CHỈ NÓI VỚI NGƯỜI HIỂU CHUYỆN
Khổng tử có nói: “Người có thể cùng nói chuyện mà không nói, thế là mất người. Người không thể bàn chuyện cùng mà lại nói, thế là uổng lời”.
.
Lời này có nghĩa đại khái là, nếu gặp phải dạng người không hiểu chuyện, có những lời là không thể nói ra, vì có nói đối phương cũng không hiểu. Đôi khi nói nhiều còn rước thêm phiền não, thậm chí dẫn đến tai họa.
Có một câu chuyện kể về đôi tình nhân trẻ đang ăn trong nhà hàng. Lúc ăn xong chuẩn bị đi, cô bạn gái bị vài tên lưu manh ở bàn bên cạnh huýt sáo trêu ghẹo.
Anh bạn lắc đầu nói: “Ăn xong rồi, chúng ta đi thôi”.
Bạn gái liền tức giận mắng: “Anh sợ như thế à, còn là đàn ông không!”
Bạn trai nhíu mày, kéo bạn gái rời đi: “Tội gì mà so đo với bọn lưu manh”.Kết quả, người bạn gái đẩy tay anh ta ra và mắng mấy tên lưu manh một trận. Cuối cùng cả hai bị những tên lưu manh cho một trận, người bãn trai đã bị đâm trọng thương, tình trạng hết sức nguy kịch.
Sau đó, anh ta được đưa đến bệnh viện chữa trị nhưng không qua khỏi. Trước khi qua đời, anh có hỏi bạn gái một câu: “Giờ anh đã được tính là đàn ông chưa?”.
Một trong những đặc điểm của người hồ đồ là gần như không thể nói lý lẽ với họ. Họ không chỉ không hiểu đạo lý, đôi lúc còn cho rằng bạn đang nói vớ vẩn. Nếu chẳng may vướng phải người hồ đồ, thì trước sau cũng gặp tai họa, thậm chí còn mất đi tính mạng.
Do đó, bạn chỉ nên nói chuyện với người hiểu chuyện, đừng tranh luận với người hồ đồ, vì một khi tranh luận nghĩa là bạn đã thua chính mình.
Bởi vậy, có những lời, không gặp đúng người, thà rằng không nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét