Nam
Phương Hoàng Hậu - Hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn và chế độ Quân
chủ Việt Nam.
Nam
Phương Hoàng Hậu (Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan) người con gái đất Gò Công
sắc nước hương trời, thông minh tài giỏi, sinh ra trong một gia đình quyền quý
giàu có bậc nhất đất Nam kỳ, là một vị hoàng hậu đương triều được coi là bậc
mẫu nghi thiên hạ.
Nguyễn
Hữu Thị Lan là người nổi tiếng xinh đẹp, từng ba năm liền đạt giải hoa hậu Đông
Dương, nhưng bà mang quốc tịch Pháp và theo Công giáo. Vì vậy cuộc hôn nhân
giữa Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan gặp phải rất nhiều phản đối.
Và khi
Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình Nguyễn Hữu Thị Lan ra điều kiện:
1. Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng Hậu Chánh Cung ngay trong ngày cưới.
2. Được giữ nguyên đạo Công Giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo.
3. Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
4. Phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau.
1. Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng Hậu Chánh Cung ngay trong ngày cưới.
2. Được giữ nguyên đạo Công Giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo và giữ đạo.
3. Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
4. Phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau.
Ngày
20/3/1934, vua Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn
phong bà làm Nam Phương hoàng hậu. Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi
vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được
phong tước Hoàng phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu. Ông là nhà vua
đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi.
Công
việc hàng ngày của Hoàng hậu là dạy dỗ các hoàng tử, công chúa. Thỉnh thoảng bà
phải cùng các quan ở Bộ Lễ bàn thảo các lễ cúng giỗ các Tiên đế và đi vấn an
sức khỏe các bà Tiên cung.
Hoàng
hậu còn tham gia các việc xã hội và từ thiện. Hàng năm bà đều tham dự các buổi
phát giải thưởng cho các học sinh giỏi tổ chức tại trung tâm Accueil gần nhà
Dòng Chúa Cứu Thế. Theo lời nữ sĩ Đạm Phương thì có lần Hoàng hậu bảo bà làm
đơn xin phép Bộ Giáo dục đem môn nữ công gia chánh vào học đường.
Là
người Công giáo, hoàng hậu đã đem lại hòa khí giữa các chức sắc đạo Công giáo ở
Việt Nam với Hoàng tộc nhà Nguyễn, vốn trước đó có những quan hệ căng thẳng kéo
dài.
Nam
Phương hoàng hậu được nhiều người đánh giá là người thiết tha với đất nước.
Theo tài liệu của sử gia Pháp Jean Renaud do nhà xuất bản Guy Boussac ấn hành
năm 1949:
Sau khi
quân Pháp dựa vào thế lực của quân Anh quốc để gây hấn ở miền Nam với ý đồ tái
chiếm thuộc địa Việt Nam. Lúc đó vua Bảo Đại đã thoái vị, bà Nam Phương đang ở
tại An Định cung bên bờ sông An Cựu. Đau lòng trước thảm cảnh mà đồng bào miền
Nam, quê hương của bà đang trực tiếp gánh chịu, cựu Hoàng hậu Nam Phương đã gửi
một thông điệp cho bạn bè ở Á châu yêu cầu họ lên tiếng tố cáo hành động xâm
lăng của thực dân Pháp với lời lẽ như sau:
“Kể từ
tháng 3 năm 1945, nước Việt Nam đã thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp nhưng vì
lòng tham của một thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia
Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mảnh đất vốn
đã có quá nhiều đau khổ. Hành động này của thực dân Pháp là trái với chủ trương
của Đồng Minh mà nước Pháp lại là một thành viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu
những ai đã từng đau khổ vì chiến tranh hãy bày tỏ thái độ và hành động để giúp
chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi.
Thay
mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và
bạn bè của nước Việt Nam hãy bênh vực cho tự do. Xin các chính phủ của khối tự
do sớm can thiệp để kiến tạo một nền hòa bình công minh và chân chính và xin quý
vị nhận nơi đây lòng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào của chúng tôi”
Bức thư
này được cho là được gửi đến cả tổng thống Mỹ Truman để nhờ can thiệp.
Khi
“Tuần lễ vàng” được khai mạc ở Huế, bà Nam Phương đến dự, thay vì ăn mặc giản
dị như vẫn làm từ hồi Bảo Đại thoái vị, bà gây ngạc nhiên khi mặc trang trọng,
đội khăn vàng, đeo kiềng vàng trên cổ, tai đeo bông vàng, trên cổ tay đeo hai
đôi xuyến vàng, 10 đầu ngón tay có mười chiếc nhẫn. Mấy bà mệnh phụ khẽ hỏi:
“Bây
giờ Cách mạng rồi, Ngài còn ăn diện làm chi rứa?” nhưng cựu hoàng hậu không
nói. Sau lễ khai mạc, ngày 17 tháng 9/1945 bà được mời lên ủng hộ đầu tiên, cựu
hoàng hậu đứng trước chiếc bàn trải khăn đỏ rồi từ từ cởi toàn bộ đồ trang sức
trên người cho quyên góp, lúc đó các bà kia mới hiểu.
Sau đó,
bà Nam Phương nhận lời làm chủ tọa tuần lễ vàng ở Huế, đã kêu gọi quyên góp
được 925 lượng vàng. Bà còn kêu gọi quyên quần áo, chăn màn cho những người lao
động nghèo đang thiếu mặc trong mùa đông gió rét.
Năm
1947 Bà cùng các con qua định cư ở Pháp, mất năm 49 tuổi vào ngày 14 tháng 9
năm 1963.
Linh cữu của bà Nam Phương được an táng ngay nghĩa trang Công giáo tại Chabrignac. Trên mộ của bà có tấm bia ghi những dòng chữ:
Linh cữu của bà Nam Phương được an táng ngay nghĩa trang Công giáo tại Chabrignac. Trên mộ của bà có tấm bia ghi những dòng chữ:
Chữ
Hán:
大南南芳皇后之陵
ĐẠI NAM NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CHI LĂNG
(Lăng của Hoàng hậu Nam Phương nước Đại Nam)
大南南芳皇后之陵
ĐẠI NAM NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CHI LĂNG
(Lăng của Hoàng hậu Nam Phương nước Đại Nam)
Chữ
Pháp:
ICI REPOSE L'IMPÉRATRICE D'ANNAM NÉE MARIE THÉRÈSE NGUYEN HUU THI LAN
(Đây là nơi an nghỉ của Hoàng hậu nước An Nam, nhũ danh Maria Têrêsa Nguyễn Hữu Thị Lan)
ICI REPOSE L'IMPÉRATRICE D'ANNAM NÉE MARIE THÉRÈSE NGUYEN HUU THI LAN
(Đây là nơi an nghỉ của Hoàng hậu nước An Nam, nhũ danh Maria Têrêsa Nguyễn Hữu Thị Lan)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét