Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp năm 2012 gây chấn động nước Mỹ *



Giáo viên David McCollough Jr khi đọc bài diễn văn gây sốc -
Ảnh: The Swellesley Report.

      Buổi tốt nghiệp này là một nghi lễ khởi đầu tuyệt vời của cuộc sống, với những người tham dự và những nghi thức thích hợp. Thông thường, tôi ghét nói những gì sáo rỗng, nó thường rất vô nghĩa, nhưng tại đây chúng ta đang ở trên một sân chơi bình đẳng. Mỗi người đều mặc bộ trang phục nghi lễ này, các em có thể dễ dàng nhận thấy, chúng giống nhau đến từng chi tiết. Và bằng tốt nghiệp của các em, ngoại trừ cái tên các em ra thì cũng đều giống hệt nhau cả.


Vâng, các em chẳng có gì đặc biệt, Các em không phải là trường hợp ngoại lệ nào cả. Các em cũng chẳng có gì đặc biệt.


Vâng, ngay từ nhỏ các em đã được nuông chiều, nâng niu như cái trứng, dìu dắt, bảo bọc từng chút và bây giờ các em đã chinh phục được trường trung học. Không thể phủ nhận, tất cả chúng tôi ở đây là vì các em, với niềm tự hào và đầy hứng khởi của cộng đồng…

Nhưng đừng bao giờ lầm tưởng các em có chút gì đó đặc biệt.

Hãy nhìn toàn cảnh. Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Các nhà thiên văn đã khẳng định vũ trụ không có trung tâm đâu, do đó các em không thể là “cái rốn” của vũ trụ.


Hiện nay chính chúng ta đang gây nên sự sợ hãi cho chính mình, chúng ta yêu sự hư danh hơn là những thành tựu thật sự. Chúng ta xem chúng như những yếu tố quan trọng và chúng ta vui vẻ thỏa hiệp với các tiêu chuẩn hình thức, bỏ qua thực tế, nên chúng ta nghỉ đó là cách nhanh nhất, duy nhất để có một cái gì đó để ghi dấu ấn, một cái gì đó để khoe mẽ, một cái gì đó để thúc đẩy mình vươn lên một bậc cao hơn của xã hội.
Vấn đề nằm ở câu hỏi chúng ta đang nhìn nhận rẻ mạt giá trị của sự nỗ lực? Đó là một loại bệnh dịch và theo cách này thì ngay cả trung học Wellesley - một trong số trường trung học tốt nhất trong 37000 trường trung học trên toàn quốc - cũng không miễn trừ. Nơi tốt không đồng nghĩa với đủ tốt. Tôi nói "một trong những trường tốt nhất" để chúng ta có thể cảm thấy tốt hơn về bản thân mình. Tuy nhiên, theo logic chỉ có thể có một thứ tốt nhất. Các em tốt nhất hoặc các em không.
Nếu các em đã học được điều gì đó trong suốt bao nhiêu năm qua, tôi hy vọng đó là tri thức và niềm đam mê nghiên cứu chứ không phải là những bảng ghi thành tích. Tôi cũng hy vọng rằng các em đã nghiệm ra câu mà nhà viết kịch người Hy Lạp vĩ đại Sophocles đã nói với chúng ta: "Trí thông minh là yếu tố chính để tạo nên hạnh phúc". Tôi cũng hy vọng các em đã học đủ để nhận ra rằng các em đã học ít thế nào, các em đã học ít đến mức mà hôm nay mới chỉ là bắt đầu. Các em đã đến đây từ vị trí nào, đó mới là vấn đề.

Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ rất bình thường, chứ không phải chỉ là những điều các em thích hay cho là quan trọng. Hãy làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà các em đang cố gắng. Hãy phát triển và bảo vệ một giá trị đạo đức bằng cách đưa ra các lý lẽ để chấp nhận nó.

Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại. Hãy làm việc cật lực. Hãy nghĩ cho bản thân mình. Hãy yêu tất cả những thứ các em thích và những người các em cảm mến bằng tất cả tấm lòng của mình. Hãy làm tất cả những điều đó như thể các em đang bị thúc giục, mỗi giây mỗi phút, từng chút một. Hãy tin bữa tiệc nào rồi cũng tàn nhưng các em đừng bao giờ tham gia vào một cuộc vui khi đã đến lúc tàn, cho dù buổi chiều hôm nay có rực rỡ đến thế nào.

Cuộc sống đang hoàn thiện, cuộc sống có khác biệt, cuộc sống có sự liên quan, đó là thứ mà các em hiểu được chứ không phải là một thứ gì đó được nhồi trong máy tính hay mẹ bắt các em làm. Các em sẽ nhìn thấy những người cha hy sinh để bảo vệ cho quyền được sống, được tự do của con mình. Và theo đuổi niềm hạnh phúc đó là một động từ chủ động. Tôi nghĩ, "theo đuổi" ở đây có nghĩa là từ bỏ những khoảng thời gian các em nằm nhà để xem những con vẹt đang nói chuyện trên Youtube.

Điều quan trọng ở đây là các em phải làm cho mình luôn bận rộn và chiến thắng các mục tiêu. Đừng chờ đợi nguồn cảm hứng và sáng tạo tự tìm đến với các em. Hãy tỉnh dậy, ra ngoài và nổ lực, tự tìm thấy nó và giữ chặt nó trong tay. (Và giờ đây, trước khi các em vội vã ra ngoài để "tậu" một hình xăm YOLO cho đúng phong trào, hãy dừng 1 chút để tôi chỉ ra điều phi lý ở đây. Rõ ràng các em không chỉ sống một lần mà mỗi ngày các em có 1 cuộc đời. Đừng nghĩ là "các em chỉ sống một lần" mà hãy nghĩ là "các em sống một lần tốt nhất". Và hình xăm YOLO thì không mang lại cho các em những giá trị ấy, vì thế chúng ta nên khẳng định rằng nó chẳng có ý nghĩa gì cả.)


Tuy nhiên, cũng không nên lấy việc ai đó xăm một hình đang thịnh hành làm bằng chứng cho lối sống buông thả, hãy coi đó như một hệ quả hoàn hảo mà quá trình hoàn thiện cuộc sống chúng ta có thể đã tạo ra và trải qua.

Vấn đề là khi nào chúng ta có thể nghĩ về những thứ quan trọng hơn. Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta.

Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra, các em chẳng có gì đặc biệt cả.

Bởi tất cả mọi người đều như thế.

Chúc mừng. Chúc các các em may mắn. Hãy làm mọi thứ vì lợi ích của các em,của người thân và của nhân loại, đó đã là một cuộc sống phi thường.

Tóm lược từ bản dịch  Hướng Viễn - Tùy Phong


Ghi chú :


* Giáo viên của trường trung học Wellesley, David McCullough Jr. đã có bài diễn văn gây chấn động dư luận nhân buổi lẽ tốt nghiệp năm 2012.

* Trong bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp năm 2012 của các học sinh Trường trung học Wellesley High ở bang Massachusetts (Mỹ) giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr đã gây sốc khi nói thẳng: “Các em chẳng có gì đặc biệt”.

* Wellesley High là trường công nổi tiếng ở thị trấn giàu có Wellesley, có truyền thống lâu đời và từng sản sinh nhiều nhân tài cho nước Mỹ.
Thế nhưng, bài phát biểu của David McCollough lại được nhiều tờ báo và hãng tin Mỹ đăng tải, và thu hút được hàng chục ngàn comment (bình luận) trên mạng Internet, phần lớn đều ủng hộ thông điệp của ông McCollough mà giới truyền thông Mỹ mô tả là “Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực”.


1 nhận xét:

  1. Ở đây cũng có một hiện tượng khá phổ biến mà McCollough đã đặt ra là :

    Sự quan tâm thái quá của người lớn khiến cái tôi của bọn trẻ phình to. Đưa chúng vào đời với cái tôi quá lớn chẳng khác nào làm hại chúng.
    Do đó chúng cần có một cách suy nghĩ mới rằng chúng phải nỗ lực nếu muốn thành công trong cuộc đời.

    Trả lờiXóa