Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Bộ ảnh body painting Hani Nguyễn


Body painting là bộ môn lấy cơ thể con người làm chất liệu truyền tải nghệ thuật.

Bộ ảnh body painting của cô gái 22 tuổi Hani Nguyễn đã tạo nên một cái nhìn hoàn toàn mới mẻ, khác biệt và không định kiến về ảnh nude khiến nhiều người phải mê mẩn.


Bộ ảnh đã thu hút và nhận được nhiều lời khen ngợi từ công chúng.


Nhiều người xem nhận xét bộ ảnh thoát ra khỏi sự thô tục, phản cảm và đạt đến mức nghệ thuật.





Gương mặt đẹp rạng ngời của Hani

Bộ ảnh lấy cảm hứng sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên











Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Cô bé Việt huấn luyện voi gây sửng sốt trên báo Anh


Mới đây, tờ Daily Mail của Anh đã đăng tải bài viết của một nhiếp ảnh gia người Pháp - anh Rehahn, kể về một em bé người M’nông có tên Kim Luan (6 tuổi). Bé gái này có biệt tài huấn luyện voi.

Bản thân em đã thuần phục và điều khiển được một chú voi trưởng thành, giúp phục vụ cho những công việc của gia đình và buôn làng. Sinh sống ở miền Trung Việt Nam, Kim Luan là một cô bé người dân tộc hết sức đặc biệt, người ta thường thấy em đi bên chú voi thân thiết của mình, đó là người bạn đặc biệt nhất của em. Đối với Kim Luan, chú voi này giống như một vật nuôi trong nhà, ngoan ngoãn và dễ bảo.
Người M’nông vốn có tập tục thuần dưỡng voi để phục vụ cho cuộc sống lao động. Họ sẽ tự thuần dưỡng voi rừng cho tới khi thành công mới đưa voi về giới thiệu với buôn làng. Kể từ đó, chú voi sẽ được giữ trong nhà như một vật nuôi hữu ích. Voi được sử dụng trong công việc đồng áng, vận chuyển đồ đạc, giúp con người xây nhà…

Kim Luan (phải) đang chơi với chú voi của nhà mình, “đôi bạn” có một ngôn ngữ riêng để giao tiếp với nhau. Hiện tại, cô bé này đang sinh sống ở buôn M’liêng.

Người dân trong buôn làng thường thấy Kim Luan và chú voi của gia đình chơi với nhau, cả hai hiếm khi rời xa nhau. Chú voi của gia đình nhà Kim Luan thực tế đã là một chú voi “cao tuổi”, tính tình hiền lành, chú ta thường tỏ ra rất vui vẻ mỗi khi có Kim Luan chạy chơi xung quanh.

Đôi bạn luôn tỏ ra hoàn toàn thoải mái khi ở cạnh nhau.


Cô bé Kim Luan (6 tuổi) sống trong một buôn làng của người M’nông ở miền Trung Việt Nam.

Nhiếp ảnh gia người Pháp Rehahn (35 tuổi) đã gắn bó lâu năm với đất nước Việt Nam. Anh đã chụp những bức ảnh kỳ diệu này hồi đầu tháng. Rehahn cho biết: “Là một người nước ngoài, tôi cảm thấy rất sửng sốt khi được chứng kiến tận mắt mối quan hệ gắn bó này, nhưng đối với người M’nông nơi đây, đó là chuyện rất thường tình. Đối với họ, có một chú voi trong nhà, cũng giống như người ta nuôi một chú mèo vậy. Tôi ngưỡng mộ bé Kim Luan và chú voi vô cùng. Thực tế cô bé còn sợ tôi hơn là sợ chú voi khổng lồ kia”.
Rehahn đã sinh sống tại Việt Nam trong 7 năm và thực hiện khoảng 45.000 bức ảnh trên khắp các vùng miền của đất nước. Tuy vậy, chứng kiến tình bạn giữa con người và loài voi là một trải nghiệm gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với anh: “Những chú voi này không nguy hiểm, tính tình chúng hiền hòa. Người M’nông sống trong môi trường tự nhiên nên loài voi không hề cảm thấy bị cô lập”.

Bích Ngọc
Theo Daily Mail



Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Nạn mua bán phụ nữ, nổi lo của toàn xã hội

Con sông biên giới Bắc Luân, nơi nhiều cô gái Việt bị lừa bán sang Trung Quốc.
Nạn mua bán phụ nữ, nổi lo của toàn xã hội.
Khi mua một cô gái chỉ mất khoảng 30 triệu đồng nhưng có thể bóc lột được 3 tỉ đồng từ thân xác cô, thì việc buôn bán phụ nữ đã trở thành ngành “công nghiệp đen tối” tàn bạo và siêu lợi nhuận như mafia buôn ma túy.
Theo kết quả điều tra của các cơ quan chức năng, hiện toàn quốc có hơn 22.000 phụ nữ, trẻ em vắng mặt lâu ngày không rõ lý do, không có tin tức, nhiều người trong số này nghi bị mua bán; hơn 80.000 phụ nữ xuất cảnh trái phép ra nước ngoài.
Nạn nhân của mua bán người vẫn chủ yếu tập trung vào nhóm nữ giới, ở độ tuổi từ 18 - 25, đa số đều là người các tỉnh, chiếm trên 70%, có trình độ văn hóa thấp và hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có nghề nghiệp… một số khác là các cô gái mới lớn đua đòi, bỏ nhà đi.
Tội phạm chủ yếu thực hiện theo các tuyến đường bộ (Việt Nam có 26 tỉnh giáp ranh với Trung Quốc, Lào, Campuchia, với 100 cửa khẩu lớn nhỏ và vô số đường mòn qua lại hai bên biên giới ), có khoảng 70% là mua bán sang Trung Quốc, 12% mua bán sang Campuchia, 6% mua bán qua Lào số còn lại bị bán qua đường hàng không, đường biển để bán sang một số nước khác như Thái Lan, Malayxia, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Macao..
Chương trình của chính phủ phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em từ năm 2004 đến nay tội phạm vẫn tăng chưa thấy điểm dừng.
Hãng thông tấn Bernama của Malaysia đưa tin. Theo cảnh sát sở tại, con số gần 1/3 phụ nữ bị bắt giữ là người Việt Nam cho thấy các phụ nữ đến từ quốc gia này "đang chiếm lĩnh ngành kinh doanh thân xác tại Malaysia", hãng tin Malaysia đưa tin hôm 16/7/2013
Kết luận này dựa trên con số 3.456 người Việt Nam trong tổng số 12.434 phụ nữ nước ngoài hành nghề mại dâm bị bắt giữ ở Malaysia vào năm ngoái.


Đơn vị Phòng chống buôn người thuộc Cảnh sát Hoàng gia Malaysia vừa giải cứu 108 phụ nữ Việt trong một cuộc truy quét trong 3 giờ tại hai cơ sở giải trí ở thị trấn Seri Man.

Nạn mua bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em đang là một vấn nạn, diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng ở quy mô toàn cầu. Theo báo cáo của Cơ quan thường trực phòng, chống tội phạm và ma túy của Liên hiệp quốc - UNODC, hàng năm trên thế giới có khoảng 800.000 - 1.000.000 người bị buôn bán; khoảng 12 triệu người bị cưỡng bức lao động và lao động tình dục. Ước tính, mỗi năm lợi nhuận thu được từ hoạt động của tội phạm buôn bán người trên thế giới có giá trị từ 30 - 40 tỷ USD/năm.


Thị trấn Pò Chài (Trung Quốc), cách biên giới Việt Nam khoảng 200 m, có một khu phố mại dâm hoạt động rất nhộn nhịp. Gái là người Việt, khách là đàn ông Trung Quốc.

Luật pháp Trung Quốc cấm kinh doanh mại dâm, nhưng những khu kinh tế mậu biên như Pò Chài, chính phủ "mắt mở mắt nhắm" với điều kiện: gái mang quốc tịch Việt Nam. Khách chơi là đàn ông Trung Quốc, là đàn ông nước ngoài, trừ đàn ông Việt Nam.


Có những cô gái Việt buộc phải “hành nghề” trong những khu nhà tồi tàn như thế này ở Xám Cáo trên một đại lộ ở thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. khu Xám Cáo như một thế giới biệt lập với dãy nhà tồi tàn lọt thỏm giữa các tòa cao tầng.




Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

GS. Nguyễn Xuân Thuận nói về Khoa học và đạo Phật


GS. Nguyễn Xuân Thuận* nói về Khoa học và đạo Phật


Nếu khoa học nhìn ra thế giới, thì đạo Phật là nhìn vào trong. Khoa học thì phải tính toán chính xác, đạo Phật dùng trực giác để tìm hiểu sự thật. Khoa học có nhiều phương trình, nhiều vấn đề cần nghiên cứu riêng biệt, nhưng đạo Phật chỉ có một cách nhìn, cách đánh giá tổng thể. 

Cách tìm hiểu sự thật của khoa học và Phật giáo rất khác nhau. Mục đích của khoa học là nghiên cứu các hiện tượng, tìm ra những định luật phát triển. Đạo Phật tìm kiếm cách để cho đời sống đi đến sự giác ngộ về sự hữu hạn của con người. Khi nói chuyện với ông Mathieu Ricard* tôi thấy có rất nhiều sự giống nhau trong việc tìm hiểu sự thật của khoa học và đạo Phật. Giống nhau đầu tiên đó là sự phụ thuộc lẫn nhau.

Đạo Phật nói là một sự việc này dứt khoát phải là hệ quả của một sự việc khác hoặc có liên hệ với sự việc khác. Tất cả những vấn đề về khoa học vũ trụ được khám phá trong thế kỷ XX cũng cho thấy mọi sự việc đều có liên hệ với nhau. Còn trong vũ trụ cũng vậy, chúng ta đều là "con, cháu" của những ngôi sao. Chỉ khi những ngôi sao có mặt nó mới nảy sinh ra những nguyên tố để các loài khác sinh trưởng cùng với trí tuệ của nó. Khoa học làm cho mình hiểu rõ hơn sự liên hệ đó. Điều giống nhau nữa là không có gì bất biến trong đời sống bao la của vũ trụ cũng như của con người.

Có điều là đến giờ cả đạo Phật lẫn khoa học đều chưa trả lời được câu hỏi: Trí tuệ ở đâu ra? Nó chỉ là vật chất đơn thuần hay là dạng gì khác của vật chất? Trong cách khảo cứu thần kinh học nhiều người nói rằng chỉ cần hệ thần kinh phát triển đến một ngưỡng nào đó thì nó sẽ có trí tuệ. Nếu theo hướng đó thì trí tuệ chỉ là vật chất đơn thuần, trong khi đức Phật nói rằng trí tuệ không phải là hệ quả của sự phát triển tự nhiên. Tôi cũng không nghĩ rằng trí tuệ chỉ là một dạng vật chất.

Mục đích của tôi không phải là dùng đạo Phật để chứng minh khoa học hoặc ngược lại dùng khoa học để chứng minh đạo Phật. Tôi nghĩ nếu mình dùng được các kiến thức của các lĩnh vực khác nhau thì mình sẽ nhìn sự thật một cách toàn diện và phong phú hơn. Nhiều nhà khoa học nghĩ chỉ có khoa học mới có cái nhìn chính xác về sự thật, là con đường duy nhất tìm ra sự thật. Nhưng theo tôi, suy nghĩ đó là hơi kiêu ngạo. Triết học, tôn giáo, văn chương... một người viết văn hay người ta cũng luôn có xu hướng tìm đến sự thật; các họa sĩ như Monet, Picasso... cũng có cái nhìn khác về sự thật, mà sự thật ấy, đôi khi những người làm khoa học không nhìn thấy được hoặc không tìm ra được. Điều này làm cho cuộc sống nhân loại phong phú hơn. Vì vậy tôi cho rằng các nhà khoa học phải nhìn rộng ra các kiến thức của nhân loại.

Tôi rất tin tưởng luật nhân quả, có nghĩa bất cứ việc gì mình làm không những có liên quan đến những người xung quanh mình mà còn có liên quan đến những sự việc về sau nữa. Do vậy, mình luôn phải ráng làm việc thiện hơn. Đạo Phật luôn chỉ cho tôi một hướng đi rõ ràng trong việc làm khoa học của mình.
-----------------------
* Mathieu Ricard - một nhà khoa học về sinh học đi theo đạo Phật và trở thành một nhà sư, ông viết nhiều sách Phật. GS Trịnh Xuân Thuận và Mathieu Ricard viết cuốn Vô hạn trong lòng bàn tay.


* GS Trịnh Xuân Thuận là một nhà khoa học người Mỹ gốc Việt nổi tiếng trong lĩnh vực vật lý thiên văn. Ông đã cho ra mắt nhiều đầu sách có giá trị về vũ trụ học và mối tương quan giữa khoa học và Phật giáo như Giai điệu bí ẩn (1988), Big Bang và sau đó (1992), Hỗn độn và hài hòa (1998), Cái vô hạn trong lòng bàn tay (2004)… Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao.



Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Áp dụng công nghệ hiện đại vào y học cổ truyền

Áp dụng công nghệ hiện đại vào y học cổ truyền



Viện khoa học công nghệ quân sự Việt Nam đã sản xuất thành công thiết bị ytế hiện đại vật lý trị liệu.

Chiếc máy vật lý trị liệu MPT8-12 có thể nói là sự kết hợp 4 nhà khoa học:  nhà Y học, nhà hóa học, nhà vật lý học, nhà thảo dược học - Gặp gỡ và hội tụ trên cùng một thiết bị tạo nên sự đột phá trong phòng và điều trị bệnh với công nghệ hiện đại nhất của thế kỷ 21

Thiết bị được dùng để kích thích vào các khu vực phản xạ (có điều kiện) làm tăng thêm sinh lực, khí lực trong vòng 15 đến 20 phút bệnh nhân thấy ngay kết quả ... bởi nhiều công năng vượt trội:

1. Lase hồng ngoại.
2. Từ trường thẩm thấu thuốc.
3. Xung tổng hợp : Xung mắt, Xung bấm huyệt châm cứu, xung chân.
4. Nhiệt hồng ngoại.
5. Thảo dược .
6. Dòng sinh học (ION phòng bệnh). 


Thiết bị đã được bệnh viện 105 tổng cục hậu cần. Bệnh viện thể dục thể thao, Bệnh viện đường sắt, bệnh viện Hàng Không Việt Nam đánh giá cao về chất lượng phòng và điều trị.

Thiết bị đã đạt hiệu quả điều trị và phòng bệnh cao, an toàn và dễ sử dụng, có nhiều triển vọng sẽ sớm mang lại sức khỏe và niềm vui đến cho mọi nhà.  


Đơn vị quân y đã đưa thiết bị vật lý trị liệu này về chữa trị miễn phí ở các  khu dân cư thành phố Hồ Chí Minh và đã được bà con đón nhận nồng nhiệt. Việc trị bệnh tập trung với thiết bị này khá mất nhiều thời gian nên hầu hết là người cao tuổi vì có điều kiện thuận lợi hơn.

Dưới đây là một số hình ảnh bà con đến tham gia chữa bệnh tại trụ sở khu dân cư ở quận 9 thành phố Hồ Chí Minh với sự giúp đỡ của 2 chuyên viên y tế anh Bùi Văn Phú và cô Trần Thị Mến.


Bệnh nhân dự nghe giới thiệu cách chữa bệnh bằng công nghệ cao áp dụng vào y học cổ truyền


Chuyên viên y tế Bùi Văn Phú đang sắp xếp bệnh nhân vào máy điều trị

Có 7 máy phục vụ , nhưng bệnh nhân quá đông, mỗi ngày có đến hơn 100 lượt người điều trị 



Anh Bùi Văn Phú vui vẻ tiếp xúc với bệnh nhân



Bà chữa bệnh xong, hai bà cháu vui vẻ ra về.

Cô Trần Thị Mến thực hiện trị liệu mắt cho một bệnh nhân







Hai chuyên viên y tế làm luôn tay không phút nghỉ ngơi, nhưng rất vui vì kết quả chữa trị tốt. 


HẾT

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Giáo viên Mỹ ngạc nhiên về giáo dục mầm non của Nhật Bản

Giáo viên Mỹ ngạc nhiên về giáo dục mầm non của Nhật Bản
Theo J.Decker, sự khác biệt lớn nhất của nền giáo dục Nhật Bản là cách người Nhật rèn tinh thần tập thể, khả năng làm việc nhóm cho học sinh từ khi còn rất nhỏ. Một điều thú vị nữa là cách họ giáo dục không phải là bắt trẻ học mà là để chúng chơi. Với Tiếng Anh, người Nhật dạy học sinh để chúng hiểu rằng học Tiếng Anh là niềm vui và giúp đứa trẻ thích học môn này hơn trong tương lai chứ không phải để chúng sớm sử dụng được ngôn ngữ này

 Tại Nhật Bản, giáo viên được ví như một người nghệ sĩ thực thụ. Họ phải biết rất nhiều bài hát, sáng tác ra các điệu nhảy, họ còn phải nghiên cứu để tích lũy cho mình một vốn từ vựng phong phú về động vật, màu sắc, thời tiết, tổ chức trò chơi và nhất là những câu chuyện bổ ích. Một buổi học sẽ diễn ra tất cả những hoạt động đó.
Mục tiêu của lớp học mẫu giáo ở Nhật Bản cũng khiến J.Decker thực sự bất ngờ, đó là việc phá bỏ lớp rào cản nhút nhát cho trẻ. Trẻ sẽ được “chạm” vào thầy giáo nước ngoài vào cuối buổi học để không còn cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc với người lạ. Decker nói rằng đây là điều anh chưa bao giờ tưởng tượng ra trước khi đến Nhật Bản. Anh không ngờ rằng người Nhật trả tiền cho mình để “chạm” vào con cái của họ. Đất nước này quả thật chứa rất nhiều điều thú vị.Cách người Nhật dạy con cái họ hoàn toàn tương phản với những người phương Tây.
Trẻ em Nhật được dạy cách làm việc nhóm từ khi còn nhỏ, điều này Decker nhìn thấy rất rõ trong cách giờ học Tiếng Anh của mình. Ở Mỹ, trẻ được khuyến khích giơ cao tay và nói ra câu trả lời của mình thì ở Nhật đó lại là điều bất lịch sự. Học sinh ở Nhật được khuyến khích cùng đồng thanh nói ra câu trả lời và phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng là tạo ra các trò chơi để trẻ có thể làm việc nhóm với nhau để cùng tìm ra đáp án. Sẽ không có trẻ nào bị bỏ rơi khi học theo cách này và những trẻ giỏi sẽ hỗ trợ cho những trẻ kém hơn.
Bữa ăn trưa cũng chính là một ví dụ tuyệt vời cho sự tương phản giữa nền giáo dục Nhật Bản và phương Tây. Không có những chiếc túi giấy màu nâu đựng bơ đậu phông, bánh sandwich, cheetos và một quả chuối, bữa ăn trưa tại Nhật là cả một hộp bento màu sắc được sắp xếp gọn gàng và giàu dinh dưỡng. Bữa trưa thực sự khiến lũ trẻ ăn một cách vui vẻ và giống như mọi thứ cho trẻ em, chúng đều thật dễ thương.
Không chỉ vậy, phong cách phục vụ bữa trưa tại mẫu giáo Nhật cũng thực sự khác biệt. Một vài em sẽ được chọn ra để cùng giáo viên phục vụ trà cho các bạn cùng lớp, trước khi ăn lũ trẻ sẽ cùng nhau hô to cảm ơn cha mẹ, nhà trường và cách giáo viên đã cho chúng một bữa ăn ngon và đôi khi nó sẽ được thay thế bằng một bài hát vui vẻ. Việc trẻ được chọn ra để phục vụ các bạn khác không được coi là việc vặt mà nó giống như một vinh dự, một điều rất đặc biệt mà đứa trẻ được phép làm.
Kỷ luật tại các trường học Nhật cũng rất khác so với phương Tây. Nếu như tại Mỹ, trẻ được ngồi cạnh giáo viên hay được cử ra ngoài giúp giáo viên lấy các giấy tờ được coi như một phần thưởng thì tại Nhật Bản nó lại được coi như một hình phạt. Việc trẻ nào đó phải ngồi cùng giáo viên có nghĩa là chúng quá yếu kém để là một thành viên trong nhóm. Học sinh được dạy để nhận thức rằng mình là một phần của tập thể và phải biết vị trí của mình trong tập thể đó.
Giáo dục Nhật Bản cũng có điểm tương đống rất lớn với các nước Châu Á đó là tư tưởng Nho giáo, quan trọng nhất là lòng hiếu thảo. Trẻ em được dạy phải biết vị trí của mình trong tập thể, làm việc cùng nhau, tôn trọng gia đình của mình và của đồng nghiệp, giúp đỡ lẫn nhau và suy nghĩ cho tất cả mọi người. Chủ nghĩa cá nhân đồng nghĩa với ích kỉ và sẽ bị loại bỏ. Đó là lí do vì sao trẻ mẫu giáo sẽ luôn có một món đồ đồng phục, đôi khi là những chiếc mũ, đồ thể thao và thậm chí là những đôi tất.
Đó là những điều tưởng như kỳ lạ nhưng đã tạo nên một đất nước Nhật như nó vốn có ngày nay.

(Theo Trí thức trẻ)