Tỷ phú Warren
Buffett đánh giá EQ là yếu tố tác động mạnh đến thành công. "Thành công
trong đầu tư không liên quan gì tới chỉ số IQ. Nếu bạn chỉ thông minh ở mức
trung bình, điều bạn cần là khí chất".
Đầu tư phát triển EQ
còn quan trọng hơn cả IQ, đó là loại trí thông minh giúp bạn tồn tại tốt nhất
trong xã hội.
Dù bạn ở bất cứ nơi
đâu, làm công việc gì, trí tuệ cũng đều rất cần thiết. Những người có thông
minh EQ thường có công việc tốt hơn. Trong quá khứ, chỉ số IQ được xem là yếu
tố để lựa chọn ứng viên cho những lớp năng khiếu hay ứng viên tài năng trong
các tập đoàn. Nhưng ngày nay, chỉ số trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng
hơn và có thể cho thấy tiềm năng của một người.
Nói một cách đơn
giản, bạn cho rằng thông minh theo kiểu sách vở hay thông minh trong ứng xử
cuộc sống tốt hơn? Kiểu thông minh nào thực sự giúp bạn tồn tại tốt trong xã
hội ngày nay. Ngày càng nhiều nghề nghiệp đánh giá cao trí tuệ cảm xúc hơn kỹ
thuật và sự thông minh bởi đó là thứ để phân biệt giữa người có thể giải quyết
công việc tốt và những người không có kỹ năng.
Vậy, nếu trí tuệ cảm
xúc quan trọng đến vậy, bạn có muốn biết mình đang ở vị trí nào? Trong thực tế,
không như IQ, trí tuệ cảm xúc EQ có thể được rèn luyện và cải thiện qua thời
gian. Trí thông minh cảm xúc là khả năng nhận biết, hiểu và kiểm soát cảm xúc
của bản thân và người khác.
Bài kiểm tra trí tuệ
cảm xúc được công nhận đầu tiên trên thế giới được xây dựng dựa trên mô hình
năng lực cảm xúc của Daniel Goleman. Ông phân chia EQ thành 4 loại: Tự nhận
thức, tự quản lý, nhận thức xã hội và quản lý quan hệ.
Trong một nghiên cứu
năm 1998, Goleman chỉ ra rằng, trí tuệ cảm xúc là yếu tố xác định 80% - 90% sự
khác biệt giữa một nhà lãnh đạo xuất sắc với một nhà lãnh đạo trung bình. Các
hành vi được xác định bao gồm:
1. Khả năng nhận
biết, hiểu tâm trạng, cảm xúc và điều hướng tác động của bản thân đối với người
khác.
2. Khả năng kiểm
soát hoặc chuyển hướng xung đột, tâm trạng và suy nghĩ trước khi hành động.
3. Niềm đam mê làm
việc với những mục tiêu vượt qua cả chuyện tiền bạc, theo đuổi những mục tiêu
lớn với năng lượng và sự nhiệt huyết.
4. Khả năng hiểu
được sự che giấu cảm xúc của người khác và kỹ năng đối xử với mọi người theo
phản ứng, cảm xúc của họ, thành thạo trong việc quản lý các mối quan hệ, xây
dựng mạng lưới quan hệ và khả năng tìm thấy các điểm chung và tạo dựng mối quan
hệ với những người mới gặp.
Thông thường, chỉ số
IQ của bạn có tính di truyền và được cải thiện một chút trong thời thơ ấu. Vì
hầu hết mọi người đều có chỉ số IQ tương đương nhau, nên chỉ số IQ cao cũng cho
bạn không nhiều lợi thế cạnh tranh trong công việc.
Mặt khác, chỉ số EQ
có thể được cải thiện ở mọi lứa tuổi. Nâng cao năng lực EQ của bạn không phải
điều dễ làm, nó cần sự kiên trì trong quá trình đánh giá, cam kết, cải thiện
từng hành vi trong suốt quá trình dài. Năng lực EQ cũng không nâng lên theo độ
tuổi của bạn. Một số người có thể học được nhiều điều từ cuộc sống của họ,
nhưng một số thì không.
Theo tỷ phú Warren
Buffett, EQ là yếu tố tác động mạnh đến thành công. Nhà đầu tư có chỉ số IQ
được cho là 160 từng chia sẻ: "Thành công trong đầu tư không liên quan gì
tới chỉ số IQ, ngay cả khi IQ của bạn ở mức trên 125. Nếu bạn chỉ thông minh ở
mức trung bình, điều bạn cần là khí chất".
Càng ngày, người ta
càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ. Với IQ cao, bạn có thể được tuyển dụng,
nhưng để thăng tiến, phát triển, chỉ số EQ quan trọng hơn nhiều. Những người
thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.
Warren
Buffett được công nhận là một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại,
ông còn được nhiều người tôn sùng vì sự khôn ngoan, minh triết. Bằng cách nào
mà nhà đầu tư huyền thoại xứ Omaha có được kiến thức giúp ông gặt hái được những
thành tựu phi thường đến vậy?
Cách
đây hơn 40 năm, Buffett viết, Tom Murphy đã dạy ông một bài học không thể thiếu
được về tầm quan trọng của việc nhận ra và kiểm soát cảm xúc của bản thân.
"Murphy nói: Warren, anh luôn luôn có thể tức giận và nguyền rủa ai đó,
nhưng hãy dành điều đó vào ngày mai. Đó là lời khuyên tốt nhất tôi từng nhận được",
Warren Buffett nhớ lại.
"Một cách khá
dễ dàng để thực hiện điều này là hãy quên đi sự tức giận trong 1 ngày. Nếu sau
1 ngày bạn vẫn cảm thấy như thế, hãy thể hiện sự tức giận của bạn với đối
phương. Tuy nhiên, "đừng căng buồm trong lúc bão tố", Buffett nói.
Sự tức giận có thể
khiến bạn mất bình tĩnh, đưa ra những quyết định thiếu sáng suốt, thậm chí làm
tổn hại đến danh tiếng, công việc của bạn về sau. Học cách kiểm soát cảm xúc,
xử lý các tình huống một cách duyên dáng không dễ dàng, nhưng rất đáng để thực
hành.
Tất cả là nhờ trí tuệ cảm xúc
Lời khuyên của
Murphy có mối liên hệ sâu sắc với khái niệm trí tuệ cảm xúc. Một người có chỉ
số trí tuệ cảm xúc cao sở hữu cả kỹ năng tự nhận thức và nhận thức xã hội. Cả
hai đều rất cần thiết để phát triển và duy trì các mối quan hệ tốt, giao tiếp
rõ rằng, quản lý xung đột và đạt được thành công.
Buffett là một nhà
đầu tư tuyệt vời bởi ông không chỉ nhận thức được cảm xúc của bản thân mà còn
có khả năng nắm bắt được tín hiệu cảm xúc của người khác. Ông biết rằng, cảm
xúc chính là kẻ điều khiển cuộc chơi. Ông áp dụng cái nhìn sâu sắc của mình để
đánh giá cảm nhận của mọi người xung quanh trước khi đưa ra quyết định đầu tư
khôn ngoan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét