Tâm lý "quan tâm"
và so đo đời tư của nhau là một trong số những thói xấu của người Việt, gây áp
lực nặng nề cho bản thân mình và cho cả con cái.
Thói xấu này
khiến từ nhỏ đến lớn, cứ ra đường là chúng ta bị bủa vây bởi hàng chục câu hỏi.
Tốt nghiệp
ĐH được ít năm thì bị hỏi làm ở công ty nào, lương bao nhiêu? Làm được vài năm
lại bị hỏi có nhà chưa, mua ô tô chưa? Kết hôn rồi thì bị hỏi có con chưa, đẻ 1
hay 2 đứa, đẻ 2 đứa thì được 1 trai 1 gái hay "1 gái 1 trai"? Con đi
học thì bị hỏi con học giỏi không, học trường chuyên không?
Con lớn rồi
thì bị hỏi đỗ Đại học không, đỗ trường nào? Có đi du học không? Nếu du học thì
du học tự túc hay có học bổng? Có học bổng thì được học bổng bán phần hay toàn
phần?...
Và cứ thế, sau mỗi đợt tổng kết học kỳ, các bậc bố mẹ lại tấp nập khoe điểm thi của con ngập tràn Facebook…
Và cứ thế, sau mỗi đợt tổng kết học kỳ, các bậc bố mẹ lại tấp nập khoe điểm thi của con ngập tràn Facebook…
Người Việt
rất quan tâm tới đời tư của nhau. Tôi lên sân bay Nội Bài, thấy không ai quen
ai mà ngồi một lúc họ đã khai hết đời tư".
"Họ
khoe có 5 đứa con đi Hàn Quốc hết, các con đưa cả họ đi luôn. Rồi họ được mời
sang bên nớ 3 lần rồi. Họ khoe cả việc con họ làm ở đâu, lương bao nhiêu. Tôi
đâu biết con họ, không có nhu cầu biết, nhưng họ có nhu cầu khoe. Người Việt
mình rất khổ", bà Hoa kể.
Ở nước
ngoài, du học sinh ở cùng phòng cũng không ai hỏi chuyện đời tư một vợ mấy con,
nhà ở đâu, có thân thiết lắm cũng chỉ biết sơ sơ.
"Ở Việt
Nam, bố mẹ làm giáo sư nổi tiếng mà con đi lái xe tải, có lẽ cả làng phải kể
đến 5 đời", bà Hoa hài hước.
Ảnh : Sáng
30/5/2018, 7.400 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 trường THPT chuyên Đại học
Sư phạm Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét