Bảng xếp hạng Pisa năm 2009 xem tại đây:http://maixuanquy.blogspot.com/2012/12/chuong-trinh-anh-gia-hoc-sinh-quoc-te.html
PISA có tầm cỡ như thế nào, tổ chức ra sao?
PISA là chữ viết tắt của
cụm từ tiếng Anh “Programme for International Student Assessment - Chương trình
đánh giá HS quốc tế” do Hiệp hội Các nước phát triển (OECD) tổ chức 3 năm một
lần, lần đầu tiên xuất hiện năm 1997.
Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu, không chỉ gồm các nước thuộc khối OECD, hiện đã có 70 nước tham gia chương trình này. Trong lần đánh giá thứ năm (2012) có 65 nước tham gia.
Từ năm 2000 đến 2006 các nước phương Tây như Phần Lan, Canada, Anh, Hà Lan, Úc , Pháp, Mỹ…. luôn dẫn đầu, châu Á chỉ có Nhật Bản và Hàn Quốc lọt vào tốp 10 trong những năm này. Nhưng từ năm 2009 trở đi, Thượng Hải, Đài Loan và Hồng Kông của Trung Quốc liên tục chiếm ngôi đầu bảng, Singapore và Macau cũng tăng bậc đáng kể.
GS. Văn Như Cương
– Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) :
Chúng ta đạt được kết quả như vậy là điều đáng mừng. Và càng vui
hơn vì đây không phải là kỳ thi mà là kỳ kiểm định chất lượng, không phải là
lựa chọn ai, đậu cái gì, mà xem xét trình độ, mức độ của học sinh ta như thế
nào với khu vực và thế giới. Đây là cuộc kiểm
tra học sinh phổ thong và là cuộc kiểm tra rất bình thường… Theo tôi được biết
thì chất lượng giáo dục phổ thông ở ta vẫn tốt hơn chất lượng giáo dục đại học.
Tại sao Trung Quốc dẫn đầu?
Trong sáu vị trí đứng đầu PISA 2012, Trung Quốc chiếm tới ba vị
trí: Thượng Hải (1), Hong Kong (3) và Macau (6). Viết trên Slate, trang mạng
nổi tiếng của Mỹ chuyên về các vấn đề xã hội và đương đại, tác
giả Josua Keating đặt câu hỏi: tại sao ngoài Macau và Hong Kong, Trung Quốc
chỉ cho công bố kết quả ở Thượng Hải mặc dù tiến hành thi PISA ở nhiều địa
phương khác? Theo ông, con số ở Thượng Hải được coi là không chính xác khi ở
đất nước 1,35 tỉ dân này, 2/3 số trẻ vẫn còn sống ở nông thôn; 84% học sinh
trung học của Thượng Hải vào được đại học trong khi tỉ lệ này trên toàn quốc là
24%; và GDP đầu người của Thượng Hải hiện gấp đôi GDP trung bình của Trung
Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét