Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Những góc sáng, tối của sự giàu có



Có lẽ tất cả chúng ta đều mơ một ngày nào đó sẽ trở nên giàu có, trừ những người sinh ra trong những gia đình khá giả.
Vậy, điều gì đã xảy ra với những người đạt được giấc mơ đó?
Tiền mang lại những thay đổi, đôi lúc là theo hướng tích cực, đôi lúc lại là tiêu cực.
Có thể khẳng định rằng có thể phấn đấu để sống thoải mái, nhưng để giàu có thì không nên".
Tiền chỉ mua sự thoải mái, mà sự thoải mái lại không tạo nên hạnh phúc hay sự mãn nguyện, dù sống thoải mái là điều tốt, nhưng hạnh phúc sẽ mang lại cho bạn cảm giác trọn vẹn".
Sự giàu có cũng làm lộ ra bản chất của con người, "Nói chung nó khắc đậm hơn những tính cách mà một người đã sở hữu nó,"
"Nếu bạn là một kẻ đáng ghét, việc trở nên giàu có sẽ khiến bạn trở nên đáng ghét hơn".
"Thế nhưng nếu bạn là người sống có mục đích và muốn lẽ sống của mình không chỉ đơn thuần là chạy theo đồng tiền, thì sự giàu có sẽ giúp bạn có thêm khả năng để theo đuổi ước mơ của mình".
Khía cạnh tiêu cực của sự giàu có đôi lúc có thể áp đảo những điều tích cực.
"Nếu như bạn là người giàu có, bạn không có quyền được biểu lộ những bức xúc hay nhu cầu của mình trước công chúng. Người ta không nhìn bạn giống như một người bình thường".
"Sự giàu có cũng làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với bạn bè và gia đình. Người ta bắt đầu trông đợi được hưởng lợi từ bạn, và bạn bắt đầu tự hỏi liệu người ta có quý mến bạn thực sự, hay chỉ đến vì tiền. Thế nhưng phần lớn những người khác đều cho rằng sự giàu có mang lại nhiều lợi ích.
"Có nhiều tiền vẫn tốt hơn, nhưng có điều chắc chắn là sự giàu có không phải tuyệt vời như nhiều người tưởng tượng"

ST

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015

VIỆN KHỔNG TỬ


Trung Quốc đang khao khát có một sức mạnh văn hóa để hấp dẫn toàn thế giới.
Ngày 27 / 12 / 2014 Học viện Khổng tử đã được chính thức khai trương tại Đại học Hà Nội, sau một thời gian bàn luận tranh cãi người nói hay, kẻ nói dở về cái Học viện này.
Các Viện Khổng Tử được thành lập ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các hoạt động của Viện Khổng Tử được quản lý và kiểm soát bởi Ban Hán học, một cơ quan nhà nước do các thành viên của Bộ Chính trị trực tiếp điều hành. được Chính phủ TQ cấp vốn và hỗ trợ mạnh tay, nhằm cung cấp các khóa học về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc trên khắp thế giới. Tuy nhiên, không giống như Viện Goethe của Đức hay Hội đồng Anh của Anh, nhiều trong số các trung tâm này lại được thành lập trực tiếp bên trong các trường ĐH. Chính sự kết hợp giữa mối liên kết và sự kiểm soát của Trung Quốc với các Viện này là nguồn gốc cho rủi ro.
Hiện nay hơn 480 Viện Khổng Tử đã có mặt tại 123 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, hoạt động trong các trường đại học và cao đẳng (nếu tính cả các chương trình “song sinh” mang tên lớp học Khổng Tử, dạy tiếng Hoa cho lứa tuổi phổ thông bằng giáo trình do viện soạn thảo, con số các tổ chức đào tạo mang tên Khổng Tử lên đến hơn 1.100 ). Dự kiến đến cuối năm 2015, số lượng Viện Khổng Tử trên toàn cầu sẽ đạt đến con số 500. Ban Hán học của Chính phủ Trung Quốc bày tỏ tham vọng sẽ đạt được cột mốc 1.000 viện vào năm 2020.
Phản ứng của giới học thuật Bắc Mỹ cho thấy một thực tế khác với tuyên bố của Trung Quốc. Từ tháng 10-2013, giáo sư ngành nhân chủng học Marshall Sahlins thuộc Đại học Chicago đã công bố một điều tra về tình trạng hoạt động của các Viện Khổng Tử tại giảng đường Mỹ.
Sau đó, hơn 100 giảng viên của đại học này đã ký tên vào văn bản chính thức phản đối sự hiện diện của viện trong khuôn viên Đại học Chicago. Tuyên bố không tiếp tục gia hạn ký kết - đồng nghĩa với đóng cửa viện - mà Đại học Chicago đưa ra.
Vừa qua, Hiệp hội các Giáo sư Đại học Hoa Kỳ đã kêu gọi khoảng 100 trường ĐH xem xét lại mối quan hệ của họ với các tiền đồn văn hóa tiêu biểu này của Bắc Kinh. Hiệp hội viết: “Thi thoảng ban giám hiệu đã tham gia vào các mối quan hệ đối tác khiến họ phải hi sinh tính liêm chính của mình. Các Viện Khổng Tử vận hành như một cánh tay của nhà nước Trung Quốc và được cho phép tảng lờ quyền tự do học thuật".
Tại Canada, theo nhật báo The Globe and Mail, Ban điều hành hệ thống trường học thành phố Toronto - hệ thống trường phổ thông lớn nhất Canada - đầu tháng 10 bỏ phiếu với tỉ lệ 9-1 quyết định chấm dứt hoạt động những chương trình đào tạo của các Viện Khổng Tử trong hệ thống trường ở Toronto.
Nếu đề xuất này được toàn thể hội đồng trường thông qua, hệ thống trường phổ thông này sẽ là đơn vị thứ 3 sau Đại học McMaster và Đại học Sherbrooke của Canada chấm dứt hợp tác với Viện Khổng Tử. Trước đó từ tháng 12-2013, Hiệp hội Giảng viên đại học Canada cũng ra văn bản kêu gọi các trường đại học Canada hủy bỏ các hợp đồng hợp tác với Viện Khổng Tử.
Alice Huynh, giáo viên tại một trường phổ thông Toronto, cho biết bà đã thu thập được 14.000 chữ ký của phụ huynh và người dân trong cộng đồng phản đối sự hiện diện của Viện Khổng Tử trong các trường phổ thông Toronto.

Phát biểu tại buổi bỏ phiếu, bà nói: “Điều mà chúng tôi cực lực phản đối là việc (nhà trường) trao quyền dạy tiếng Hoa vào tay một tổ chức tự thừa nhận là có động cơ chính trị và muốn gây ảnh hưởng đến con em của chúng ta”. 




Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Học sinh và máy tính bảng.


Từ khi có máy tính cá nhân, ngay cả những người trước đây có nét chữ rất đẹp, nay xài máy tính quen rồi nên viết chữ xấu như gà bới. Vì thế, ý định cho trẻ tập viết trên máy tính bảng, hay bảng tương tác, là điều không tưởng.

Các nhà sư phạm từ ngàn xưa và từ Đông sang Tây đều coi việc tập viết chữ cho trẻ em là vô cùng quan trọng - là chìa khóa cho cả một cuộc đời học tập sau này.

Rèn chữ không đơn giản chỉ là viết cho đúng, cho đẹp, mà còn là rèn cả nết người (biết kiên nhẫn, tỉ mỉ, có óc thẩm mỹ...).

Ở bậc tiểu học, đặc biệt là những lớp đầu đời, việc sử dụng máy tính bảng rất hạn chế. Nó chỉ là một công cụ hỗ trợ bổ sung, thậm chí như một món đồ chơi công nghệ.

Không phải máy tính bảng nào cũng có thể được dùng cho học sinh. Ở các nước tiên tiến, tất cả vật dụng cho trẻ em đều phải bảo đảm các tiêu chuẩn riêng.

Máy tính bảng là một thiết bị nghe nhìn, càng có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn.

Đại học Kentucky của Mỹ đưa ra tiêu chuẩn tối thiểu của máy tính bảng dành cho sinh viên là có CPU dual - core 1,3GHz hay Apple A5; bộ nhớ lưu trữ 32GB; kết nối không dây WiFi 802.11n; có cổng USB và nếu có thêm cổng HDMI càng tốt để dễ kết nối với màn hình lớn, máy chiếu hay bảng tương tác.

Trong khi đó Bộ Giáo dục bang Florida (Mỹ) vừa đưa ra hướng dẫn công nghệ cho nhà trường được áp dụng tới năm học 2018-2019 là máy tính bảng phải có màn hình từ 9,5 inch trở lên với độ phân giải tối thiểu 1024 x 768 pixel; RAM ít nhất 1GB; chạy hệ điều hành Android 4.0 trở lên...

Họ lưu ý là không chấp nhận sử dụng máy tính bảng có màn hình dưới 9,5 inch cho học sinh.

Trong các thành phần của máy tính bảng, quan trọng nhất là màn hình. Nhà sản xuất có thể tiết kiệm chỗ nào thì tùy, chứ không được đụng tới chất lượng màn hình.
Màn hình phải dùng loại có chất lượng cao, màu sắc chính xác, độ tương phản và độ sáng tốt, sắc nét, góc nhìn rộng và ít hại mắt.

Nếu không thể sử dụng màn hình công nghệ OLED (diode tự phát sáng hữu cơ) do còn quá đắt, màn hình ít nhất cũng phải dùng tấm nền IPS với đèn nền thuộc công nghệ LED. Đặc biệt với trẻ em vốn hiếu động, màn hình phải cứng cáp.

Các cấu hình khác là CPU tệ nhất là hai nhân (dual - core) để vừa mạnh, vừa hỗ trợ tốt tính năng đa nhiệm; bộ nhớ RAM thấp nhất cũng là 1GB (nếu chạy hệ điều hành Windows thì cần bộ nhớ RAM từ 2GB); bộ nhớ lưu trữ trong từ 8GB trở lên (nếu chạy Windows thì cần dung lượng từ 32GB trở lên); hỗ trợ thẻ nhớ ngoài.

Phải có kết nối không dây WiFi chuẩn 802.11b/n. Có microphone và loa. Có máy ảnh tương đối tốt ở cả hai mặt.






Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

MẶT TRỜI NHÂN TẠO


Ngày 08/10/2014 trên trên tập san Vật lý học hàng đầu thế giới và website của University of Washington đồng loạt đăng bài viết về Dynomak: UW: fusion reactor concept could be cheaper than coal - University of Washington: Lý thuyết lò phản ứng nhiệt hạch có thể rẻ hơn dùng than đá.

Đây là kết quả của nửa thế kỷ của một dự án tốn đến hơn 5 tỷ Euro do các nhà khoa học Đức đã đề xuất cho tình hình an ninh năng lượng toàn cầu từ năm 1964. với hy vọng tạo ra một mặt trời nhân tạo sản sinh ra nguồn năng lượng nhiệt hạch sạch với môi sinh.

Theo các nhà khoa học chỉ trong 2 thập niên tới, những gì trong phòng thí nghiệm hôm nay sẽ được áp dụng thực tế cuộc sống. Nó sẽ là nguồn năng lượng vô tận, không gây ảnh hưởng môi trường, có giá thành rẻ phục vụ cho con người. 

Các nhà nghiên cứu University of Washington làm một bài toán đơn giản là, một nhà máy điện nhiệt hạch sản xuất 1 gigawatt (1 tỷ watt) sẽ có chi phí 2.7 tỷ đô la, trong khi một nhà máy điện chạy bằng than có cùng một sản lượng có chi phí 2,8 tỷ USD, theo như mô hình của họ đang làm hiện nay. Nhưng nhà máy điện nhiệt hạch của họ lại không tiêu tốn gì khác ngoài chỉ một ít nước để tạo ra phản ứng nhiệt hạch!

Hết vắt đá ra dầu, nay các nhà khoa học Mỹ vắt nước ra điện để phục vụ nhân sinh.

Hy vọng nhân loại sẽ không còn lo lắng đển hủy hoại môi sinh, một thời đại mới không còn lo một ngày nào đó, than đá và dầu hỏa cạn kiệt đã có thể được gác lại. Và giá dầu thế giới tiếp tục rớt giá để các quốc gia không sáng tạo, mà chỉ biết ăn bám vào tài nguyên ông cha để lại ngày càng rớt lại phía sau trong cuộc ganh đua toàn cầu.


Ảnh : GS Thomas R. Jarboe với lò phản ứng nhiệt hạch Dynomak.



Nhìn lại giáo dục năm 2014










Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Thiếu nữ bỗng biến thành ‘người rừng’ tại Quảng Trị




Gia đình liên tiếp gặp biến cố, chị Hồ Thị Tuân (31 tuổi), trú tại khóm Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) bỗng dưng lẩn thẩn trốn vào rừng ở suốt 3 năm qua.


Mỗi lúc nhớ người, chị Tuân lại gùi 1 chói cỏ dại về làng rồi lại bỏ chạy vào rừng. Thương xót cho số phận người phụ nữ này, dân làng ở khóm Ka Tăng đã thay phiên nhau “mật phục”, quyết tìm được nơi “ẩn náu” của “người rừng”. Rồi bằng tấm lòng nhân hậu của mình, họ thuyết phục Tuân trở về.


Ở trong rừng hơn 3 năm, Tuân dường như quên hết mọi thứ ở quê nhà. Có nhà mới, Tuân thường lang thang tìm kiếm những thứ "bỏ đi" như rễ cây, rác đem về cất ở nhà.


Mái tóc của Tuân khi có bàn tay chăm sóc của chị Phạm Thị Lan - Hội phụ nữ thị trấn Ka Tăng, bây giờ đã thời trang hơn nhiều. Trước đó, khi gặp Tuân trong rừng, 3 người phụ nữ ở bản Ka Tăng mất mấy giờ đồng hồ để gỡ, cắt, gội đầu tóc rối xờm như tổ quạ của "người rừng".


Ngôi nhà của chị Tuân nếu vắng các bảo mẫu một thời gian ngắn mọi thứ sẽ rất bừa bộn đủ thứ do chị Tuân kéo về. Các bảo mẫu phải thường xuyên cắt cử người vệ sinh ngôi nhà cho người rừng.


 Ở trong rừng, chị Tuân chỉ cần củ dong, củ sắn cũng có thể xong bữa ăn. Nhưng kể từ khi được các bảo mẫu nấu nướng cho ăn, chị đã quên hẳn những món ăn trong rừng mà nghiện các món được đun nấu.


Lá sắn xanh, nếu chế biến đúng cách, cũng làm được một món ăn. Chị Lan chỉ cho "người rừng" cần lựa những lá sắn non, rửa sạch rồi luộc với nước sôi. Ăn sẽ hết đắng và không bị say.


Món quà đầu năm của Chị hội Phụ nữ khóm Ka Tăng dành cho Tuân - là một cái tủ gỗ để đựng gia vị, thức ăn.


Cán bộ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lao Bảo cũng thường xuyên hỗ trợ gạo, các nhu yếu phẩm cho "người rừng".

 Sau hơn 4 tháng được đưa về làng, sống trong tình yêu thương của bà con bản Ka Tăng. "Người rừng" đã có nhiều thay đổi, nhưng chưa có ý thức. Những phụ nữ Vân Kiều ở Ka Tăng nói "Tuân như đứa trẻ con hai tuổi". Nhưng họ vẫn đón nhận Tuân, chăm sóc Tuân như người thân của mình. Việc làm tình nghĩa của chị em ở bản Ka Tăng thật đáng ngưỡng mộ.


nguoiduatin.



Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Chúc mừng năm mới 2015



Chúc Thầy trò ta năm 2015 đạt nhiều thành tựu và nhiều niềm vui trong giáo dục.