên, mang theo tâm lý TỰ TI sẽ không dám đối mặt với cuộc sống, đối mặt với người khác, gặp cơ hội mà không dám tiếp nhận nên sống sẽ rất đáng thương và vất vả.
Các bậc cha mẹ đừng xem nhẹ tâm lý TỰ TI của trẻ mình nếu muốn con có một con đường đi tốt đẹp hơn. Một khi phát hiện thấy trẻ có xuất hiện tâm lý TỰ TI, cha mẹ phải kịp thời giúp trẻ thoát ra khỏi cái vòng ý nghĩ luẩn quẩn ấy.
Giúp trẻ phát huy sở trường.
Mỗi người đều có sở trường của mình. Cha mẹ phải cố gắng phát hiện ra sở trường của con mình, hỗ trợ con phát huy hết sở trường ấy. Không nên cưỡng ép trẻ làm những việc mà chúng không có chút yêu thích nào, bởi vì như vậy sẽ khiến cho con càng thêm không TỰ TIN.
Giúp trẻ đối mặt với thất bại.
Suy sụp thường thường là yếu tố dễ dàng khiến trẻ bị TỰ TI. Khi trẻ bị suy sụp, thất bại, cha mẹ phải kịp thời cùng trẻ phân tích vấn đề, thảo luận để tìm ra phương hướng giải quyết, giúp trẻ lấy lại lòng TỰ TIN.
Cha mẹ là người bạn tốt nhất, đồng thời cũng là người thầy tốt nhất của con. Cha mẹ muốn con có một tương lai tươi sáng thì nhất định phải nguyện ý bỏ ra vài phần tâm huyết, đó là điều cha mẹ cần ghi nhớ!


Đứa bé Trung Quốc bị vứt bỏ, bố mẹ nuôi Mỹ đã phát huy sở trường cho con nổi danh khắp nước Mỹ.

Quan niệm và tín ngưỡng của người xưa


Vào khoảng năm 200 SCN, nếu lạc vào một thôn làng bình thường ở nước Anh và hỏi một người nông dân rằng “Anh là ai?” thì người ấy sẽ không ngần ngại mà nói “Tôi là một người Kitô.” Câu trả lời như vậy có thể làm rất nhiều người hiện đại ngạc nhiên. Tuy nhiên, vào thời kỳ đó, những người có câu trả lời như vậy sẽ chiếm đại đa số người dân Anh và châu Âu, không kể nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, quý tộc hay thường dân.
Ở thời đại đó, từ trong tín ngưỡng, con người nhận thức được mối quan hệ của bản thân với Thần linh, vũ trụ, gia đình và xã hội. Tín ngưỡng chiếm một phần lớn sinh hoạt và trở thành một chuẩn tắc trong mọi tư tưởng và hành vi của con người. Trong cuộc sống khi đó, phần quan trọng nhất chính là mối liên hệ giữa người với Thần linh.
Do giao thông cũng không phát triển, đa số người dân sống trong các thôn làng nhỏ. Họ đều cho rằng, ở dưới gầm trời, đều là đất của Thần, tất cả mọi người đều là tin vào Thần. Tuổi thọ thời đó có thể ngắn hơn bây giờ, tuy nhiên, từ trong tín ngưỡng, mọi người đều có chính tín kiên định rằng cuộc sống của họ trên địa cầu không phải quá quan trọng, nó chỉ được xem là một “khảo nghiệm” ngắn ngủi của Thần đối với họ. Nếu như họ đạt chuẩn, vượt qua khảo nghiệm, sinh mệnh có thể đạt đến vĩnh hằng, đó mới chính là ý nghĩa thật sự của cuộc sống. Mọi người suy nghĩ rất giản đơn, có rất ít dục vọng cá nhân.
Vài trăm năm sau đó, khoảng năm 1000, với sự phát triển của giao thông và thương mại, nhận thức của con người về bản thân bắt đầu có sự thay đổi. Khi giới thiệu bản thân, họ sẽ nói: “Tôi là người Phổ,” hoặc “Tôi là người Pháp” v.v. Tại thời điểm này, người châu Âu bắt đầu nghĩ rằng yếu tố quan trọng nhất đại biểu bản thân chính là quốc gia, tín ngưỡng tôn giáo đã bị đẩy ra phía sau.
Khi lịch sử tiến vào những năm 1600, phong trào Khai sáng bắt đầu nổi lên ở châu Âu. Người ta bắt đầu thách thức các tư tưởng truyền thống, hình thái xã hội vốn có và thể chế quân chủ. Người ta bắt đầu “dũng cảm” thực hiện “theo đuổi tự ngã” (cái tôi cá nhân), tin tưởng rằng thông qua năng lực và “lý tính” của bản thân, có thể thay đổi được vận mệnh và thế giới. Từ lúc này, nhận thức của mọi người về bản thân cũng dần dần bị hạn cuộc trong cái “ngã” của riêng mình và dần đánh mất quan hệ của bản thân với thế giới bên ngoài.
Từ thế kỷ 17 đến 19, cuộc vận động Khai sáng và cuộc Cách mạng Công nghiệp đã làm thay đổi hoàn toàn hình thái xã hội, kèm theo đó là làn sóng công nghiệp hóa, đô thị hóa… đã làm cho ý thức tư tưởng của con người cũng âm thầm biến đổi theo.
Đặc biệt, Thuyết Tiến Hóa do Darwin đề xuất vào giữa thế kỷ 19 và từ từ len lỏi vào các trường học trong thế kỷ 20 đã trở thành cơ sở để Thuyết Vô Thần thay đổi mạnh mẽ hơn nữa quan niệm tín Thần của nhân loại từ hàng ngàn năm nay.
Là một con người mà nói, tin Thần hay không tin Thần là sự lựa chọn của cá nhân người đó. Nhưng trong lịch sử, từng có những chính phủ dùng thủ đoạn cưỡng chế nhồi nhét Thuyết Vô Thần trong toàn xã hội, đàn áp tự do tín ngưỡng, làm cho hệ thống giá trị xã hội truyền thống sụp đổ, từ đó dẫn tới toàn xã hội trượt xuống vũng bùn của chủ nghĩa vật chất, phóng túng dục vọng.
Ảnh : Xã hội trượt xuống vũng bùn của chủ nghĩa vật chất, con người đang hủy diệt trái đất.





Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018

Chúc mừng năm Mậu Tuất 2018


Chúc các bạn và gia đình vui tươi hạnh phúc.

“Trời thêm tuổi mới năm thêm thọ
Xuân khắp càn khôn phúc khắp nhà”




Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018

Cách nhìn người của Gia Cát Luọng

Gia Cát Lượng tên tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất của Trung Quốc trong thời Tam Quốc. Ông là một nhà ngoại giao cự phách và cũng là một nhà phát minh tài năng.
Khi làm Thừa tướng nước Thục, Gia Cát Lượng đưa ra nhiều đạo luật nghiêm khắc, nhưng không ai phàn nàn oán giận ông nửa lời. Bởi bản thân ông rất gương mẫu, liêm khiết. Nước Thục khi đó có nhiều quan thanh liêm và tướng tài.
Thực tế cho thấy, cổ kim đông tây, người nào vượt lên sự cám dỗ của tiền tài danh vọng thường là những quan thanh liêm, được lòng dân và góp phần làm cho đất nước hưng thịnh.
Gia Cát Lượng có cách nhìn người rất sâu sắc để thu nạp người tài :
Đễ thu nạp người tài Gia Cát Luọng trước hết xem xét 2 đức tính quan trọng nhất :
- “Lâm chi dĩ lợi nhi quan kỳ Liêm” . Nghĩa là dành cho họ nhiều tiền tài, bổng lộc, thậm chí hứa giao cho trọng trách để đánh giá sự liêm khiết hay lòng tham lam của họ. Bản tính của con người thường có máu tham, hám lợi, tham tiền, nhất là những người làm quan và giữ trọng trách lớn.
Gia Cát Lượng cho rằng, một người liêm khiết thường có những đặc điểm như: Trung thành vô hạn, Làm việc liêm khiết vô tư, Thấu hiểu nỗi khổ của dân chúng, Chú trọng tiết kiệm, Không hám giàu sang, không mê tửu sắc, Tự khép mình vào kỉ luật.
- “Kỳ chi dĩ sự nhi quan kỳ Tín”. Tức là giao việc cho họ để xem lời họ hứa so với thực tế làm việc ra sao, từ đó đánh giá chữ “Tín” của họ. Gia Cát Lượng cho rằng: “Ngôn nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã”, tức là một người chỉ biết nói suông không đi đôi với việc làm, là người không có chữ tín.
Bởi vậy, có câu: “Thính kỳ ngôn, Quan kỳ hành”, tức nghe họ nói không đủ mà phải xem họ làm như thế nào. “Quốc vô tín bất hưng, nhân vô tín bất lập”, một đất nước mà không có chữ tín với các nước thì không thể hưng thịnh, một người không có chữ tín với mọi người thì không thể lập nghiệp.

Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

Từ cách mời trà của vị hòa thượng, Tô Đông Pha đã viết một câu đối thật thú vị.

Cho dù bạn làm gì, bạn thành công đến đâu đi nữa, vẫn luôn có người cho bạn là sai. Cho dù bạn sống tốt thế nào, vẫn luôn có người phê bình bạn. Vậy "Phải làm gì khi bị người khác coi thường?" Câu chuyện dưới đây chắc chắn sẽ là câu trả lời sáng tỏ nhất.

Chuyện rằng vào năm Hi Ninh thứ 4 (1071), trong một lần cải trang dạo chơi, Tô Thức - nhà văn, nhà thơ nổi tiếng thời Bắc Tống, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, giữ chức thông phán ở Hàn Châu - vào một ngôi chùa để nghỉ chân vì đã khá mệt sau chuyến du ngoạn.

Do không mặc quan phục nên trông ông rất giản dị, bình thường. Thấy vậy, vị phương trượng trong chùa liền tỏ ý xem thường và nói với ông: "Ngồi", đoạn lại quay sang bảo tiểu hòa thượng: "Trà". Tiểu hòa thượng hiểu ngay tâm ý của thầy mình, liền mang cho khách một chén trà cũ đã nguội.

Tuy nhiên, chỉ sau vài câu chuyện, Tô Thức đã cho thấy được khả năng ăn nói lưu loát và phong thái phi phàm của mình. Lúc này, phương trượng cảm nhận được vị khách của mình chẳng phải tầm thường nên đã mời ông vào trong phòng đàm đạo. Sau khi vào phòng, phương trượng khách khí nói: "Mời ngồi!". Lại bảo tiểu hòa thượng: "Kính trà!".

Đến khi biết được vị khách này chính là đại thi nhân tiếng tăm lừng lẫy Tô Đông Pha, phương trượng lại trở nên cung kính hơn và mời ông vào phòng khách, liên tục nói: "Kính mời ngồi!". Rồi lại gọi tiểu hòa thượng: "Kính trà thơm!".

Lúc Tô Đông Pha cáo từ, phương trượng đề nghị: "Tô học sĩ hạ cố đến chơi, mời ngài đề lên mấy chữ làm lưu niệm". Tô Đông Pha mỉm cười múa bút, viết lên một câu đối.
Vế trên là: "Tọa, thỉnh tọa, thỉnh thượng tọa". (Ngồi, mời ngồi, kính mời ngồi).
Vế dưới là: "Trà, kính trà, kính hương trà". (Trà, kính trà, kính trà thơm).
Vị phương trượng lúc đó mới thấy xấu hổ đỏ bừng mặt, không nói được lời nào.

Câu chuyện xưa tuy ngắn vậy thôi nhưng quả thực vô cùng thú vị, ý vị cũng sâu xa. Con người ta bình thường vẫn quen vội vàng đánh giá người khác qua dáng vẻ bề ngoài, rồi dựa theo thân phận mà đối nhân xử thế. Đối với người danh phận tầm thường thì tỏ vẻ coi thường ngạo nghễ, còn với ai có danh phận cao quý tiếng tăm thì mới tỏ vẻ quý phục. Làm một người tu luyện như vị phương trượng kia cũng không tu bỏ được cái tâm phân biệt này.

Đã từng có không ít những câu chuyện chân thực khuyên bảo người ta lưu tâm về phương diện này, câu chuyện thú vị về câu đối của Tô Đông Pha ở trên một lần nữa nhắc nhở chúng ta.

Ở đời cũng vậy, giá trị của một người nào phải chỉ gói gọn trong vài lời nói của người khác mà phải trải qua cả một quá trình nuôi dưỡng, luyện rèn. Khi đã đạt được phong thái điềm tĩnh thanh cao như Tô Thức trong câu chuyện ở trên thì tự khắc bạn sẽ được người khác tôn trọng.

Hãy luôn là chính mình. tự mình làm chủ tâm trạng mình. Chủ động nắm giữ cuộc sống của mình, làm cho chính mình trở nên tốt đẹp hơn là một cách hoàn hảo để đáp trả những người xem thường bạn và cũng để cho mọi người càng yêu mến bạn thêm.

Theo Trí thức trẻ