Suy ngẫm về câu nói của một vị huyền môn
Rễ cứng, chúng thuộc
vào phía dưới. Hoa mềm, chúng thuộc trên đỉnh. Cái cứng thuộc vào phần dưới,
cái mềm thuộc trên đỉnh, đó là lẽ tự nhiên muôn thuở.
Cấu trúc đúng của xã
hội cũng phải như vậy - Người mạnh thuộc vào gốc rễ và người mềm mại thuộc trên
đỉnh. Nhà thơ và hoạ sĩ nên thuộc vào đỉnh. Thánh nhân và hiền nhân nên thuộc
vào đỉnh cao nhất. Lính tráng, chính khách, doanh nhân nên thuộc vào bên dưới,
họ không nên thuộc vào đỉnh.
Nhưng toàn thế giới lại đang lộn ngược, bởi vì người cứng rắn đang
cố ở trên đỉnh. Đó là điều trái với tự nhiên, không thể bền vững được.
Có một chuyện đã xảy ra là có lần Phật tới một thị trấn, và vua của
thị trấn đó có chút ít ngần ngại đi tới đón ông ấy.
Vị Thừa tướng già là người trí huệ của nhà vua nói với ông ấy: "Bệ hạ phải đi chứ."
Vị Thừa tướng già là người trí huệ của nhà vua nói với ông ấy: "Bệ hạ phải đi chứ."
Nhà vua nói: "Điều này có vẻ không cần thiết. Ông ấy là kẻ
khất thực. Để ông ấy tới! Phỏng có ích gì để ta đi ra tận biên thuỳ vương quốc
mà đón ông ấy? Ta là vua, còn ông ấy là kẻ ăn xin."
Thừa tướng già của nhà vua lập tức viết ngay đơn từ chức. Ông ấy
nói: "Xin cho thần từ chức, bởi vì nếu bệ hạ mà hành xử thế thì thần không
thể còn ở đây được.
Bệ hạ phải nhớ rằng bệ hạ đang trị vì còn ông ấy đã từ bỏ vương
quốc. Ông ấy không có gì. Bệ hạ có vương quốc lớn, còn ông ấy chỉ có cái không.
Ông ấy thuộc vào đỉnh. Và bệ hạ phải tới và cúi lạy, nếu không thì xin nhận từ
chức của thần. Thần không thể ở đây trong cung điện này với bệ hạ được. Điều đó
là không thể được với thần."
Khi nhà vua nghĩ lại, đã tới và cúi lạy Phật, Phật đã nói với vị
vua: "Không cần đâu. Ta đã nghe nói rằng ông ngần ngại tới. không cần, bởi
vì khi người ta ngần ngại, cho dù người ta tới, người ta vẫn như không tới. Và
kính trọng không thể bị ép buộc. Hoặc ông hiểu hoặc ông không hiểu. Không có
nhu cầu! Tự bản thân ta tới và ta là kẻ ăn xin. Còn ông là hoàng đế."
Khi đó nhà vua bắt đầu kêu và khóc. Ông ấy đã hiểu ra vấn đề.
Ở phương Đông, Brahmins (Những người đã biết tới điều tối thượng) ở trên đỉnh. Điều đó phải là cách thức đúng để cấu trúc xã hội. Bây giờ trên khắp thế giới các chính khách đã đạt tới đỉnh. Do đó mới có khổ sở, và hỗn độn. Đỉnh đã trở nên quá nặng. Chỉ hoa mới nên ở trên đỉnh: đó là hiền nhân, nhà thơ, nhà huyền môn, mà không phải chính khách.
Ở phương Đông, Brahmins (Những người đã biết tới điều tối thượng) ở trên đỉnh. Điều đó phải là cách thức đúng để cấu trúc xã hội. Bây giờ trên khắp thế giới các chính khách đã đạt tới đỉnh. Do đó mới có khổ sở, và hỗn độn. Đỉnh đã trở nên quá nặng. Chỉ hoa mới nên ở trên đỉnh: đó là hiền nhân, nhà thơ, nhà huyền môn, mà không phải chính khách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét