Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

Câu chuyện nhân quả tại Đại học Stanford

Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường đại học Standford.


Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay xở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho. Cậu và một người bạn quyết định tổ chức một buổi hoà nhạc tại trường để gây quỹ kiếm tiền trả học phí cho cả hai.
Họ tìm đến nhà dương cầm nổi tiếng Ignacy J. Paderewski. Ông bầu của nhạc sĩ yêu cầu phải các cậu phải đảm bảo thanh toán một khoản thù lao là 2.000$ cho buổi độc tấu dương cầm. Giao kèo được thoả thuận và hai cậu sinh viên bắt tay tổ chức để buổi biểu diễn được thành công.
Ngày trọng đại đó rồi cũng đến. Paderewski biều diễn tại Standford. Nhưng không may, hai bạn trẻ không thể xoay xở để bán hết số vé. Tổng số tiền mà họ thu được chỉ vỏn vẹn 1.600 $. Thất vọng, họ tìm đến Stanford để giải thích hoàn cảnh của họ. Hai cậu sinh viên trao hết 1.600 $ cho Paderewski cùng tấm chi phiếu 400 $ cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán tấm séc này sớm nhất..
Paderewski nói, "Không, việc này không thể chấp nhận được." Ông xé tấm chi phiếu, đưa lại 1.600 $ cho hai cậu sinh viên và nói: "Đây là 1.600 $. Hãy thanh toán mọi chi phí mà các bạn còn thiếu nợ, giữ số tiền mà các bạn cần để thanh toán học phí, tôi chỉ lấy phần tiền còn dư." Hai cậu sinh viên ngạc nhiên và rối rít cám ơn Paderewski.
Nó chỉ là một nghĩa cử nhỏ bé thể hiện một tấm lòng tử tế, nhưng rõ ràng cho thấy rằng Paderewski là một con người có nhân cách lớn.
Tại sao ông ta phải giúp hai thanh niên mà ông chẳng hề quen biết. Chúng ta ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ: "Nếu giúp họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho ta?" Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ rằng: "Nếu ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra cho họ?" Họ giúp và không mong có sự đền đáp. Họ làm điều đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc đúng cần phải làm.
Paderewski sau đó trở thành Thủ tướng của Ba Lan. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba nhưng không may, chiến tranh Thế giới xảy ra, Ba Lan bị tàn phá. Hơn 1,5 triệu người dân trong nước lâm vào cảnh đói và không có tiền để cung cấp cái ăn cho họ. Paderewski không biết cầu cứu ở đâu, ông quyết định tìm đến Tổ chức Cứu trợ Lương thực Hoa Kỳ để xin giúp đỡ. Lãnh đạo của tổ chức này lúc bấy giờ là Herbert Hoover, sau này trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Hoover đồng ý giúp và nhanh chóng gửi hàng tấn ngủ cốc để cứu đói cho người dân Ba Lan.
Thảm họa được đẩy lùi. Thủ Tướng Paderewski cảm thấy nhẹ nhõm. Ông quyết định sang Mỹ gặp Hoover để đích thân cảm ơn. Khi Paderewski bắt đầu nói lời cảm ơn Hoover vì nghĩa cử cao thượng của ông, thì Hoover vội cắt ngang và nói:
"Ngài không cần phải cảm ơn tôi, thưa Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ câu chuyện này, nhưng vài năm trước, ngài đã giúp hai cậu sinh viên trẻ tuổi tiếp tục học đại học tại Hoa Kỳ, và tôi là một trong hai sinh viên ấy."


Ignacy J. Paderewski


Herbert Hoover

Món quà tặng mẹ



Tôi vội vã bước vào tiệm trong mall để mua sắm mấy món quà giáng sinh vào phút cuối cho đứa con gái. Kinh hãi nhìn đám đông, có lẽ tôi sẽ bị kẹt trong tiệm đến muôn đời, trong khi việc phải làm còn chồng chất, văn phòng còn bao nhiêu văn kiện chưa duyệt xong.

Từ lúc nào chẳng rõ, Giáng sinh đã trở thành gánh nặng nề. Chẳng hiểu tại sao phải có cái ngày lễ phiền phức như vậy với bao nhiêu là thứ phải lo, quà cáp phải mua cho người này người kia, tôi mong có thể lăn quay ra ngủ cho qua mùa Giáng Sinh như mấy chú gấu tỉnh bơ an giấc suốt mùa đông. Tôi cố lách qua đám người đông đi lại như kiến để xông vào chỗ bán đồ chơi, và tự hỏi không biết đứa con gái có thèm chơi đồ như vậy không.
Tôi duyệt qua mấy dãy hàng bán đồ chơi, và chọn đại một con búp bê nhìn cũng xinh xắn, chạy lẹ ra xếp hàng tính tiền. Tình cờ tôi nhìn thấy 1 chú bé đứng gần đó, tay mân mê một đôi hài màu đỏ thật xinh xắn, dễ thương. Chú bé ôm đôi hài trên tay mặt sáng rỡ. Tôi nhìn chú bé và hơi ngạc nhiên chú bé độ 7 tuổi nhìn đôi hài mắt sáng như nhìn một món đồ chơi nó rất yêu thích. Trong khi đó chú bé nói với người tính tiền:
- Cô có chắc là cháu thiếu tiền không? Cháu tính rồi là đủ tiền cơ mà!
Cô gái trả lời có vẻ như chịu hết nổi:
- Cháu biết là cháu không đủ tiền rồi mà còn hỏi nhiều, lôi thôi quá đi. Cháu đứng qua một bên để cô tính tiền cho người khác, khi nào tìm đủ tiền thì đến trả.
Tôi nhìn chú bé khuôn mặt buồn bã mình đứng nhìn đôi hài. Quan sát một lúc tôi hỏi:
- Cháu mua đôi hài cho em gái cháu hả.
- Dạ không, cháu mua cho Mẹ của cháu. Mẹ cháu bệnh rất nặng, và ba nói Mẹ sắp đi gặp Chúa Giêsu rồi. Đôi hài này Mẹ cháu thích lâu lắm rồi, cháu muốn mua cho Mẹ, để Mẹ mang đi gặp Chúa Giêsu. Mẹ sẽ đẹp lắm, sẽ vui lắm!
Nghe đến đây, tôi mới hiểu ra là Mẹ của cậu bé đang hấp hối, nhưng cậu bé còn quá nhỏ để hiểu chuyện tử biệt. Và một nỗi đau xót tràn vào tâm hồn tôi.
Chú bé nói tiếp:
- Cháu nói với ba rằng dặn mẹ đừng đi ngay, nói mẹ đợi con đi chợ về. Cháu còn thiếu vài đồng nữa mới mua được đôi hài, tất cả tiền cháu để dành lâu nay vẫn còn chưa đủ. Chú có thể giúp cháu không? Mai mốt cháu sẽ đi làm trả lại cho chú. Nhìn chú bé tiu nghỉu cúi đầu im lặng. Tôi thò tay vào túi lấy tiền trao cho chú bé.
- Đây, cháu lấy đi trả tiền rồi lo về với Mẹ, đôi hài đẹp lắm!
Khuôn mặt chú bé chợt tươi rói và nói:
- Vâng, cảm ơn chú rất nhiều! Chúa sẽ chúc lành cho lòng tốt của chú. Mẹ cháu sẽ vui lắm khi mang đôi hài này đi gặp Chúa Giêsu.
Tôi bước ra cửa tiệm, trên đường lái xe về nhà tôi vẫn còn nhìn thấy khuôn mặt ngây thơ của chú bé đáng thương. Tình yêu của chú bé dành cho mẹ quá mãnh liệt. Như một thiên thần Chúa gửi, cậu bé đã nhắc nhở tôi ý nghĩa của Giáng Sinh, mùa của yêu thương và ban tặng.

Tác giả: Đang cập nhật

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

Bản thánh ca Silent Night huyền thoại.


Có một bản Thánh ca đặc biệt năm nay tròn 200 tuổi đã thể hiện sức sống trường tồn của nó bất chấp thời gian và những đổi thay của loài người. Bản Thánh ca này có lời ca được dịch ra trên 140 thứ tiếng, Nó được thể hiện bởi vô số các giọng ca, các dàn đồng ca danh tiếng trên thế giới. Không chỉ trong hoàn cảnh thanh bình, nó còn được hát ở hai bờ chiến tuyến và là lý do ngừng bắn của binh sĩ hai bên Anh – Đức trong thế chiến 1.

Năm 2011, bản Thánh ca này được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Năm 2013, tạp chí Time sau một cuộc khảo sát đã tuyên bố đây là ca khúc Giáng sinh được yêu thích nhất trên thế giới.
.
Bản Silent Night huyền thoại.
Lời : Joseph Mohr Linh mục người Áo
Nhạc : Franz Gruber, thầy giáo dạy nhạc ở trường làng Oberndorf (Áo)

Bản thánh ca Silent Night được biẻu diễn đầu tiên năm 1818 bởi tác giả Joseph Mohr và Franz Gruber trong đêm Giáng sinh tại nhà thờ Sankt Nicola làng Oberndorf gần Salzburg nước Áo. Giáo dân làng Oberndorf hết sức ngạc nhiên và thích thú. Silent Night đã thành công rực rỡ và mang lại một không khí hết sức khác lạ, hết sức thiêng liêng.

Từ đó, bản nhạc bắt đầu lan truyền ngày càng xa.. Năm 1832, Silent Night được trình bày trước công chúng ở Leipzig. Vua Phổ Friedrich Wilhelm năm nào cũng mời dàn đồng ca nhà thờ tới lâu đài trình bày ca khúc này. Năm 1839, nó được chơi ở NewYork và rồi đi khắp thế giới theo chân các nhà truyền giáo.

Nhưng mãi đến năm 1995, người ta mới tìm thấy bản chép tay của bản nhạc và khẳng định được chủ nhân đích thực của nó là Mohr và Gruber sau gần 200 năm bị rơi vào quên lãng.

Tại Việt Nam, từ hơn nửa thế kỉ trước, nhạc sĩ Hùng Lân đã chuyển ca khúc Silent Night sang phiên bản lời Việt với tên gọi Đêm Thánh vô cùng.

Nội dung của bản Silent Night – Đêm yên lặng
Silent Night mô tả sự việc vào đêm huyền thoại khi Chúa Jesus giáng sinh với phần ca từ như sau (bản tiếng Anh rút gọn còn 3 khổ thơ)

Silent night, holy night!
All is calm, all is bright.
Round yon Virgin Mother and Child.
Holy infant so tender and mild,
Sleep in heavenly peace,
Sleep in heavenly peace

Silent night, holy night!
Shepherds quake at the sight.
Glories stream from heaven afar
Heavenly hosts sing Alleluia,
Christ the Savior is born!
Christ the Savior is born

Silent night, holy night!
Son of God, love’s pure light.
Radiant beams from Thy holy face
With dawn of redeeming grace,
Jesus Lord, at Thy birth
Jesus Lord, at Thy birth.

Bản dịch:
Đêm tĩnh mịch, đêm thiêng liêng!
Mọi vật thật bình yên và rạng rỡ
Xung quanh Đức Mẹ đồng trinh và con của bà
Đức Chúa hài đồng thật hiền hậu và bé bỏng
Yên ngủ trong cảnh thái bình thiên giới
Yên ngủ trong cảnh thái bình thiên giới

Đêm tĩnh mịch, đêm thiêng liêng!
Những mục tử chấn động trước thần tích triển hiện
Những luồng sáng mỹ diệu từ thiên đường phía xa
Những thiên sứ hát vang bài “ngợi ca Thiên Chúa”
Đấng Ki Tô Cứu Thế đã ra đời
Đấng Ki Tô Cứu Thế đã ra đời

Đêm tĩnh mịch, đêm thiêng liêng!
Người con của Thiên Chúa, ánh sáng thánh khiết của tình yêu thương
Những tia sáng lộng lẫy từ dung nhan của Thiên Chúa
Với bình minh của ơn cứu rỗi
Chúa Jesus giáng thế
Chúa Jesus giáng thế.

Silent Night thấm đẫm tinh thần Cơ đốc giáo nhưng đồng thời ngập tràn tinh thần nhân loại. Bài hát thể hiện khao khát về sự hòa bình, yên ổn. Đây cũng là một ca khúc rất quen thuộc với cả những người ngoại đạo.

Nghĩ về Silent Night là tưởng tượng thấy một khung cảnh lý tưởng đêm Giáng sinh. Khi đó đường phố yên tĩnh, vắng lặng, những ngôi nhà ngủ yên, ngập trong tuyết trắng. Khung cảnh ấy đẹp đẽ mơ màng như trong chuyện cổ tích. Đúng 12 giờ đêm, chuông nhà thờ đổ vang và Silent Night được cất vang từ dàn đồng ca, nghe như tiếng vọng từ thiên đường. Đó là một khoảnh khắc thiêng liêng, lòng người tràn đầy sự thành kính và biết ơn. Tưởng như trong giây phút, mọi cái xấu, cái ác đều được xóa sạch khỏi mặt đất.

Với tính chất như vậy, người ta thường thấy sự xuất hiện của Silent Night ở những giây phút đặc biệt khốc liệt hoặc khó khăn của nhân loại.
Lịch sử vẫn còn ghi lại câu chuyện về đêm hưu chiến Giáng sinh huyền thoại trong Thế chiến thứ nhất tại Mặt trận phía Tây năm 1914. Bất chấp sự phản đối từ chỉ huy, các binh sĩ Đức và Anh đã tự động ngừng bắn. 

Các binh sĩ Đức vừa trang trí khu vực xung quanh chiến hào của họ trong vùng Ypres thuộc Bỉ, vừa ca vang những ca khúc Giáng sinh, nhiều nhất là bài Silent Night bằng tiếng Đức. Khi ấy, các binh sĩ Anh bắt đầu ra khỏi chiến hào ở bên kia chiến tuyến và đáp lời bằng chính bài hát đó ở phiên bản tiếng Anh. Đó là giây phút diệu kỳ khi hai bên bặt tiếng súng và thay vào đó là tiếng hát ca ngợi Thượng Đế.

Suốt đêm ấy, họ cùng hét vang: “Chúc mừng Giáng sinh” với nhau. Họ thậm chí còn tặng nhau quà: thực phẩm, thuốc lá, rượu và những quà lưu niệm như nút áo và mũ. Đấy là đêm hoàn toàn không có tiếng đạn pháo, cũng không có máu đổ, đúng nghĩa “Đêm yên tĩnh” như tên gọi của bài hát.

Hơn cả vị trí của một bài thánh ca nổi tiếng, Silent Night đã trở thành một biểu tượng của hòa bình. Vào mỗi dịp Giáng sinh, người ta lại lắng nghe với Silent Night như một sự thanh lọc tâm hồn, tìm về với cái Thiện. 

Ca khúc đem lại cho người nghe một viễn cảnh tốt đẹp về một thế giới không có chiến tranh, không bom rơi đạn nổ, không thiên tai, địch họa, không có tiếng khóc hay sự chia ly, chỉ còn là “đêm yên tĩnh” với những đứa trẻ say ngủ trong vòng tay bố mẹ.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

Ai là người quan trọng nhất giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái.

Cha mẹ, vợ chồng, con cái là những người thân thiết nhất của chúng ta, bảo chọn ra một người khó dứt bỏ nhất là chuyện không hề dễ dàng. Nhưng nếu tình thế bắt buộc bạn phải đưa ra lựa chọn ấy thì làm sao đây?


Ở một lớp học nghiên cứu sinh, lúc sắp tan giờ, giáo sư nói với các học trò của mình rằng: "Tôi cùng các em chơi một trò chơi, ai bằng lòng phối hợp một chút nào?".
Một cô gái bước lên trên bục giảng. Vị giáo sư nói: "Em hãy viết lên bảng tên của 10 người mà em khó dứt bỏ nhất". Cô gái làm theo lời thầy, trong 10 người đó có tên của người thân, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm của cô.

Vị giáo sư nói: "Tốt rồi! Bây giờ em hãy gạch bỏ 1 người mà em cho là không quan trọng nhất". Cô đã gạch bỏ tên một người hàng xóm của mình. Giáo sư lại nói: "Xin em hãy gạch tiếp 1 người nữa". Cô gái lại gạch bỏ tên của một đồng nghiệp.
Vị giáo sư tiếp tục: "Xin em hãy gạch tiếp thêm 1 người nữa". Cô lại gạch bỏ thêm một người. Cuối cùng, trên bảng chỉ còn lại 4 người: Người chồng, bố mẹ và đứa con của cô.

Bầu không khí trong phòng lúc này đột nhiên tĩnh lặng hẳn. Cả lớp đều im lặng đưa mắt nhìn thầy giáo của mình, cảm thấy đây dường như đã không còn là một trò chơi nữa. Vị giáo sư bình tĩnh nói: "Xin hãy gạch tiếp 1 người nữa".
Cô gái rất lưỡng lự, thật khó khăn khi phải đưa ra lựa chọn. Cô đưa viên phấn lên, gạch bỏ tên của người chồng mình.

"Hãy gạch tên 1 người nữa", giọng nói của vị giáo sư lại vang lên. Cô gái ngẩn người ra, bàn tay run rẩy đưa viên phấn lên chầm chậm gạch bỏ tên của đứa con.
Sau đó, hai hàng nước mắt ứa ra, cô khóc nấc lên thành tiếng, vẻ mặt trông vô cùng đau khổ.

Giáo sư đợi cô bình tĩnh lại, hỏi rằng: "Người thân thiết đi cùng em cả đời hẳn phải là chồng và con cái mới đúng. Người chồng sẽ ở cùng em đến đầu bạc răng long. Còn đứa con là do em dứt ruột sinh ra. Vì sao em lại chọn bố mẹ mình? Chẳng phải ngày tháng của họ đã không còn nhiều nữa, khó có thể ở lại cùng em lâu dài sao?".

Chúng bạn học đều đưa mắt nhìn cô, chờ đợi câu trả lời. Cô bình tĩnh, gạt dòng lệ, từ tốn nói rằng: "Tuy hiện tại chồng em là người thân thiết nhất nhưng rất có thể một ngày nào đó anh ấy sẽ rời bỏ em. Vợ chồng là duyên phận, có đến rồi cũng có đi. Con cái lớn lên rồi cũng sẽ có cuộc sống riêng của mình, em không thể mãi theo bước chân chúng.

Người thật sự em cần trân quý lại chính là cha mẹ. Không có họ thì đã không có em. Họ đã hy sinh cả tuổi xuân để cho em một cuộc đời hạnh phúc nhất có thể. Họ chắc chắn không thể ở cùng em mãi mãi nhưng chính vì thế mà em càng cần phải trân quý hơn. Tháng ngày còn lại không nhiều. Em thực sự chỉ muốn cha mẹ được sống những ngày cuối đời thật vui vẻ, mãn nguyện mà thôi".

Cả lớp đứng dậy vỗ tay rào rào khi cô ngừng lời. Nhiều người đã khóc, nhiều người gật đầu tán thưởng. Vị giáo sư già chừng như cũng xúc động, khẽ đưa chiếc khăn mùi soa lên chấm lệ. Đó là buổi học tuyệt vời nhất ông từng được chứng kiến trong suốt đời đứng trên bục giảng của mình…

*****
Cha mẹ, vợ chồng và con cái chính là những người thân thiết nhất của chúng ta, bảo lựa chọn ra một người khó dứt bỏ nhất là chuyện không hề dễ dàng. Cả ba đều là những mối quan hệ máu thịt, không thể tách rời của đời ta và có ý nghĩa như nhau. Nếu không phải trong tình huống giả định như trên, chẳng ai nghĩ mình lại có thể đặt những người ấy lên bàn cân so sánh.

Đặt vào hoàn cảnh của cô gái trong câu chuyện trên, có thể mỗi người sẽ có cách lựa chọn của riêng mình. Có người sẽ chọn vợ chồng. Với họ, bạn đời là người duy nhất trong số đó có thể cùng họ đi đến cuối đời. Ở đời có được một người bạn đời chung thủy chính là hạnh phúc to lớn biết mấy.

Người ta cũng hay nói: "Dù có thứ gì cũng không bằng có được một người bạn đời chung thủy, không có gì cũng được miễn là có những ngày tháng hạnh phúc tuổi già".
Nhưng cũng có người sẽ lựa chọn con cái. Đứa con chính là một phần máu thịt của họ, cũng là hy vọng một đời gửi gắm của họ. Ở con cái, người ta còn nhìn thấy mơ ước của mình. Chẳng phải mọi người đều nói, con cái chính là tài sản quý báu nhất của cha mẹ đó sao?

Nhưng rất nhiều người sẽ lựa chọn mẹ cha. "Trăm cái thiện, hiếu đứng đầu", người không có hiếu thì thiên hạ không dung, đạo Trời cũng không thứ. Thực ra hiếu đạo không phải là truyền thống văn hóa chỉ riêng người Á Đông mới có, mới trọng. Ngay cả người phương Tây, người ở các nền văn hóa khác cũng rất hiếu kính với cha mẹ.

Cha mẹ vất vả sinh thành, dưỡng dục chúng ta không phải để cầu chút báo hiếu mà là muốn nhìn thấy chúng ta trưởng thành, sống có đạo đức, trở thành một người thiện lương, có ích cho xã hội. Cha mẹ nào lại mong con mình trở thành kẻ xấu cơ chứ? Ân tình ấy, dẫu báo đáp suốt mấy kiếp người nào đã ai trả nổi?

Còn bạn thì sao? Nếu phải chọn lựa giữa ba người ấy (cha mẹ, con cái và vợ chồng) bạn sẽ chọn ai?


Thứ Hai, 10 tháng 12, 2018

Đánh bại kẻ bắt nạt mà không dùng nắm đấm

Đánh bại kẻ bắt nạt mà không dùng nắm đấm

Hãy tìm hiểu do đâu lại có sự bắt nạt và cách bạn có thể giải quyết thành công vấn đề này.

Xem video :