Trung Quốc đang khao khát có
một sức mạnh văn hóa để hấp dẫn toàn thế giới.
Ngày 27 / 12 / 2014 Học viện Khổng tử đã được chính thức khai
trương tại Đại học Hà Nội, sau một thời gian bàn
luận tranh cãi người nói hay, kẻ nói dở về cái Học viện này.
Các
Viện Khổng Tử được thành lập ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các
hoạt động của Viện Khổng Tử được quản lý và kiểm soát bởi Ban Hán học, một cơ
quan nhà nước do các thành viên của Bộ Chính trị trực tiếp điều hành. và được Chính phủ TQ cấp vốn và hỗ trợ mạnh tay, nhằm cung cấp các
khóa học về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc trên khắp thế giới. Tuy nhiên, không
giống như Viện Goethe của Đức hay Hội đồng Anh của Anh, nhiều trong số các
trung tâm này lại được thành lập trực tiếp bên trong các trường ĐH. Chính sự
kết hợp giữa mối liên kết và sự kiểm soát của Trung Quốc với các Viện này là
nguồn gốc cho rủi ro.
Hiện nay hơn 480 Viện Khổng Tử đã có mặt tại
123 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, hoạt động trong các trường
đại học và cao đẳng (nếu tính cả các chương trình “song sinh” mang tên lớp học
Khổng Tử, dạy tiếng Hoa cho lứa tuổi phổ thông bằng giáo trình do viện soạn
thảo, con số các tổ chức đào tạo mang tên Khổng Tử lên đến hơn 1.100 ). Dự kiến
đến cuối năm 2015, số lượng Viện Khổng Tử trên toàn cầu sẽ đạt đến con số 500.
Ban Hán học của Chính phủ Trung Quốc bày tỏ tham vọng sẽ đạt được cột mốc 1.000
viện vào năm 2020.
Phản ứng của giới học thuật Bắc Mỹ cho thấy một thực tế khác với
tuyên bố của Trung Quốc. Từ tháng 10-2013, giáo sư ngành nhân chủng học
Marshall Sahlins thuộc Đại học Chicago đã công bố một điều tra về tình trạng
hoạt động của các Viện Khổng Tử tại giảng đường Mỹ.
Sau đó, hơn 100 giảng viên của
đại học này đã ký tên vào văn bản chính thức phản đối sự hiện diện của viện
trong khuôn viên Đại học Chicago. Tuyên bố không tiếp tục gia hạn ký kết - đồng
nghĩa với đóng cửa viện - mà Đại học Chicago đưa ra.
Vừa qua, Hiệp hội các Giáo sư
Đại học Hoa Kỳ đã kêu gọi khoảng 100 trường ĐH xem xét lại mối quan hệ của họ
với các tiền đồn văn hóa tiêu biểu này của Bắc Kinh. Hiệp hội viết: “Thi
thoảng ban giám hiệu đã tham gia vào các mối quan hệ đối tác khiến họ phải hi
sinh tính liêm chính của mình. Các Viện Khổng Tử vận hành như một cánh tay của
nhà nước Trung Quốc và được cho phép tảng lờ quyền tự do học thuật".
Tại Canada, theo nhật báo The Globe and Mail, Ban điều hành hệ
thống trường học thành phố Toronto - hệ thống trường phổ thông lớn nhất Canada
- đầu tháng 10 bỏ phiếu với tỉ lệ 9-1 quyết định chấm dứt hoạt động những
chương trình đào tạo của các Viện Khổng Tử trong hệ thống trường ở Toronto.
Nếu đề xuất này được toàn thể hội đồng trường thông qua, hệ
thống trường phổ thông này sẽ là đơn vị thứ 3 sau Đại học McMaster và Đại học
Sherbrooke của Canada chấm dứt hợp tác với Viện Khổng Tử. Trước đó từ tháng
12-2013, Hiệp hội Giảng viên đại học Canada cũng ra văn bản kêu gọi các trường
đại học Canada hủy bỏ các hợp đồng hợp tác với Viện Khổng Tử.
Alice Huynh, giáo viên tại một trường phổ thông Toronto, cho
biết bà đã thu thập được 14.000 chữ ký của phụ huynh và người dân trong cộng
đồng phản đối sự hiện diện của Viện Khổng Tử trong các trường phổ thông
Toronto.
Phát biểu tại buổi bỏ phiếu, bà nói: “Điều mà chúng tôi cực lực
phản đối là việc (nhà trường) trao quyền dạy tiếng Hoa vào tay một tổ chức tự
thừa nhận là có động cơ chính trị và muốn gây ảnh hưởng đến con em của chúng
ta”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét