Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Hai trạng nguyên, tiến sĩ nước Nam giỏi toán học

Các trạng nguyên, tiến sĩ nước ta nói chung đều giỏi văn chương, thơ phú, hầu như chỉ có hai người nổi tiếng về toán học. Đó là trạng nguyên Lương Thế Vinh và người thứ hai chính là Vũ Hữu. Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên, Vũ Hữu đỗ Hoàng giáp (Tiến sĩ đệ nhị giáp) cùng khoa thi năm Quý Mùi (1463) đời vua Lê Thánh Tông.

Với quan niệm "Thần cơ diệu toán vạn niên sư" (ai tính toán giỏi là người thầy muôn đời) Lương Thế Vinh để lại cho đời cuốn Đại thành toán pháp, còn Vũ Hữu là tác giả cuốn Lập thành toán pháp.
Đại thành toán pháp, một cuốn sách toán học cổ của Việt Nam, tác giả là Lương Thế Vinh biên soạn vào giữa Thế kỉ 15. bao gồm những kiến thức cơ bản về hình học và số học, hướng dẫn cách đo lường ruộng đất theo các đơn vị mẫu, sào của nước ta, tính toán các công trình xây dựng, kiến trúc, đào đắp kênh mương, đê điều...
Cuốn Đại thành Toán pháp được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam.
Lương Thế Vinh nhanh chóng nổi tiếng học giỏi khắp vùng Sơn Nam. Vì thế, người ta thường so sánh ông với Quách Đình Bảo, cũng là một người thông minh, đĩnh đạc trong vùng. Quách Đình Bảo cũng đi thi cùng khóa với Lương thế Vinh và đỗ thám hoa (tiến sĩ đệ nhất giáp)
Cùng dùi mài kinh sử nhưng hai ông có phương pháp học hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi Bảo ngày đêm vùi đầu khổ luyện, Vinh lại chơi nhiều hơn học.
Trạng Lường Lương Thế Vinh là một trong những vị trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử khoa cử nước ta.
Theo Danh nhân đất Việt, khi sứ thần nhà Minh sang thăm nước ta, vua cử Lương Thế Vinh ra tiếp đón. Dù đã biết tiếng vị trạng nguyên, sứ thần vẫn tìm cách làm khó.
Trong một buổi đi chơi thuyền, ông ta thách đố quan trạng cân thử con voi nặng bao nhiêu. Thế Vinh thản nhiên nhận lời rồi sai người dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức thuyền chìm trong nước. Xong xuôi, ông bảo dắt voi lên, chất đá xuống, nước ngập đến chỗ đánh dấu thì dừng. xong ông cho người chia nhỏ số đá, cân lên và tính tổng.
Sau khi tính được cân nặng của voi, sứ thần nhà Minh vẫn tỏ ra chưa phục nên muốn làm khó Lương Thế Vinh. Sứ thần xé ra 1 tờ giấy và nói:"Tính cân nặng voi ông còn làm được thì chắc đo độ dày tờ giấy này cũng chẳng khó khăn gì nhỉ?
Sứ thần đang đắc chí vì cho rằng lần này Lương Thế Vinh sẽ phải bó tay, thế nhưng một lần nữa vị Trạng Nguyên lại làm sứ thần cúi đầu bẽ mặt vì giải đố một cách rất nhanh chóng và đơn giản.
Lương Thế Vinh vẫn ung dung nghĩ ra cách. Ông mượn viên sứ quyển sách, dùng thước đo độ dày cả quyển rồi chia với số trang để tính độ dày tờ giấy. Sứ thần nhà Minh hết sức bội phục trí tuệ linh hoạt của vị quan đất Việt.
Lương Thế vinh vẫn được người đời quen gọi là Trạng Lường. Lí do là vì ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra rất giỏi trong việc đo lường.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét