Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

Học tập là nhu cầu của đời sống tinh thần cá nhân và xã hội.


Muốn có lòng tin phải có tri thức, có tri thức thì mới có thể tự mình phân tích, khảo xét, tự mình thể nghiệm, thiếu tri thức thì chỉ có lòng tin mù quáng. Trong Phật giáo cũng nói rõ điều này, ngay cả kinh tạng, lời rao giảng của các bậc đạo sư cũng vậy Phật dạy ta phải hoài nghi trước khi đặt lòng tin. 

Ðức Phật đã xác định có 10 điều không nên vội tin:
1/ Chớ có tin vì nghe truyền thuyết.
2/ Chớ có tin vì nghe truyền thống.
3/ Chớ có tin vì nghe người ta nói đồn.
4/ Chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng.
5/ Chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình.
6/ Chớ có tin vì đúng theo một lập trường.
7/ Chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện.
8/ Chớ có tin vì phù hợp với định kiến của mình.
9/ Chớ có tin nơi phát xuất có uy quyền.
10/ Chớ có tin vì bậc sa môn là đạo sư của mình.


Mọi tri thức từ ngoài vào phải được tinh lọc. Cái khả năng đó, chỉ có khi đã đạt được sự trưởng thành về trí tuệ, khi đó ta có thể nhìn mọi thứ như một người từ trên cao nhìn xuống vậy. Khả năng phân biệt đúng sai sẽ dễ như trở bàn tay.

Ảnh : The World Scholar’s Cup” được ví như một “lễ hội học tập toàn cầu


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét