Gia Cát Lượng tên tự là
Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất của Trung
Quốc trong thời Tam Quốc. Ông là một nhà ngoại giao cự phách và cũng là
một nhà phát minh tài năng.
Khi làm Thừa tướng nước Thục, Gia Cát Lượng đưa
ra nhiều đạo luật nghiêm khắc, nhưng không ai phàn nàn oán giận ông nửa lời.
Bởi bản thân ông rất gương mẫu, liêm khiết. Nước Thục khi đó có nhiều quan
thanh liêm và tướng tài.
Thực tế cho thấy, cổ
kim đông tây, người nào vượt lên sự cám dỗ của tiền tài danh vọng thường là
những quan thanh liêm, được lòng dân và góp phần làm cho đất nước hưng thịnh.
Gia Cát Lượng có cách
nhìn người rất sâu sắc để thu nạp người tài :
Đễ thu nạp người tài
Gia Cát Luọng trước hết xem xét 2 đức tính quan trọng nhất :
- “Lâm
chi dĩ lợi nhi quan kỳ Liêm” . Nghĩa là dành cho họ nhiều tiền tài, bổng lộc, thậm chí hứa giao cho trọng trách để đánh giá sự liêm khiết hay lòng tham lam của họ. Bản tính của con người thường có máu tham, hám lợi, tham tiền, nhất là những người làm quan và giữ trọng trách lớn.
Gia
Cát Lượng cho rằng, một người liêm khiết thường có những đặc điểm như: Trung
thành vô hạn, Làm việc liêm khiết vô tư, Thấu hiểu nỗi khổ của dân chúng, Chú
trọng tiết kiệm, Không hám giàu sang, không mê tửu sắc, Tự khép mình vào kỉ
luật.
- “Kỳ chi dĩ sự nhi
quan kỳ Tín”. Tức là giao việc cho họ để xem lời họ hứa so với thực tế làm việc
ra sao, từ đó đánh giá chữ “Tín” của họ. Gia Cát Lượng cho rằng: “Ngôn nhi vô
tín, bất tri kỳ khả dã”, tức là một người chỉ biết nói suông không đi đôi với việc
làm, là người không có chữ tín.
Bởi vậy, có câu: “Thính kỳ ngôn, Quan kỳ hành”,
tức nghe họ nói không đủ mà phải xem họ làm như thế nào. “Quốc vô tín bất hưng,
nhân vô tín bất lập”, một đất nước mà không có chữ tín với các nước thì không
thể hưng thịnh, một người không có chữ tín với mọi người thì không thể lập
nghiệp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét